Hướng dẫn viên khi tác nghiệp cần đem theo giấy tờ gì, khi không đeo thì bị phạt như thế nào và các bài viết liên quan đến hướng dẫn viên.
Lên phía trên
LUẬT ĐỐI VỚI HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
Câu hỏi:
Khi đi học bồi dưỡng nghiệp vụ HDV, thầy giáo có nhắc đi nhắc lại ACE mình về xem lại điều 44 nghị định 158/2013 NĐ-CP về việc xử phạt HDV và các giới hạn của lực lượng thanh tra du lịch. In điều 44 ra để làm cẩm nang "đối phó" khi lực lượng chức năng lạm dụng quyền. Vậy điều 44 như thế nào? ACE xem.
Trả lời:
Điều 44. Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch
 
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên có hành vi không đeo thẻ, giấy chứng nhận trong khi hành nghề.
 
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thuyết minh không đúng nội dung giới thiệu tại khu du lịch, điểm du lịch;
b) Không mang theo chương trình du lịch, giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khi hành nghề;
c) Không hướng dẫn cho khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
d) Không cung cấp đầy đủ thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho đại diện nhóm khách du lịch hoặc khách du lịch.
 
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có hợp đồng lao động bằng văn bản với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khi hành nghề;
b) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch trong khi thực hiện chương trình du lịch;
c) Cho người khác sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;
d) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên của người khác;
đ) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch đã hết hạn;
e) Kê khai không trung thực hoặc giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;
g) Không thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch.
 
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;
b) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài;
c) Thuyết minh cho khách du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch mà không có Giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định;
d) Hướng dẫn khách du lịch mà không có Thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định;
đ) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch giả, Giấy chứng nhận thuyết minh viên giả;
e) Tự ý thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.
 
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng hoặc chương trình mà doanh nghiệp lữ hành đăng ký;
b) Thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch;
c) Giới thiệu sai lệch giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của Việt Nam.
 
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa khách du lịch đến khu vực cấm;
b) Người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.
 
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận thuyết minh viên từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này;
d) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các Điểm d và Điểm đ Khoản 3 Điều này.
 
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này.

Trích dẫn từ văn bản chính thức của chính phủ
http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-158-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-van-hoa-the-thao-du-lich-quang-cao-213060.aspx
Lên phía trên
Giấy tờ hướng dẫn viên cần mang theo khi đi làm.
Câu hỏi:
Gần đây, thanh tra sở du lịch kiểm tra rất gắt gao các thủ tục giấy tờ đối với hướng dẫn viên. Vậy khi đi làm cần mang theo những giấy tờ gì?
Trả lời:

Thực trạng của chúng ta nhiều lúc cũng rất bức xúc, đối với những hướng dẫn viên chui Hàn Quốc thì chẳng mấy khi thấy thanh tra du lịch động tới, hoặc có động tới thì cũng từng lúc. Động đến với tần suất như thế nào thì ko ai biết, chỉ biết hướng dẫn viên chui Hàn vẫn đầy sân bay.

Đối với những hướng dẫn viên chân chính có thẻ, không phải cứ có thẻ là mọi chuyện đều ngon lành đâu, cần rất nhiều giấy tờ khác đấy. 3 loại giấy tờ này luôn là vật bất ly thân khi đi làm, ngoài Bắc thì nơi hay bị kiểm tra là Văn Miếu, động Thiên Cung Hạ Long....

1. Thẻ hướng dẫn viên còn hạn

2. Hợp đồng lao động ngắn hoặc dài hạn đối với công ty du lịch mình đang đi (dù là cộng tác viên đi nhiều công ty, nhưng mỗi công ty cần 1 hợp đồng, đương nhiên phải còn thời hạn)

3. Tờ chương trình tour bằng Tiếng Việt, trên có ghi lịch trình cụ thể, tên, số lượng khách, có dấu đỏ của công ty du lịch, có chữ ký của điều hành tour

Vậy là dù có thẻ hướng dẫn viên nhưng thiếu mục 2 hoặc mục 3 thôi thì vẫn bị phạt bình thường, theo kinh nghiệm thì thiếu mỗi thứ ở mục 2 và 3 phạt 500.000k, bị giữ thẻ cho tới khi nộp tiền. Nếu thiếu mục 1 thì thôi rồi 3.000.000.

Chúc các bạn HDV an toàn trong các đợt truy quét của thanh tra du lịch. 


Mr Bình "xích lô" thành viên hanoijsg đang "chém" tơi bời

Mr Tích thành viên hanoijsg đang "độc diễn"

Lên phía trên
Xử phạt hành vi hướng dẫn viên không đeo thẻ ngành
Câu hỏi:
Xử phạt hành vi hướng dẫn viên không đeo thẻ. Hướng dẫn viên du lịch không đeo thẻ khi công tác bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:

Xin chào Luật sư, Hôm trước gia đình tôi  có đi vào Cà Mau chơi và gia đình tôi có ký hợp đồng với một công ty du lịch A là phải có hướng dẫn viên. Nhưng khi đến địa điểm đó tôi không hề thấy hướng dẫn viên đó không đeo thẻ hướng dẫn viên tôi có hỏi thì anh ta bảo không cần phải đeo cũng được. Như vậy xin hỏi Luật sư, hành vi của anh ta là đúng hay sai? Nếu sai có bị phạt tiền không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Tại khoản 2 điều 76 của Luật du lịch 2005 có quy định về nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch như sau:

a) Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan, du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;

b) Thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho khách du lịch và các quyền lợi hợp pháp của khách du lịch;

c) Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách; trường hợp khách du lịch có yêu cầu thay đổi chương trình du lịch thì phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định;

d) Có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch;

đ) Hoạt động đúng quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật này; đeo thẻ hướng dẫn viên trong khi hướng dẫn du lịch;

e) Tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức;

g) Bồi thường cho khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Tại điều 44 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên có hành vi không đeo thẻ, giấy chứng nhận trong khi hành nghề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thuyết minh không đúng nội dung giới thiệu tại khu du lịch, điểm du lịch;

b) Không mang theo chương trình du lịch, giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khi hành nghề;

c) Không hướng dẫn cho khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;

d) Không cung cấp đầy đủ thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho đại diện nhóm khách du lịch hoặc khách du lịch.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có hợp đồng lao động bằng văn bản với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khi hành nghề;

b) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch trong khi thực hiện chương trình du lịch;

c) Cho người khác sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;

d) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên của người khác;

đ) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch đã hết hạn;

e) Kê khai không trung thực hoặc giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;

g) Không thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;

b) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài;

c) Thuyết minh cho khách du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch mà không có Giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định;

d) Hướng dẫn khách du lịch mà không có Thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định;

đ) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch giả, Giấy chứng nhận thuyết minh viên giả;

e) Tự ý thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng hoặc chương trình mà doanh nghiệp lữ hành đăng ký;

b) Thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch;

c) Giới thiệu sai lệch giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của Việt Nam.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa khách du lịch đến khu vực cấm;

b) Người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận thuyết minh viên từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này;

d) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các Điểm d và Điểm đ Khoản 3 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này.

Như vậy trong trường hợp của bạn hành vi của người hướng dẫn viên du lịch đó đã vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 điều 76 của Luật du lịch 2005 và người hướng dẫn viên đó sẽ bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 điều 44 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

Lên phía trên
Luật đối với các công ty du lịch
Câu hỏi:
Các công ty du lịch phải chịu trách nhiệm như thế nào trong quá trình khai thác tour du lịch?
Trả lời:

Điều 41. Vi phạm quy định về thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây

1. Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp chính thức hoạt động kinh doanh.

2. Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; tên doanh nghiệp; địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

3. Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

4. Không thông báo bằng văn bản về việc thành lập, thời điểm bắt đầu hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày cơ sở đó chính thức hoạt động.

5. Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đứng đầu; tên; địa điểm của chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

6. Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày mất hoặc phát hiện mất Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

7. Không thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch.

42. Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành

a) Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa không đủ ba năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành;

b) Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế không đủ bốn năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành;

c) Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành sử dụng giấy tờ xác nhận về thời gian làm việc không đúng với thực tế để điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành;

d) Hợp đồng lữ hành đã ký kết thiếu một trong những nội dung theo quy định.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có chương trình du lịch bằng văn bản cho khách du lịch hoặc đại diện nhóm khách du lịch theo quy định;

b) Không có hợp đồng lữ hành bằng văn bản với khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định;

c) Không giải quyết yêu cầu, kiến nghị chính đáng của khách du lịch theo quy định;

d) Không hướng dẫn, cung cấp thông tin liên quan đến chương trình du lịch khi bên nhận đại lý lữ hành yêu cầu;

đ) Không thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, giá cả các dịch vụ du lịch cho khách du lịch;

e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch dùng Thẻ hướng dẫn viên du lịch hết hạn để hướng dẫn cho khách du lịch hoặc dùng Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài;

b) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

c) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp đồng bằng văn bản với hướng dẫn viên du lịch hoặc hợp đồng không có đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định;

d) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

đ) Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây;

a) Sử dụng phương tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch theo quy định, trừ các trường hợp đã quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 48 Nghị định này;

b) Không phân công, sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch;

c) Sử dụng người không có Thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch;

d) Sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du lịch tại Việt Nam;

đ) Không bảo đảm đủ số tiền ký quỹ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có ít nhất ba hướng dẫn viên du lịch quốc tế;

b) Không mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch theo quy định;

c) Thay đổi chương trình du lịch, tiêu chuẩn, dịch vụ đã ký kết mà không được sự đồng ý của khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch;

d) Không áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch;

b) Không quản lý hoạt động của văn phòng đại diện, hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp theo quy định;

c) Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng, chương trình du lịch đã ký kết;

d) Sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

đ) Không làm thủ tục đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định;

e) Sử dụng tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt không đúng với tên đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoạt động kinh doanh.

7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động kinh doanh lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng, chấm dứt hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước giấy phép, yêu cầu tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành;

b) Tổ chức tiếp thị, bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;

c) Thu tiền đặt cọc hoặc yêu cầu phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;

d) Yêu cầu phải mua dịch vụ du lịch ban đầu để được tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;

đ) Chi tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác cho người môi giới, người tham gia bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;

e) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán dịch vụ du lịch để dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;

g) Yêu cầu phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khóa học, khóa đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp.

8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh ghi trong Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

9. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc sử dụng tư cách pháp nhân, tên, Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp khác.

10. Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tư cách pháp nhân, tên, Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để hoạt động kinh doanh lữ hành.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm đ Khoản 3, Điểm d và Điểm đ Khoản 4, Điểm a và Điểm c Khoản 5, Điểm c và Điểm d Khoản 6 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 8 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 6, các điểm a, b, c, d, đ và g Khoản 7, các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

Điều 43. Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành 

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đại lý lữ hành bắt đầu hoạt động kinh doanh;

b) Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ của đại lý lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi;

c) Không thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, giá cả các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý lữ hành cho khách du lịch;

d) Hoạt động không đúng địa chỉ đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung chương trình du lịch của bên giao đại lý lữ hành;

b) Bán chương trình du lịch với giá cao hơn giá của bên giao đại lý lữ hành;

c) Hoạt động đại lý lữ hành mà không có đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành;

d) Kinh doanh đại lý lữ hành mà không có hợp đồng đại lý lữ hành bằng văn bản với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động đại lý lữ hành cho doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để bán chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế, khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài;

b) Tiếp tục hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành sau khi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các điểm b, c và d Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

 

Điều 47. Vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến du lịch
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch có nội dung không phù hợp với cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia đã được công bố;
b) Sử dụng sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch không có hoặc không đúng tiêu đề, biểu tượng chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
c) Sử dụng sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam không đúng hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam.
 
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động xúc tiến du lịch làm phương hại quyền lợi quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
 
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Lên phía trên
Luật đối với khách sạn hay cơ sở lưu trú
Câu hỏi:
Khách sạn phải thực hiện những quy định gì và trách nhiệm đối với quy định đó như thế nào?
Trả lời:
Điều 45. Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt cơ sở lưu trú du lịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở lưu trú du lịch chính thức đi vào hoạt động;
b) Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đứng đầu; tên cơ sở lưu trú du lịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi;
c) Không thông báo bằng văn bản khi áp dụng mức phụ thu cước viễn thông trong cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thực hiện;
d) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
 
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về mẫu biển tên, hạng cơ sở lưu trú du lịch;
b) Không gắn biển hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được xếp hạng;
c) Không ban hành, niêm yết nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch;
d) Không thông tin rõ ràng, công khai về số lượng, chất lượng và niêm yết giá cả các dịch vụ, hàng hóa cho khách du lịch;
đ) Không treo Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch tại vị trí dễ thấy tại quầy lễ tân;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm số lượng, diện tích buồng ngủ theo tiêu chuẩn tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
b) Không bảo đảm tiêu chuẩn về nơi để xe và giao thông nội bộ, khu vực sảnh đón tiếp theo quy định;
c) Không bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn nhà hàng, quầy bar theo quy định;
d) Không bảo đảm tiêu chuẩn khu vực bếp theo quy định;
đ) Không bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp theo quy định;
e) Không bảo đảm tiêu chuẩn trang thiết bị, tiện nghi khác theo quy định;
g) Không bảo đảm tiêu chuẩn về dịch vụ theo quy định;
h) Không bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo quy định;
i) Không thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch sau ba tháng, kể từ khi cơ sở lưu trú du lịch chính thức hoạt động kinh doanh;
b) Không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thẩm định, công nhận lại hạng cơ sở lưu trú du lịch trước ba tháng, kể từ khi hết hạn công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
c) Không bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý, nhân viên phục vụ tương ứng với tiêu chuẩn xếp hạng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng phương tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch theo quy định;
b) Sử dụng hình ảnh ngôi sao gắn tại cơ sở lưu trú du lịch hoặc trên các ấn phẩm, biển quảng cáo, biển hiệu, đồ dùng, trang thiết bị sử dụng tại cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được công nhận hạng hoặc không đúng với hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận;
c) Không áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch tại cơ sở lưu trú du lịch.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng tên cơ sở lưu trú du lịch, tên giao dịch, tên viết tắt không đúng với tên của cơ sở lưu trú du lịch đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch;
c) Thu phí dịch vụ không đúng quy định,

7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm ngừng, chấm đứt hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.

8. Các quy định từ Khoản 1 đến Khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h Khoản 3 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 6 Điều này.
 
Điều 46. Vi phạm quy định về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng mà không đăng ký bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lên phía trên
Luật đối với các hãng xe du lịch
Câu hỏi:
Các công ty vận chuyển hoặc các công ty du lịch kinh doanh vận chuyển phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Trả lời:
Điều 48. Vi phạm khác về hoạt động kinh doanh du lịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chèo kéo, ép buộc khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ;
b) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo vận chuyển khách du lịch, bảo vệ môi trường du lịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
 
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi không bảo đảm nội thất, tiện nghi, trang thiết bị theo quy định để vận chuyển khách du lịch.
 
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng xe ô tô từ 9 chỗ ngồi đến 24 chỗ ngồi không bảo đảm nội thất, tiện nghi, trang thiết bị theo quy định để vận chuyển khách du lịch.
 
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên không bảo đảm nội thất, tiện nghi, trang thiết bị theo quy định để vận chuyển khách du lịch.
 
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng xe ô tô chuyên dụng (caravan) hoặc ô tô hai tầng không bảo đảm nội thất, tiện nghi, trang thiết bị theo quy định để vận chuyển khách du lịch.
 
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiến hành phân loại rác thải trong cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch theo quy định;
b) Không bố trí cán bộ theo dõi, quản lý công tác bảo vệ môi trường du lịch tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không gắn biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định;
d) Sử dụng người lái phương tiện, thuyền viên, nhân viên trên phương tiện vận chuyển khách du lịch không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch.
 
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng biển hiệu giả cho xe ô tô phục vụ khách du lịch;
b) Không bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ trong buồng ngủ hoặc phòng ngủ trên phương tiện thủy nội địa theo quy định.
Lên phía trên
Đề xuất quy định mới về thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch
Câu hỏi:
(Chinhphu.vn) - Tại dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất quy định về thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch.
Trả lời:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, hướng dẫn du lịch là một nghề tự do, người muốn hành nghề hướng dẫn du lịch phải đáp ứng các điều kiện và được cấp thẻ mới được hành nghề.


Lê Phong kiếm đâu ra hướng dẫn viên xinh thế này nhỉ?

 

Điều 73 Luật Du lịch 2005 quy định “hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành”. Tuy nhiên, trên thực tế thì một hướng dẫn viên có thể cùng một lúc ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp lữ hành miễn là họ không vi phạm các điều khoản quy định trong nội dung của hợp đồng. Vì vậy, nội dung này còn có ý nghĩa gì khi họ là người hành nghề tự do chỉ nhận công việc theo từng đoàn khách cụ thể.

Trường hợp cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, tại Điều 73 Luật Du lịch 2005 quy định: Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện; có trình độ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp thì được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa.

Trường hợp hướng dẫn viên du lịch quốc tế,  phải có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện; có trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; sử dụng thành thạo ngoại ngữ thì được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Trên thực tế, đang tồn tại trường hợp người có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế thì không hướng dẫn được khách quốc tế (do không xin được việc tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế), còn người có thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa tại một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế do thiếu hướng dẫn viên vào mùa cao điểm thì có thể hướng dẫn khách quốc tế; hoặc đối với những người sử dụng thành thạo ngoại ngữ ít thông dụng nhưng không có trình độ cử nhân nên không cấp thẻ được để họ có thể hành nghề hướng dẫn hợp pháp, nhưng khi doanh nghiệp không tìm được hướng dẫn viên phù hợp vẫn phải sử dụng họ dẫn đến đến trường hợp hành nghề hướng dẫn trái quy định. Hoặc những trường hợp người tốt nghiệp cao đẳng không phải chuyên ngành hướng dẫn nhưng học tại các trường đào tạo về du lịch, mặc dù đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác về cấp thẻ mà không thể xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế do trái quy định pháp luật hiện hành.

Về chứng chỉ nghiệp vụ du lịch, trên thực tế đang tồn tại hai phương thức học tại các trường được ủy nhiệm đào tạo hoặc tham gia kỳ thi do Tổng cục Du lịch ủy quyền tổ chức.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nguyên nhân của thực trạng trên là do: Luật Du lịch 2005 quy định điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế cao hơn so với tiêu chuẩn nghề lao động, mà thực tế nếu là nghề thì chỉ cần đáp ứng kỹ năng nghề là đạt yêu cầu. Luật Du lịch 2005 không quy định cụ thể hình thức đào tạo hay cách thức có chứng chỉ hướng dẫn nghiệp vụ du lịch (được xem là chứng chỉ nghề).

Hậu quả của việc này là: Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, không có biện pháp quản lý để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi muốn cấp thí điểm thẻ hướng dẫn viên đặc cách cho đối tượng đã làm nghề hướng dẫn lâu năm (đã hoạt động trước khi Luật Du lịch 2005 ban hành), sử dụng thành thạo ngoại ngữ ít thông dụng trong khi nhu cầu xã hội rất cao. Đối với doanh nghiệp, không có đủ lượng hướng dẫn viên chuyên nghiệp để phục vụ đáp ứng yêu cầu hướng dẫn khách. Đối với công dân, không tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng các điều kiện để được cấp thẻ hành nghề.

Điều kiện hành nghề và cấp thẻ hướng dẫn du lịch

Vì vậy, tại dự thảo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất quy định theo hướng điều chỉnh cách thức để có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và hạ thấp tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Cụ thể, hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành. Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn du lịch: Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, trách nhiệm, có ý thức chấp hành pháp luật; tốt nghiệp trung cấp trở lênđối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa; tốt nghiệp cao đẳng trở lên đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; có chứng chỉ nghề hướng dẫn viên du lịch quốc gia hoặc chứng nhận đạt tiêu chuẩn về trình độ hướng dẫn du lịch do Tổng cục Du lịch cấp đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; có chứng nhận đạt tiêu chuẩn về trình độ hướng dẫn du lịch do Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm; sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế (Đối với các trường hợp sử dụng ngoại ngữ ít thông dụng, Chính phủ quy định cụ thể trong từng thời kỳ).

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn

Lên phía trên
Luật sư tư vấn về các loại giấy tờ HDV cần mang khi đi tour từ 1/8/2019
Câu hỏi:
Về vấn đề thủ tục giấy tờ cần thiết khi đi tour sau khi nghị định 45 có hiệu lực từ 1/8/2019. Mỗi cơ quan, tổ chức lại có một cách tư vấn khác nhau, khiến cho tất cả HDV hoang mang, ko biết thực tế là cần những loại giấy tờ gì?Bên CLB Muoi Mr Thế Anh có nhờ luật sư tư vấn rõ ràng các loại giấy tờ này, nhất là trường hợp ACE ko tham gia Hiệp Hội, Hợp đồng lao động dưới 30 ngày liệu có hiệu lực, bảo hiểm có thực sự cần..Chắc chỉ một vài ngày nữa sẽ có kết quả ACE cùng theo dõi.

(Mr Thế Anh là người đã mời luật sư tư vấn luật du lịch, mời đại diện Hiệp Hội Du lịch Mr Bình trong buổi Talk Show 2017 chắc ACE đã xem).
Trả lời:
➡️ THÔNG BÁO TỪ ĐỘI HỖ TRỢ HDV!???
(Trích từ bài viết của Mr Thế Anh Brian, trong nhóm MUOI CLUB)
"Mình đã có phản hồi bằng văn vản từ công ty Luật Minh Gia.
Nay xin công bố đến tất cả ace HDV đề mọi người được an tâm tiếp tục hành nghề hợp pháp.

1️⃣ HDV cần CÓ những giấy tờ gì để được phép hành nghề nếu chúng tôi không tham gia Hiệp Hội HDV Du Lịch.
Trả lời:
- Thẻ HDVDL hợp lệ
- Văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình (gồm Chương trình song ngữ, Danh sách đoàn, Lệnh điều động HDV theo tour)
- Hợp đồng lao động (dài hạn hoặc theo thời vụ đều hợp lệ)

2️⃣ HDV cần phải MANG THEO những giấy tờ gì trong khi hành nghề nếu chúng tôi không tham gia Hiệp Hội HDV du lịch.
Trả lời:
- Đeo thẻ HDVDL hợp lệ.
- Văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình (gồm Chương trình song ngữ, Danh sách đoàn, Lệnh điều động HDV theo tour)
(Không cần mang theo hợp đồng lao động anh em nhé. Nhưng tốt nhất nên mang theo để khỏi bị thanh tra yêu cầu bổ sung sau đó như bài viết của anh Khoa Nguyen)

3️⃣ Các loại giấy tờ trên có bắt buộc phải đóng dấu đỏ của công ty du lịch hay không? (Trường hợp công ty ở xa không thể kịp đóng dấu cho HDV)
- Xin luật sư trả lời rõ CÓ hay KHÔNG rồi giải thích.
Trả lời:
- KHÔNG CHẮC CHẮN.
Hiện không có văn bản nào quy định việc phải đóng dấu vào chương trình mang theo. Việc sử dụng con dấu như thế nào là tuỳ vào nội bộ doanh nghiệp đó tự quyết định và tự chịu trách nhiệm.
Tóm lại, vụ dấu đỏ này ai cứng thì cãi vẫn được. Nhưng theo quan điểm cá nhân của mình, nên có dấu đỏ vào các chương trình. Cũng là để hạn chế tình trạng dẫn chui, dẫn lậu.
Còn ace nào đánh bắt xa bờ mà ko kịp lấy chương trình có dấu thì cứ đeo thẻ vào (đừng có dại dột mà bỏ thẻ ra khỏi cổ - đấy là lỗi chắc rồi) nếu gặp thanh tra thì trình ra bàn mail và nói họ hiểu.
Nếu họ vẫn nhất định bắt buộc phải có bản giấy vàn dấu đỏ thì xin 1 tờ biên bản và đưa lại cho mình. Đội Hỗ Trợ HDV sẽ tiếp tục nhờ luật sư làm rõ trường hợp cụ thể này.

4️⃣ Trường hợp chúng tôi mang các loại giấy tờ như ở mục 2) đã được tư vấn. Chúng tôi có bắt buộc phải mang theo thêm tấm thẻ thành viên của Hiệp Hội HDV DL nữa nay không.
- Xin luật sư trả lời rõ CÓ hay KHÔNG rồi giải thích.
Trả lời:
- CHẮC CHẮN LÀ KHÔNG!
HDV có quyền lựa chọn tham gia Hiệp Hội hay không. Hoàn toàn là quyền của HDV tự quyết định.

5️⃣ Trong luật du lịch quy định rõ HDV phải có hợp đồng lao động với 1 doanh nghiệp lữ hành. Vậy chúng tôi có thể dùng Hợp đồng lao động theo thời vụ, có thời hạn dưới 30 ngày, và không cần đóng bảo hiểm xã hội có được không.
- Xin luật sư trả lời rõ CÓ hay KHÔNG rồi giải thích.
Trả Lời:
- CÓ
Hợp đồng lao động thời vụ theo tour là hoàn toàn hợp pháp để đi tour.
Phần tư vấn luật sư có nhắc đến việc hợp đồng của tour nào dài trên 14 ngày thì phải có bảo hiểm xã hội.
Nhưng vấn đề này nếu xảy ra tranh cãi thì còn phải xác định xem chúng ta thuộc loại lao động gì? Và thanh tra du lịch cũng không có thẩm quyền hỏi đến vấn để bảo hiểm này. Nên là chúng ta không cần bận tâm vụ bảo hiểm xã hội.

6️⃣ Hiện nay, tôi thấy thanh tra du lịch (thanh tra chuyên ngành của sở du lịch) ở một số tỉnh nói rẳng chúng tôi bắt buộc phải tham gia Hiệp Hội HDV DL thì mới được phép hành nghề. Điều ấy đúng hay sai.
- Xin luật sư trả lời rõ Đúng hay Sai rồi giải thích.
Trả lời:
CHẮC CHẮN LÀ SAI.
Đọc lại mục 4.

7️⃣ Trong trường hợp luật sư đã tư vấn, và chúng tôi phát hiện ra thanh tra du lịch làm sai với những gì tôi được luật sư tư vấn. Thì luật sư có thể làm đại diện pháp lý cho tôi để khởi kiện thanh tra du lịch được không?
Trả lời:
Tất nhiên là có. Luật sư chỉ có ăn với chờ người ta nhờ đi kiện thôi chứ có làm méo gì đâu mà ko đc.
—/————/—
VẬY LÀ MỌI THỨ ĐÃ RÕ RÀNG.
Từ nay ace HDV có thể yên tâm lên đường đi tour với mọi thứ giấy tờ như cũ và HOÀN TOÀN KHÔNG CẦN TẤM THẺ HIỆP HỘI KIA.
Mình xin nhờ anh chị em share bài này đến tất cả các trang của ace HDV cả nước để mọi người đều nắm được. (Mình đã post trên cả trang cá nhân để ace share)
Và thưa ace HDV cả nước. Bọn mình ở Hà Nội đã thành lập 1 nhóm Hỗ Trợ HDV có đầy đủ ngân quỹ và luật sư, luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả các trường hợp HDV bị thanh tra bắt láo trên địa bàn toàn quốc.
☎️ Chỉ cần ace nào phát hiện ra trường hợp như vậy, hãy thông tin cho bọn mình vào sđt đường dây nóng sau:
0936466643 - Thế Anh.
Bọn mình sẽ ngay lập tức triển khai kế hoạch hỗ trợ HDV, khởi kiện thanh tra trong từng trường hợp cụ thể. Tìm lại công lý cho tất cả mọi người.
Mình cũng xin nhắc lại 1 lần nữa là Đội sẽ chỉ hỗ trợ cho những trường hợp nào chắc chắn là thanh tra làm sai quy định của pháp luật.
Còn những trường hợp thanh tra làm đúng chức năng thì Đội không thể hỗ trợ được gì nhé.
Hãy nhớ là chúng ta cần những thanh tra du lịch chân chính để dẹp nạn dẫn chui, dẫn ngoại...vv
Xin cảm ơn anh chị em HDV clb Muối đã góp quỹ, chúc tất cả chúng ta luôn vững bước trên đường tour!
Sau đây là link toàn văn bản tư vấn của văn phòng luâth Minh Gia. Mời ace tự do down về nghiên cứu.


Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8
Lên phía trên
Thanh tra có được quyền thu thẻ hướng dẫn viên?
Câu hỏi:
Bạn muốn làm rõ về việc thanh tra có quyền thu thẻ của HDV hay không. Thậm chí nếu bạn không hợp tác (giao thẻ cho thanh tra) thì thanh tra có quyền huỷ thông tin thẻ HDV của bạn trên hệ thống hay không?
Trả lời:

Lúc sáng có bạn hỏi mình về việc bị thanh tra thu thẻ HDV.
Cụ thể, bạn muốn làm rõ về việc thanh tra có quyền thu thẻ của HDV hay không. Thậm chí nếu bạn không hợp tác (giao thẻ cho thanh tra) thì thanh tra có quyền huỷ thông tin thẻ HDV của bạn trên hệ thống hay không?

Vấn đề này thực ra đã được viết rất rõ ràng trong nghị định 45 nên không cần phải hỏi luật sư nữa.

Mình xin căn cứ vào nghị định 45 để trả lời các bạn có chung thắc mắc này như sau:

- Hiện tại, trong toàn bộ các điều khoản quy định về việc xử phạt HDV thì chỉ có đúng 3 điều khoản là liên quan đến việc thu hồi tấm thẻ của HDV là:

1️⃣ Điểm a khoản 10 điều 9 nghị định 45.
Quy định tước quyền sử dụng thẻ của HDV từ 1-6 tháng đối với những vi phạm sau

“- Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;

- Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.”

2️⃣ Điểm b khoản 10 điều 9 nghị định 45.
Quy định tước quyền sử dụng thẻ của HDV từ 6-12 tháng đối với vi phạm sau:

“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.”

(Khi vi phạm 2 điều này, HDV phải chờ đến hết thời gian phạt tịch thu thẻ rồi mới lên sở DL nào ký quyết định phạt để nộp phạt và xin lại thẻ tiếp tục hành nghề)

3️⃣ Duy nhất chỉ có 1 trường hợp HDV sẽ bị thu hồi thẻ vĩnh viễn (hiểu nôm na là xoá tên khỏi hệ thống). Được quy định tại điểm b khoản 11 điều 9 nghị định 45, nội dung như sau:

“Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch”

(Ảnh 1-2)

Tóm lại, nếu ace đã ăn học đầy đủ lấy thẻ hợp pháp thì có thể yên tâm hành nghề. Không một ai có quyền xoá tên bạn ra khỏi hệ thống cả. 
Và chỉ lưu ý 2 trường hợp đầu để khỏi bị tước thẻ có thời hạn (dài nhất là 1 năm) thôi.

—/———-/—-

Câu hỏi tiếp theo: Thanh tra có quyền đòi thu thẻ của HDV hay không.

- Điều 19 nghị định 45 (ảnh 3) có quy định rõ về thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành Du Lịch. Cụ thể như sau.

- Đối với thanh tra viên, chỉ được phép:

“Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng.”

Mà trong tất cả các lỗi vi phạm mà HDV có thể mắc phải. Chỉ có duy nhất lỗi “Không đeo thẻ” là có mức phạt từ 200k-500k mà thôi (ảnh 4). Các lỗi còn lại đều có mức phạt cao hơn và vượt quá thẩm quyền của thanh tra viên.

Tức là chỉ khi HDV mắc lỗi “Không đeo thẻ” thì thanh tra viên mới có quyền tịch thu thẻ và hẹn lên sở nộp phạt. Còn các lỗi khác có mức phạt cao hơn 500k, thanh tra không được phép thu thẻ. Có thể nộp phạt tại chỗ hoặc làm cách nào đó là việc của họ.

Nhưng đừng vội mừng, vì thanh tra thường làm việc theo đoàn, và nếu ông trưởng đoàn thanh tra cấp Sở có mặt ở đó thì ông này lại có quyền:

“- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

- Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng”

Ông trưởng đoàn thanh tra cấp Sở này có thẩm quyền ngang với chánh thanh tra Sở.

Tóm lại là nếu họ đã chứng minh được mình vi phạm thì kiểu gì họ cũng có cách để thu thẻ được. Nên là nếu ace đã rơi vào tình huống vi phạm rõ ràng thì cũng hên xui. Mình ko có đủ lý để cãi nữa.

Mà cái lỗi vi phạm rõ ràng nhất của HDV thường là lỗi “Không đeo thẻ”. 
Mình thấy nhiều ace nếu quên mang theo chương trình thì tháo thẻ ra đúi túi, nếu thanh tra hỏi thì cãi cách này cách khác...

Theo mình như vậy là hạ sách, vì phải cãi nhau ở thế yếu, chưa kể khách mà ko hợp tác thông cung thì lại lòi đuôi.
Tốt nhất ace quên mang giấy tờ tour thì cũng cứ đeo thẻ vào cho đúng lệ đã. Lỗi thiếu giấy tờ thì còn có thể cãi hoặc bổ sung sau được chứ lỗi Không đeo thẻ thì khó cãi lắm.

Thân!

Theo Thế Anh Brian





Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây