Lúc sáng có bạn hỏi mình về việc bị thanh tra thu thẻ HDV.
Cụ thể, bạn muốn làm rõ về việc thanh tra có quyền thu thẻ của HDV hay không. Thậm chí nếu bạn không hợp tác (giao thẻ cho thanh tra) thì thanh tra có quyền huỷ thông tin thẻ HDV của bạn trên hệ thống hay không?
Vấn đề này thực ra đã được viết rất rõ ràng trong nghị định 45 nên không cần phải hỏi luật sư nữa.
Mình xin căn cứ vào nghị định 45 để trả lời các bạn có chung thắc mắc này như sau:
- Hiện tại, trong toàn bộ các điều khoản quy định về việc xử phạt HDV thì chỉ có đúng 3 điều khoản là liên quan đến việc thu hồi tấm thẻ của HDV là:
1️⃣ Điểm a khoản 10 điều 9 nghị định 45.
Quy định tước quyền sử dụng thẻ của HDV từ 1-6 tháng đối với những vi phạm sau
“- Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;
- Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.”
2️⃣ Điểm b khoản 10 điều 9 nghị định 45.
Quy định tước quyền sử dụng thẻ của HDV từ 6-12 tháng đối với vi phạm sau:
“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.”
(Khi vi phạm 2 điều này, HDV phải chờ đến hết thời gian phạt tịch thu thẻ rồi mới lên sở DL nào ký quyết định phạt để nộp phạt và xin lại thẻ tiếp tục hành nghề)
3️⃣ Duy nhất chỉ có 1 trường hợp HDV sẽ bị thu hồi thẻ vĩnh viễn (hiểu nôm na là xoá tên khỏi hệ thống). Được quy định tại điểm b khoản 11 điều 9 nghị định 45, nội dung như sau:
“Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch”
(Ảnh 1-2)
Tóm lại, nếu ace đã ăn học đầy đủ lấy thẻ hợp pháp thì có thể yên tâm hành nghề. Không một ai có quyền xoá tên bạn ra khỏi hệ thống cả.
Và chỉ lưu ý 2 trường hợp đầu để khỏi bị tước thẻ có thời hạn (dài nhất là 1 năm) thôi.
—/———-/—-
Câu hỏi tiếp theo: Thanh tra có quyền đòi thu thẻ của HDV hay không.
- Điều 19 nghị định 45 (ảnh 3) có quy định rõ về thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành Du Lịch. Cụ thể như sau.
- Đối với thanh tra viên, chỉ được phép:
“Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng.”
Mà trong tất cả các lỗi vi phạm mà HDV có thể mắc phải. Chỉ có duy nhất lỗi “Không đeo thẻ” là có mức phạt từ 200k-500k mà thôi (ảnh 4). Các lỗi còn lại đều có mức phạt cao hơn và vượt quá thẩm quyền của thanh tra viên.
Tức là chỉ khi HDV mắc lỗi “Không đeo thẻ” thì thanh tra viên mới có quyền tịch thu thẻ và hẹn lên sở nộp phạt. Còn các lỗi khác có mức phạt cao hơn 500k, thanh tra không được phép thu thẻ. Có thể nộp phạt tại chỗ hoặc làm cách nào đó là việc của họ.
Nhưng đừng vội mừng, vì thanh tra thường làm việc theo đoàn, và nếu ông trưởng đoàn thanh tra cấp Sở có mặt ở đó thì ông này lại có quyền:
“- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.
- Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng”
Ông trưởng đoàn thanh tra cấp Sở này có thẩm quyền ngang với chánh thanh tra Sở.
Tóm lại là nếu họ đã chứng minh được mình vi phạm thì kiểu gì họ cũng có cách để thu thẻ được. Nên là nếu ace đã rơi vào tình huống vi phạm rõ ràng thì cũng hên xui. Mình ko có đủ lý để cãi nữa.
Mà cái lỗi vi phạm rõ ràng nhất của HDV thường là lỗi “Không đeo thẻ”.
Mình thấy nhiều ace nếu quên mang theo chương trình thì tháo thẻ ra đúi túi, nếu thanh tra hỏi thì cãi cách này cách khác...
Theo mình như vậy là hạ sách, vì phải cãi nhau ở thế yếu, chưa kể khách mà ko hợp tác thông cung thì lại lòi đuôi.
Tốt nhất ace quên mang giấy tờ tour thì cũng cứ đeo thẻ vào cho đúng lệ đã. Lỗi thiếu giấy tờ thì còn có thể cãi hoặc bổ sung sau được chứ lỗi Không đeo thẻ thì khó cãi lắm.
Thân!
Theo Thế Anh Brian
Đã có kết quả tư vấn của văn phòng luật Minh Gia về 2 câu hỏi sau:
1) Giấy hẹn có được phép dùng thay thẻ để đi tour được hay ko?
Trả lời:
Không được phép.
Theo như luật sư tư vấn thì ace HDV khi thẻ sắp hết hạn thì cứ học lấy cái chứng chỉ bồi dưỡng trước đã rồi để đấy. Chừng nào thẻ hết hạn hãy đi nộp hồ sơ cấp đổi cho đỡ phí 10 ngày hành nghề hợp pháp.
2) Khi hành nghề bằng ngôn ngữ khác với ngoại ngữ ghi trên thẻ thì có vi phạm quy định gì không?
Trả lời: Không vi phạm gì vì không có quy định gì về ngôn ngữ khi hành nghề.
Vậy là các bố thẻ tiếng Pháp, Nhật, Hàn...vv từ giờ yên tâm mà tác nghiệp tiếng Nho thoải mái ko sợ gì nhé :))
—/———/—
Hoạt động của nhóm Hỗ trợ pháp lý cho HDV vẫn được duy trì bình thường.
Ace HDV trên đường tour nếu bị thanh tra làm khó bởi những quy định KHÔNG ĐÚNG như những gì đã được luật sư tư vấn thì cứ xin 1 tờ biên bản để làm cơ sở cho luật sư làm việc.
Còn nếu ace vi phạm bị bắt lỗi đúng thì chịu vậy.
Câu hỏi tiếp theo gửi đến luật sư sẽ là Làm rõ tính hợp pháp của hoạt động Free Tour Guide.
Ace chờ vài ngày nữa sẽ rõ ràng.
Kính báo anh em!
Tin từ Mr Thế Anh Brian
Hướng dẫn viên du lịch là một lực lượng lao động đông đảo, đóng vai trò quan trọng, nhiều khi có vai trò quyết định mức độ hài lòng của khách du lịch. Điều 73 của luật 2005 quy định hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành.
Tuy nhiên trên thực tế, một hướng dẫn viên du lịch có thể cùng một lúc ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp lữ hành, nên điều đó có ý nghĩa khi hướng dẫn viên du lịch hành nghề tự do, chỉ nhận công việc theo từng đoàn khách cụ thể. Nhằm đảm bảo quyền lợi của hướng dẫn viên, của khách du lịch cũng như của doanh nghiệp lữ hành, Luật sửa đổi quy định hướng dẫn viên phải sinh hoạt trong một tổ chức nào đó, có thể là doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp chuyên cung cấp hướng dẫn viên hay hiệp hội hướng dẫn viên.
Do đối tượng phục vụ khác nhau đòi hỏi hướng dẫn viên cho khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế phải có những hiểu biết khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa, thái độ ứng xử, kỹ năng nghiệp vụ…Vì vậy, Luật đã sửa đổi các quy định về hướng dẫn viên du lịch, phân chia hướng dẫn viên theo chương trình thành hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Theo đó, các điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên, hồ sơ đề nghị cấp thẻ được điều chỉnh phù hợp với việc phân loại này. Luật cũng điều chỉnh quy định, tạo cơ chế thông thoáng, thuận tiện hơn và thay đổi nhận thức về nghề hướng dẫn viên du lịch. Việc sửa đổi đã góp phần khắc phục hạn chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ASEAN và thực thi Thỏa thuận thừa nhận nghề lẫn nhau giữa các nước ASEAN đã ký kết và phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam. Để phù hợp với thực tiễn, Luật quy định hướng dẫn viên theo chương trình du lịch và hướng dẫn viên tại điểm.
Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên được quy định thống nhất và đơn giản hơn, không phân biệt hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế, chỉ căn cứ vào ngôn ngữ sử dụng khi hướng dẫn khách du lịch. Yêu cầu về trình độ cũng được điều chỉnh theo hướng giảm xuống (từ cử nhân xuống cao đẳng, trung cấp nghề).
Quy định này nhằm giải quyết tình trạng thiếu hướng dẫn viên du lịch trong mùa cao điểm. Luật sửa đổi cũng sử dụng khái niệm hướng dẫn viên tại điểm thay thế cho khái niệm thuyết minh viên, bổ sung quy định về điều kiện, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Luật sửa đổi cũng mở rộng điều kiện hành nghề hướng dẫn viên, theo đó, ngoài việc hành nghề trên cơ sở hợp đồng giao kết với doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên có thể hành nghề theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn hoặc tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.
Sửa đổi này sẽ có hiệu lực 1/1/2018
Điều 41. Vi phạm quy định về thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây
1. Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp chính thức hoạt động kinh doanh.
2. Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; tên doanh nghiệp; địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
3. Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
4. Không thông báo bằng văn bản về việc thành lập, thời điểm bắt đầu hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày cơ sở đó chính thức hoạt động.
5. Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đứng đầu; tên; địa điểm của chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
6. Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày mất hoặc phát hiện mất Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
7. Không thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch.
42. Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành
a) Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa không đủ ba năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành;
b) Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế không đủ bốn năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành;
c) Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành sử dụng giấy tờ xác nhận về thời gian làm việc không đúng với thực tế để điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành;
d) Hợp đồng lữ hành đã ký kết thiếu một trong những nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có chương trình du lịch bằng văn bản cho khách du lịch hoặc đại diện nhóm khách du lịch theo quy định;
b) Không có hợp đồng lữ hành bằng văn bản với khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định;
c) Không giải quyết yêu cầu, kiến nghị chính đáng của khách du lịch theo quy định;
d) Không hướng dẫn, cung cấp thông tin liên quan đến chương trình du lịch khi bên nhận đại lý lữ hành yêu cầu;
đ) Không thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, giá cả các dịch vụ du lịch cho khách du lịch;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch dùng Thẻ hướng dẫn viên du lịch hết hạn để hướng dẫn cho khách du lịch hoặc dùng Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài;
b) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp đồng bằng văn bản với hướng dẫn viên du lịch hoặc hợp đồng không có đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
đ) Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây;
a) Sử dụng phương tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch theo quy định, trừ các trường hợp đã quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 48 Nghị định này;
b) Không phân công, sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch;
c) Sử dụng người không có Thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch;
d) Sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du lịch tại Việt Nam;
đ) Không bảo đảm đủ số tiền ký quỹ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có ít nhất ba hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
b) Không mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch theo quy định;
c) Thay đổi chương trình du lịch, tiêu chuẩn, dịch vụ đã ký kết mà không được sự đồng ý của khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch;
d) Không áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch;
b) Không quản lý hoạt động của văn phòng đại diện, hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp theo quy định;
c) Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng, chương trình du lịch đã ký kết;
d) Sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
đ) Không làm thủ tục đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định;
e) Sử dụng tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt không đúng với tên đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoạt động kinh doanh.
7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng, chấm dứt hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước giấy phép, yêu cầu tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành;
b) Tổ chức tiếp thị, bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;
c) Thu tiền đặt cọc hoặc yêu cầu phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;
d) Yêu cầu phải mua dịch vụ du lịch ban đầu để được tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;
đ) Chi tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác cho người môi giới, người tham gia bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;
e) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán dịch vụ du lịch để dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;
g) Yêu cầu phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khóa học, khóa đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh ghi trong Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
9. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc sử dụng tư cách pháp nhân, tên, Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp khác.
10. Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tư cách pháp nhân, tên, Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để hoạt động kinh doanh lữ hành.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm đ Khoản 3, Điểm d và Điểm đ Khoản 4, Điểm a và Điểm c Khoản 5, Điểm c và Điểm d Khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 8 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 6, các điểm a, b, c, d, đ và g Khoản 7, các khoản 8, 9 và 10 Điều này.
Điều 43. Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đại lý lữ hành bắt đầu hoạt động kinh doanh;
b) Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ của đại lý lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi;
c) Không thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, giá cả các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý lữ hành cho khách du lịch;
d) Hoạt động không đúng địa chỉ đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung chương trình du lịch của bên giao đại lý lữ hành;
b) Bán chương trình du lịch với giá cao hơn giá của bên giao đại lý lữ hành;
c) Hoạt động đại lý lữ hành mà không có đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành;
d) Kinh doanh đại lý lữ hành mà không có hợp đồng đại lý lữ hành bằng văn bản với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động đại lý lữ hành cho doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để bán chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế, khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài;
b) Tiếp tục hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành sau khi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các điểm b, c và d Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 158/2013/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH VÀ QUẢNG CÁO
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Pháp lệnh thư viện ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo,
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định trong lĩnh vực văn hóa;
b) Vi phạm quy định trong lĩnh vực thể thao;
c) Vi phạm quy định trong lĩnh vực du lịch;
d) Vi phạm quy định trong lĩnh vực quảng cáo.
3. Hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác để xử phạt.
Điều 2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc hủy bỏ kết quả tuyển chọn vận động viên, kết quả phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao;
2. Buộc hủy bỏ thành tích thi đấu thể thao;
3. Buộc tháo dỡ triển lãm, biển hiệu;
4. Buộc trả lại đất đã lấn chiếm hoặc chấm dứt việc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật;
5. Buộc trả lại tài liệu thư viện đã đánh tráo hoặc chiếm dụng;
6. Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo;
7. Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân.
Điều 3. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch là 50.000.000 đồng, trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 4; Khoản 5 Điều 6; Điều 8; Điều 10; Điểm b Khoản 1, Điểm a Khoản 3, các điểm a, b và c Khoản 5, các khoản 6, 7 và 8 Điều 13; các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 14; Điểm b Khoản 2 Điều 15; Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 17; Điểm c Khoản 3 Điều 23; Khoản 1 và các điểm a, b và c Khoản 2 Điều 24; Khoản 2 và Khoản 4 Điều 27; Điểm b Khoản 1 Điều 30; Khoản 2 Điều 32; Điều 33; Khoản 1, Khoản 5 Điều 40; Điều 41; các điểm a, b và d Khoản 1, các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 42; Điểm c Khoản 1 Điều 52; Khoản 2 và Khoản 3 Điều 55; Khoản 2 Điều 56; Điều 57, Điều 58, các Điểm a, b và c Khoản 3 Điều 59, Điểm a Khoản 2 Điều 68, Khoản 2 Điều 69 và Khoản 1 Điều 70 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 2 lần đối với cá nhân.
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Điều 4. Vi phạm quy định về sản xuất phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất, cung cấp dịch vụ sản xuất phim;
b) Sản xuất phim có nội dung tiết lộ bí mật đời tư của người khác mà theo quy định của pháp luật phải được sự đồng ý của người đó nhưng nhà sản xuất không xin phép hoặc không được sự đồng ý của người đó.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phim có nội dung vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ sản xuất phim hoặc hợp tác, liên doanh sản xuất phim không đúng nội dung ghi trong giấy phép cung cấp dịch vụ sản xuất phim, hợp tác, liên doanh sản xuất phim;
b) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh quảng cáo những mặt hàng cấm quảng cáo vào phim đã được phép phổ biến;
c) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh có tính chất khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy vào phim đã được phép phổ biến;
d) Thêm, bớt làm sai nội dung phim đã được phép phổ biến.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất phim có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, truyền bá tệ nạn xã hội, hủy hoại môi trường sinh thái, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;
b) Cung cấp dịch vụ sản xuất phim hoặc hợp tác, liên doanh sản xuất phim mà không có giấy phép;
c) Sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
d) Không thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản, Hội đồng thẩm định phim, Hội đồng tư vấn lựa chọn dự án sản xuất phim, không tổ chức đấu thầu đối với sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phim có nội dung đồi trụy.
6. Tước quyền sử dụng giấy phép từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi chuyển nhượng giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất, cung cấp dịch vụ sản xuất phim.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2, các điểm b, c và d Khoản 3, Điểm a Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Điều 5. Vi phạm quy định về phát hành phim
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến với số lượng dưới 20 bản;
b) Bán, cho thuê phim thuộc diện lưu hành nội bộ;
c) Tẩy xóa, sửa đổi nhãn kiểm soát dán trên băng, đĩa phim.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng, đĩa phim chưa được phép phổ biến với số lượng dưới 20 bản;
b) Bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến với số lượng từ 20 bản đến 100 bản;
c) Đánh tráo nội dung băng, đĩa phim đã được dán nhãn kiểm soát để kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến với số lượng từ 100 bản đến 500 bản;
b) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng, đĩa phim chưa được phép phổ biến với số lượng từ 20 bản đến 100 bản.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phát hành phim nhựa, băng, đĩa phim khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình;
b) Phát hành phim nhựa, băng, đĩa phim quá phạm vi được ghi trong giấy phép phổ biến;
c) Bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến với số lượng từ 500 bản đến 1.000 bản;
d) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng, đĩa phim chưa được phép phổ biến với số lượng từ 100 bản trở lên;
đ) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng, đĩa phim có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến với số lượng từ 1.000 bản đến 5.000 bản.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng, đĩa phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ biến hoặc tiêu hủy;
b) Bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến với số lượng từ 5.000 bản trở lên.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3, các điểm a, c, d và đ Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về phổ biến phim
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim tại nơi công cộng sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chiếu băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát tại nơi công cộng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim chưa được phép phổ biến tại nơi công cộng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ biến, tiêu hủy hoặc có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm phổ biến, tiêu hủy hoặc có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về nhân bản, tàng trữ phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhân bản phim chưa được phép phổ biến với số lượng dưới 20 bản;
b) Tàng trữ trái phép phim có nội dung cấm phổ biến với số lượng dưới 10 bản.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhân bản phim chưa được phép phổ biến với số lượng từ 20 bản đến 100 bản;
b) Tàng trữ trái phép phim có nội dung cấm phổ biến với số lượng từ 10 bản đến 50 bản.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhân bản phim chưa được phép phổ biến với số lượng từ 100 bản trở lên;
b) Tàng trữ trái phép phim có nội dung cấm phổ biến với số lượng từ 50 bản đến 100 bản.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhân bản phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc cấm phổ biến;
b) Nhân bản phim có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy;
c) Tàng trữ trái phép phim có nội dung cấm phổ biến với số lượng từ 100 bản trở lên;
d) Tàng trữ trái phép phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ phim
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm an toàn phim, vật liệu gốc của phim và không bảo quản theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về lưu trữ phim;
b) Không cung cấp lại bản sao, in trích tư liệu của phim cho cơ sở sản xuất phim theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu, lưu trữ phim không đủ số lượng hoặc không đúng chủng loại theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu, lưu trữ phim theo quy định.
Điều 9. Vi phạm các quy định về nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng dưới 10 bản.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 10 bản đến 100 bản.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 100 bản đến 300 bản.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 300 bản đến 500 bản.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 500 bản đến 1.000 bản;
b) Nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 1.000 bản đến 5.000 bản;
b) Nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành hoặc quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 5.000 bản trở lên.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện dùng để nhân bản bản ghi âm, ghi hình trái phép đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy bản ghi âm, ghi hình nhân bản trái phép đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
b) Dán nhãn kiểm soát không đúng chương trình đã được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 50 bản đến 500 bản;
c) Không nộp lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
d) Thêm, bớt hình ảnh hoặc âm thanh làm thay đổi nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu đã được phép lưu hành.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh có nội dung vi phạm các quy định của pháp luật vào bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu đã được phép lưu hành;
b) Dán nhãn kiểm soát không đúng chương trình đã được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 500 bản đến 1.000 bản.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi dán nhãn kiểm soát không đúng chương trình đã được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 1.000 bản trở lên.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung đồi trụy.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy bản ghi âm, ghi hình đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng dưới 50 bản.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 50 bản đến 100 bản.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy;
b) Bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 100 bản đến 300 bản.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung đã có quyết định cấm lưu hành hoặc quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;
b) Bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 300 bản đến 500 bản.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 500 bản đến 1.000 bản.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung với số lượng từ 1.000 bản trở lên.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về tàng trữ, phổ biến bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung chưa được phép phổ biến.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam tại nơi công cộng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu thuộc loại cấm phổ biến với số lượng dưới 20 bản;
b) Phổ biến bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực tại nơi công cộng;
c) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu không dán nhãn kiểm soát với số lượng dưới 300 bản.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu thuộc loại cấm phổ biến với số lượng từ 20 bản đến 100 bản;
b) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu không dán nhãn kiểm soát với số lượng từ 300 bản trở lên;
c) Tàng trữ trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung hoặc chưa dán nhãn kiểm soát với số lượng từ 50 bản đến 300 bản.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu thuộc loại cấm phổ biến với số lượng từ 100 bản trở lên;
b) Tàng trữ trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung hoặc chưa dán nhãn kiểm soát với số lượng từ 300 bản trở lên.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung đồi trụy.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản về nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi biểu diễn, trình diễn theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản về nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang của tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt trụ sở theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thêm, bớt lời ca, lời thoại hoặc thêm động tác diễn xuất khác với khi duyệt cho phép biểu diễn.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ độc diễn;
c) Sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với mục đích, nội dung biểu diễn, trình diễn và thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;
d) Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang mà không có giấy phép;
b) Thực hiện hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam hoặc hành vi làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại trong quá trình tổ chức biểu diễn;
c) Tổ chức biểu diễn hoặc biểu diễn tác phẩm chưa được phép phổ biến.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Tổ chức biểu diễn cho người đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấm biểu diễn hoặc trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động biểu diễn;
c) Mua, bán, chuyển nhượng, sửa chữa, cho mượn, cho thuê giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang;
d) Ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang hoặc dự thi theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang mà không có giấy phép;
b) Tổ chức cho người ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang mà không có giấy phép.
7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức biểu diễn tác phẩm có nội dung truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam; xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức biểu diễn tác phẩm có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, tác phẩm bị cấm biểu diễn.
9. Đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 3 tháng đến 6 tháng đối với người biểu diễn có một trong các hành vi sau đây:
a) Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang có nội dung truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam; xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
b) Biểu diễn tác phẩm có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, tác phẩm bị cấm biểu diễn.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 1 tháng đến 3 tháng đối với người biểu diễn có hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động tổ chức biểu diễn từ 1 tháng đến 3 tháng đối với tổ chức có hành vi quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về thi người đẹp và người mẫu
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản về nội dung chương trình thi người đẹp, người mẫu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức thi theo quy định;
b) Đưa thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu không đủ các điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu.
3. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu không đúng nội dung ghi trong giấy phép như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu cấp tỉnh, ngành, đoàn thể trung ương;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp có quy mô vùng;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu có quy mô toàn quốc, người đẹp và người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
4. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu mà không có giấy phép như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu cấp tỉnh, ngành, đoàn thể trung ương;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp có quy mô vùng;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu có quy mô toàn quốc, người đẹp và người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thí sinh ra nước ngoài dự thì người đẹp, người mẫu quốc tế theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đối với hành vi đưa thí sinh ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu mà không có giấy phép.
7. Phạt tiền đối với hành vi không trao, trao không đủ giải thưởng hoặc không cấp giấy chứng nhận cho thí sinh đoạt giải theo đúng cam kết trong Thể lệ cuộc thi và Đề án tổ chức như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thi người đẹp và người mẫu cấp tỉnh, ngành, đoàn thể trung ương;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thi người đẹp có quy mô vùng;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thi người đẹp, người mẫu có quy mô toàn quốc, người đẹp và người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về nếp sống văn hóa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;
b) Treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ hội.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh trò chơi điện tử ở địa điểm cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 mét;
b) Kinh doanh karaoke và vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, cơ quan hành chính nhà nước dưới 200 mét;
c) Tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử sau 10 giờ đêm đến 8 giờ sáng;
d) Không bảo đảm đủ ánh sáng tại vũ trường và phòng karaoke theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phát hành vé quá số ghế hoặc quá sức chứa tại nơi tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm đủ diện tích của vũ trường, phòng karaoke theo quy định;
b) Không bảo đảm quy định về thiết kế cửa vũ trường, phòng karaoke.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị báo động không đúng quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không báo cáo hoặc có báo cáo nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý mà vẫn tổ chức;
b) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung Giấy phép kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung, không đúng phạm vi quy định trong giấy phép;
b) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh hoạt động karaoke không có giấy phép hoặc không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi kinh doanh;
b) Tổ chức lễ hội theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hoạt động vũ trường không có giấy phép hoặc không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi kinh doanh.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về sản xuất, lưu hành băng, đĩa trò chơi điện tử
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức trò chơi điện tử có nội dung đồi trụy;
b) Bán, cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung đồi trụy.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định cấm đối với hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke vượt quá số lượng theo quy định;
b) Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay đồ vật khác có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc tại nơi hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán tranh, ảnh có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy;
b) Hoạt động karaoke, quầy bar và các hình thức vui chơi giải trí khác quá giờ được phép.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại vũ trường, nhà hàng karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác;
b) Hoạt động vũ trường quá giờ được phép.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh khiêu vũ không đúng nơi quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi bao che cho các hoạt động có tính chất khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, nhảy múa thoát y tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke, nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho khách nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác mang tính chất đồi trụy tại vũ trường, nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác, nhà hàng ăn uống, giải khát, nhà hàng karaoke.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vũ trường, karaoke từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dạy âm nhạc, dạy khiêu vũ theo quy định phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không đăng ký.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức dạy âm nhạc, dạy khiêu vũ hoặc sử dụng người dạy âm nhạc, dạy khiêu vũ không đủ điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dạy khiêu vũ có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật theo quy định;
b) Không gửi báo cáo kết quả cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi hoặc liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh; triển lãm văn hóa, nghệ thuật không đúng với nội dung đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức thi hoặc liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh; triển lãm văn hóa, nghệ thuật theo quy định phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không đăng ký;
b) Tổ chức triển lãm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh; trại sáng tác điêu khắc không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức triển lãm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh; trại sáng tác điêu khắc không có giấy phép.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình mỹ thuật không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình mỹ thuật không có giấy phép.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ triển lãm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định cấm trong lĩnh vực mỹ thuật, triển lãm văn hóa, nghệ thuật, nhiếp ảnh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhân bản tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh mà mẫu tượng đó chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh không bảo đảm sự trang trọng, tôn kính đối với lãnh tụ.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi triển lãm những ấn phẩm, tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh và những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật khác thuộc loại cấm phổ biến.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình mỹ thuật có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy hoặc không đúng mẫu đã được phê duyệt.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình văn hóa, nghệ thuật, di sản văn hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn hoặc làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, trình diễn sai lệch nội dung và giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hoặc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới;
b) Tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Không đăng ký bảo vật quốc gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia mà không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Sửa chữa, tẩy xóa bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại công trình văn hóa, nghệ thuật.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; làm hư hại nghiêm trọng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật;
b) Lấn chiếm đất hoặc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật;
c) Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
7. Tịch thu tang vật vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để kinh doanh mà không có giấy phép;
b) Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn chiếm hoặc chấm dứt việc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 7 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thăm dò, khai quật khảo cổ không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh không đúng nội dung quy hoạch, dự án và thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thăm dò, khai quật khảo cổ không có giấy phép; đào bới, trục vớt trái phép tại các địa điểm khảo cổ;
b) Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh mà không có văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Thực hiện lập quy hoạch, dự án hoặc tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích mà không có đủ điều kiện năng lực, điều kiện hành nghề theo quy định;
d) Sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam mà không thực hiện đúng nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi khai quật khảo cổ quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 2; hành vi đào bới trái phép quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về khai báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 26. Vi phạm quy định trong lĩnh vực thư viện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm hư hại tài liệu thư viện.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sao chụp trái phép tài liệu thư viện;
b) Không thực hiện việc đăng ký hoạt động thư viện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đánh tráo tài liệu thư viện;
b) Chiếm dụng tài liệu thư viện.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại tài liệu thư viện.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trả lại tài liệu thư viện đã đánh tráo hoặc chiếm dụng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi công bố, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật, sân khấu, âm nhạc ra nước ngoài theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép;
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi công bố, phổ biến tác phẩm điện ảnh ra nước ngoài theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi công bố, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật, sân khấu, âm nhạc thuộc loại cấm công bố, phổ biến.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi công bố, phổ biến tác phẩm điện ảnh ra nước ngoài thuộc loại cấm công bố, phổ biến.
Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện và thi đấu thể thao
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
Điều 29. Vi phạm quy định về sử dụng phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện và thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện và thi đấu thể thao gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người tập luyện, thi đấu, trừ những bài tập, môn thể thao, phương pháp tập luyện và thi đấu thể thao được pháp luật cho phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu thể thao đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không sơ cứu, cấp cứu cho vận động viên theo quy định;
b) Không có hoặc có nhưng không đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cho vận động viên khi tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền công, tiền thưởng và chế độ khác đối với vận động viên theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho vận động viên theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ tiền thưởng và các chế độ khác đối với huấn luyện viên theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 32. Vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ của trọng tài thể thao thành tích cao
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không trung thực, khách quan trong điều hành thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ tiền thù lao đối với trọng tài thể thao thành tích cao theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phong đẳng cấp vận động viên không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phong đẳng cấp huấn luyện viên, trọng tài không đúng quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả phong đẳng cấp đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 34. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thể dục, thể thao
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ thể dục, thể thao mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thể dục, thể thao.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bảng nội quy, bảng hướng dẫn, cờ hiệu, phao neo, phao tiêu;
b) Không có khu vực thay đồ, gửi quần áo, nhà vệ sinh, nơi để xe;
c) Không bảo đảm về kiểu dáng, màu sắc, độ phẳng, độ trơn trượt phù hợp đối với từng môn thể thao theo quy định;
d) Không bảo đảm các điều kiện về âm thanh, ánh sáng theo tiêu chuẩn của từng môn thể thao theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm về diện tích đối với địa điểm tổ chức theo quy định;
b) Không bảo đảm về mặt bằng, mặt sàn, kích thước, độ sâu, độ dốc, độ gấp khúc, chiều cao, mái che phù hợp đối với từng môn thể thao theo quy định;
c) Không bảo đảm về tiêu chuẩn chất lượng nước bể bơi theo quy định;
d) Không bảo đảm về tiêu chuẩn mật độ người tham gia tập luyện theo quy định;
đ) Không bảo đảm các yêu cầu về khoảng cách giữa các dụng cụ, trang thiết bị theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm vùng hoạt động đối với các môn thể thao có điều kiện về vùng hoạt động theo quy định;
b) Bến bãi neo đậu phương tiện hoạt động thể dục, thể thao không phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Không có hệ thống tiếp nhận dầu thải từ các phương tiện khi tham gia hoạt động thể thao trên mặt nước theo quy định;
d) Vị trí cửa ra vào của mỗi bến bãi neo đậu phương tiện không đúng theo quy định;
đ) Không trang bị hệ thống thông tin liên lạc từ bộ phận điều hành đến các vùng hoạt động theo quy định.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Sử dụng dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện không bảo đảm các yêu cầu về kích thước, kiểu dáng, mẫu mã, công suất, công năng sử dụng theo quy định.
2. Sử dụng dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện không có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, Giấy chứng nhận về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đối với từng môn thể thao theo quy định.
3. Không có sổ theo dõi người tập luyện theo quy định.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đội ngũ nhân viên chuyên môn không bảo đảm các điều kiện về sức khỏe theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có nhưng không đủ huấn luyện viên, nhân viên chuyên môn theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đội ngũ huấn luyện viên, nhân viên chuyên môn không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
Điều 38. Vi phạm quy định về công tác y tế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thể dục, thể thao
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có tủ thuốc, các loại thuốc theo danh mục, quy trình sơ cấp cứu theo quy định;
b) Không có hoặc có nhưng không đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định;
c) Không có phòng trực y tế theo quy định;
d) Không đăng ký liên kết cấp cứu với cơ sở y tế theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nhân viên y tế theo quy định;
b) Không có nhân viên y tế thường trực khi có người tham gia hoạt động thể dục, thể thao theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhân viên y tế không bảo đảm các điều kiện về chứng chỉ y học thể thao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có hoặc có nhưng không đầy đủ biển báo hiệu, đèn báo hiệu hoặc bảng thông báo khu vực nguy hiểm, bảng cấm, bảng khuyến cáo theo quy định;
b) Không có hoặc có nhưng không đầy đủ phao cứu sinh, áo phao đối với các môn thể thao dưới nước theo quy định;
c) Không có dù chính, đai ngồi, dù dự phòng, thiết bị đo độ cao, định vị toàn cầu, bộ đàm, mũ bảo hiểm, hệ thống dây an toàn, thiết bị thông tin liên lạc đối với hoạt động dịch vụ dù lượn và diều bay có động cơ hoặc không có động cơ theo quy định;
d) Không bảo đảm các điều kiện khác về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác bảo đảm an toàn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có nhân viên chuyên môn thường trực khi có người tham gia hoạt động thể dục, thể thao theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhân viên cứu hộ không có chứng chỉ hành nghề theo quy định;
b) Nhân viên cứu hộ không đủ các điều kiện về sức khỏe theo quy định.
Điều 40. Vi phạm quy định khác trong hoạt động thể dục, thể thao
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng:
a) Không thành lập Ban tổ chức giải thi đấu theo quy định;
b) Không có Điều lệ giải thi đấu theo quy định;
c) Không có kế hoạch tổ chức giải thi đấu theo quy định;
d) Không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức, kết quả giải thi đấu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gian lận các điều kiện về hồ sơ tuyển chọn, tham gia thi đấu thể thao;
b) Cố ý cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, ép buộc người khác gian lận các điều kiện về hồ sơ để được tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao;
b) Chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, đe dọa sức khỏe, tính mạng và phản ứng khác không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam đối với trọng tài trong thi đấu thể thao.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tuyển chọn người vào đội tuyển thể thao, các trung tâm và trường năng khiếu thể dục, thể thao mà có gian lận về tên, tuổi, thành tích thi đấu thể thao.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vận động viên khác trong tập luyện, thi đấu thể thao, trái với luật thi đấu của từng môn thể thao.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao để xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân khác.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 4 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ kết quả tuyển chọn đối với hành vi quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 41. Vi phạm quy định về thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp chính thức hoạt động kinh doanh.
2. Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; tên doanh nghiệp; địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
3. Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
4. Không thông báo bằng văn bản về việc thành lập, thời điểm bắt đầu hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày cơ sở đó chính thức hoạt động.
5. Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đứng đầu; tên; địa điểm của chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
6. Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày mất hoặc phát hiện mất Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
7. Không thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch.
Điều 42. Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa không đủ ba năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành;
b) Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế không đủ bốn năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành;
c) Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành sử dụng giấy tờ xác nhận về thời gian làm việc không đúng với thực tế để điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành;
d) Hợp đồng lữ hành đã ký kết thiếu một trong những nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có chương trình du lịch bằng văn bản cho khách du lịch hoặc đại diện nhóm khách du lịch theo quy định;
b) Không có hợp đồng lữ hành bằng văn bản với khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định;
c) Không giải quyết yêu cầu, kiến nghị chính đáng của khách du lịch theo quy định;
d) Không hướng dẫn, cung cấp thông tin liên quan đến chương trình du lịch khi bên nhận đại lý lữ hành yêu cầu;
đ) Không thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, giá cả các dịch vụ du lịch cho khách du lịch;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch dùng Thẻ hướng dẫn viên du lịch hết hạn để hướng dẫn cho khách du lịch hoặc dùng Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài;
b) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp đồng bằng văn bản với hướng dẫn viên du lịch hoặc hợp đồng không có đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
đ) Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây;
a) Sử dụng phương tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch theo quy định, trừ các trường hợp đã quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 48 Nghị định này;
b) Không phân công, sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch;
c) Sử dụng người không có Thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch;
d) Sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du lịch tại Việt Nam;
đ) Không bảo đảm đủ số tiền ký quỹ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có ít nhất ba hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
b) Không mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch theo quy định;
c) Thay đổi chương trình du lịch, tiêu chuẩn, dịch vụ đã ký kết mà không được sự đồng ý của khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch;
d) Không áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch;
b) Không quản lý hoạt động của văn phòng đại diện, hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp theo quy định;
c) Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng, chương trình du lịch đã ký kết;
d) Sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
đ) Không làm thủ tục đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định;
e) Sử dụng tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt không đúng với tên đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoạt động kinh doanh.
7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng, chấm dứt hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước giấy phép, yêu cầu tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành;
b) Tổ chức tiếp thị, bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;
c) Thu tiền đặt cọc hoặc yêu cầu phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;
d) Yêu cầu phải mua dịch vụ du lịch ban đầu để được tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;
đ) Chi tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác cho người môi giới, người tham gia bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;
e) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán dịch vụ du lịch để dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp;
g) Yêu cầu phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khóa học, khóa đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán dịch vụ du lịch theo hình thức bán hàng đa cấp.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh ghi trong Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
9. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc sử dụng tư cách pháp nhân, tên, Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp khác.
10. Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tư cách pháp nhân, tên, Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để hoạt động kinh doanh lữ hành.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm đ Khoản 3, Điểm d và Điểm đ Khoản 4, Điểm a và Điểm c Khoản 5, Điểm c và Điểm d Khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 8 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 6, các điểm a, b, c, d, đ và g Khoản 7, các khoản 8, 9 và 10 Điều này.
Điều 43. Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đại lý lữ hành bắt đầu hoạt động kinh doanh;
b) Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ của đại lý lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi;
c) Không thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, giá cả các dịch vụ du lịch của bên giao đại lý lữ hành cho khách du lịch;
d) Hoạt động không đúng địa chỉ đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung chương trình du lịch của bên giao đại lý lữ hành;
b) Bán chương trình du lịch với giá cao hơn giá của bên giao đại lý lữ hành;
c) Hoạt động đại lý lữ hành mà không có đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành;
d) Kinh doanh đại lý lữ hành mà không có hợp đồng đại lý lữ hành bằng văn bản với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động đại lý lữ hành cho doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để bán chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế, khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài;
b) Tiếp tục hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành sau khi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các điểm b, c và d Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 44. Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên có hành vi không đeo thẻ, giấy chứng nhận trong khi hành nghề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thuyết minh không đúng nội dung giới thiệu tại khu du lịch, điểm du lịch;
b) Không mang theo chương trình du lịch, giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khi hành nghề;
c) Không hướng dẫn cho khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
d) Không cung cấp đầy đủ thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho đại diện nhóm khách du lịch hoặc khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có hợp đồng lao động bằng văn bản với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khi hành nghề;
b) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch trong khi thực hiện chương trình du lịch;
c) Cho người khác sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;
d) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên của người khác;
đ) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch đã hết hạn;
e) Kê khai không trung thực hoặc giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;
g) Không thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;
b) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài;
c) Thuyết minh cho khách du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch mà không có Giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định;
d) Hướng dẫn khách du lịch mà không có Thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định;
đ) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch giả, Giấy chứng nhận thuyết minh viên giả;
e) Tự ý thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng hoặc chương trình mà doanh nghiệp lữ hành đăng ký;
b) Thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch;
c) Giới thiệu sai lệch giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa khách du lịch đến khu vực cấm;
b) Người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận thuyết minh viên từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này;
d) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các Điểm d và Điểm đ Khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này.
Điều 45. Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt cơ sở lưu trú du lịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở lưu trú du lịch chính thức đi vào hoạt động;
b) Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đứng đầu; tên cơ sở lưu trú du lịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi;
c) Không thông báo bằng văn bản khi áp dụng mức phụ thu cước viễn thông trong cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thực hiện;
d) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về mẫu biển tên, hạng cơ sở lưu trú du lịch;
b) Không gắn biển hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được xếp hạng;
c) Không ban hành, niêm yết nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch;
d) Không thông tin rõ ràng, công khai về số lượng, chất lượng và niêm yết giá cả các dịch vụ, hàng hóa cho khách du lịch;
đ) Không treo Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch tại vị trí dễ thấy tại quầy lễ tân;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm số lượng, diện tích buồng ngủ theo tiêu chuẩn tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
b) Không bảo đảm tiêu chuẩn về nơi để xe và giao thông nội bộ, khu vực sảnh đón tiếp theo quy định;
c) Không bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn nhà hàng, quầy bar theo quy định;
d) Không bảo đảm tiêu chuẩn khu vực bếp theo quy định;
đ) Không bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp theo quy định;
e) Không bảo đảm tiêu chuẩn trang thiết bị, tiện nghi khác theo quy định;
g) Không bảo đảm tiêu chuẩn về dịch vụ theo quy định;
h) Không bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo quy định;
i) Không thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch sau ba tháng, kể từ khi cơ sở lưu trú du lịch chính thức hoạt động kinh doanh;
b) Không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thẩm định, công nhận lại hạng cơ sở lưu trú du lịch trước ba tháng, kể từ khi hết hạn công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
c) Không bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý, nhân viên phục vụ tương ứng với tiêu chuẩn xếp hạng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng phương tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch theo quy định;
b) Sử dụng hình ảnh ngôi sao gắn tại cơ sở lưu trú du lịch hoặc trên các ấn phẩm, biển quảng cáo, biển hiệu, đồ dùng, trang thiết bị sử dụng tại cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được công nhận hạng hoặc không đúng với hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận;
c) Không áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch tại cơ sở lưu trú du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng tên cơ sở lưu trú du lịch, tên giao dịch, tên viết tắt không đúng với tên của cơ sở lưu trú du lịch đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch;
c) Thu phí dịch vụ không đúng quy định,
7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm ngừng, chấm đứt hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.
8. Các quy định từ Khoản 1 đến Khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h Khoản 3 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 6 Điều này.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng mà không đăng ký bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 47. Vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến du lịch
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch có nội dung không phù hợp với cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia đã được công bố;
b) Sử dụng sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch không có hoặc không đúng tiêu đề, biểu tượng chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
c) Sử dụng sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam không đúng hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động xúc tiến du lịch làm phương hại quyền lợi quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 48. Vi phạm khác về hoạt động kinh doanh du lịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chèo kéo, ép buộc khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ;
b) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo vận chuyển khách du lịch, bảo vệ môi trường du lịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi không bảo đảm nội thất, tiện nghi, trang thiết bị theo quy định để vận chuyển khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng xe ô tô từ 9 chỗ ngồi đến 24 chỗ ngồi không bảo đảm nội thất, tiện nghi, trang thiết bị theo quy định để vận chuyển khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên không bảo đảm nội thất, tiện nghi, trang thiết bị theo quy định để vận chuyển khách du lịch.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng xe ô tô chuyên dụng (caravan) hoặc ô tô hai tầng không bảo đảm nội thất, tiện nghi, trang thiết bị theo quy định để vận chuyển khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiến hành phân loại rác thải trong cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch theo quy định;
b) Không bố trí cán bộ theo dõi, quản lý công tác bảo vệ môi trường du lịch tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không gắn biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định;
d) Sử dụng người lái phương tiện, thuyền viên, nhân viên trên phương tiện vận chuyển khách du lịch không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng biển hiệu giả cho xe ô tô phục vụ khách du lịch;
b) Không bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ trong buồng ngủ hoặc phòng ngủ trên phương tiện thủy nội địa theo quy định.
Điều 49. Vi phạm quy định về văn hóa, thể thao và du lịch cho người khuyết tật, người cao tuổi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi từ chối cung cấp dịch vụ, trang thiết bị phục vụ người khuyết tật, người cao tuổi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật và người cao tuổi khi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi từ chối để người khuyết tật, người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao của người khuyết tật, người cao tuổi khi có đủ điều kiện.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ, trang thiết bị phục vụ không bảo đảm an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi khi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO
Điều 50. Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc lá;
b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
c) Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo;
d) Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc;
đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;
b) Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;
c) Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;
b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, Điểm a Khoản 2 Điều 63, Khoản 3 Điều 66 Nghị định này;
c) Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc; xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo; định kiến về giới; định kiến về người khuyết tật;
d) Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định;
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
b) Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;
c) Quảng cáo có nội dung tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;
d) Quảng cáo có nội dung trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này;
b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này;
c) Quảng cáo gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo;
d) Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia;
đ) Sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam trong quảng cáo.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước;
b) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 63 Nghị định này;
c) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 63 Nghị định này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này.
Điều 52. Vi phạm các quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài;
b) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà thể hiện khổ chữ nước ngoài vượt quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và không đặt bên dưới chữ tiếng Việt trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 66 Nghị định này;
c) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 68, Khoản 2 Điều 69 và Khoản 1 Điều 70 Nghị định này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 53. Vi phạm các quy định về điều kiện quảng cáo
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm b Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 70 Nghị định này;
b) Không có Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 54. Vi phạm các quy định về thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam mà không thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện.
Điều 55. Vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo theo quy định về tên, địa chỉ, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam thực hiện dịch vụ quảng cáo cho chủ sở hữu trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới;
b) Không báo cáo theo quy định về hoạt động thực hiện dịch vụ quảng cáo của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam thực hiện dịch vụ quảng cáo cho chủ sở hữu trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định;
b) Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gửi thư điện tử, tin nhắn nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ khi chưa được sự đồng ý của người nhận;
b) Quảng cáo bằng gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo không được sự đồng ý trước đó của người nhận;
c) Gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo mà phần thông tin cho phép người nhận từ chối không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định, không bảo đảm cho người nhận có khả năng từ chối quảng cáo;
d) Gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo không đầy đủ thông tin về người gửi hoặc thông tin về nhà cung cấp dịch vụ gửi theo quy định;
đ) Không chấm dứt ngay việc gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo khi người nhận thông báo từ chối quảng cáo;
e) Thu phí dịch vụ đối với thông báo từ chối quảng cáo của người nhận.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo của nhà cung cấp dịch vụ thông tin điện tử, viễn thông sau đây:
a) Gửi tin nhắn quảng cáo đến điện thoại sau 22 giờ đến trước 7 giờ sáng hôm sau;
b) Gửi quá ba tin nhắn quảng cáo đến một số điện thoại hoặc quá ba thư điện tử đến một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người nhận.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.
Điều 57. Vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo in
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ra phụ trương quảng cáo mà không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Phụ trương quảng cáo không đánh số riêng; không cùng khuôn khổ với trang báo chính; không phát hành cùng trang báo chính;
c) Quảng cáo trên bản tin.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên bìa một của tạp chí, trang nhất của báo.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo quá diện tích theo quy định trên một ấn phẩm báo, tạp chí, trừ báo, tạp chí chuyên quảng cáo;
b) Không có dấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung khác;
c) Không thể hiện tên tờ báo; tên, địa chỉ của cơ quan báo chí; dòng chữ “Phụ trương quảng cáo không tính vào giá bán” trên trang một của phụ trương quảng cáo.
Điều 58. Vi phạm quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên báo nói, báo hình mà không có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ hoặc chuỗi hình ảnh chuyển động mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình hoặc vượt quá 10% chiều cao màn hình và gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình;
b) Quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài phát thanh, đài truyền hình trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của tổ chức phát sóng không phải là kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
b) Quảng cáo trong chương trình thời sự;
c) Quảng cáo trong chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc;
d) Quảng cáo quá hai lần trong mỗi chương trình phim truyện trên đài truyền hình;
đ) Quảng cáo quá bốn lần trong mỗi chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình;
e) Quảng cáo một lần quá 5 phút trong chương trình phim truyện, chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình;
g) Quảng cáo trên truyền hình trả tiền quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của tổ chức phát sóng không phải là kênh, chương trình chuyên quảng cáo.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 59. Vi phạm quy định về quảng cáo trên sản phẩm in
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không ghi tên, địa chỉ, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người quảng cáo, số lượng in, nơi in trên tranh, ảnh, áp-phích, ca-ta-lô, tờ rời, tờ gấp và các sản phẩm in khác hoặc không phải xuất bản phẩm, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều này.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không đúng quy định;
b) Quảng cáo vượt quá diện tích theo quy định trên tranh, ảnh, áp-phích, ca-ta-lô, tờ rời, tờ gấp có nội dung cổ động, tuyên truyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật;
c) Quảng cáo vượt quá diện tích theo quy định trên lịch blốc;
d) Quảng cáo trên tờ lịch blốc in ngày quốc lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo lẫn vào nội dung hoặc làm gián đoạn nội dung của xuất bản phẩm điện tử;
b) Quảng cáo trên bìa hai, ba và bốn các loại sách và tài liệu dưới dạng sách, trừ trường hợp quảng cáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản và sách chuyên quảng cáo;
c) Quảng cáo trên bìa một của các loại sách và tài liệu dưới dạng sách, trừ sách chuyên quảng cáo;
d) Quảng cáo tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản hoặc biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và hoạt động trên tài liệu không kinh doanh mà không phải của tổ chức, cá nhân xuất bản tài liệu đó.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên các sản phẩm in là giấy tờ có giá, văn bằng chứng chỉ và văn bản quản lý nhà nước.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 60. Vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không ghi rõ tên, địa chỉ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 68 Nghị định này;
c) Không thông báo hoặc thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng, băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không tự tháo dỡ bảng quảng cáo, băng-rôn đã hết hạn ghi trong thông báo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không đúng vị trí quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị - xã hội;
b) Thể hiện lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa vượt quá diện tích theo quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị - xã hội;
c) Quảng cáo trên bảng, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang qua đường giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng;
d) Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng, băng-rôn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình có sẵn mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này;
c) Buộc tháo dỡ công trình đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều này.
Điều 61. Vi phạm quy định về quảng cáo trên phương tiện giao thông
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông;
b) Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 62. Vi phạm quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự vượt quá độ ồn cho phép theo quy định;
b) Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự tại trụ sở cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện;
c) Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự trên hệ thống truyền thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo bằng loa phóng thanh và các hình thức tương tự khác gắn trên phương tiện giao thông và các phương tiện di động tại nội thành, nội thị của các thành phố, thị xã.
Điều 63. Vi phạm quy định về quảng cáo trong chương trình, hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, đặt, dán, dựng sản phẩm quảng cáo ngang bằng hoặc cao hơn biểu trưng, lô-gô hoặc tên của chương trình văn hóa, thể thao và du lịch;
b) Thể hiện trên sản phẩm quảng cáo với khổ chữ vượt quá một phần hai khổ chữ tên của chương trình văn hóa, thể thao và du lịch.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo trên khu vực sân khấu không bảo đảm mỹ quan và che khuất tầm nhìn của người xem;
b) Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu và các địa điểm diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mà che khuất Quốc kỳ, Quốc huy, ảnh Lãnh tụ, bảng hướng dẫn chuyên môn;
c) Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu gây cản trở hoạt động tập luyện, thi đấu, biểu diễn của vận động viên, việc chỉ đạo của huấn luyện viên và việc thực hiện nhiệm vụ của Ban tổ chức, trọng tài, nhân viên hướng dẫn, nhân viên y tế, người phục vụ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo mạo danh nghệ sĩ, đoàn nghệ thuật; quảng cáo không đúng nội dung đã được ghi trong giấy phép biểu diễn;
b) Dùng hình ảnh vận động viên trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự để quảng cáo;
c) Quảng cáo các môn thể thao bị cấm;
d) Quảng cáo các phương pháp huấn luyện bị cấm;
đ) Quảng cáo trái điều lệ, luật thi đấu của từng môn thể thao.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 64. Vi phạm quy định về tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo; thời gian và lộ trình thực hiện của đoàn người thực hiện quảng cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo của đoàn người thực hiện quảng cáo không đúng với thông báo đã gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 65. Vi phạm quy định về quảng cáo trong băng, đĩa phim, bản ghi âm, ghi hình
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trong băng, đĩa phim, bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách mà có thời lượng vượt quá tổng thời lượng nội dung chương trình theo quy định.
Điều 66. Vi phạm quy định về biển hiệu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, điện thoại;
b) Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
b) Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;
c) Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
d) Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
đ) Kinh doanh mà không có biển hiệu;
e) Quảng cáo hàng hóa lẫn với biển hiệu;
g) Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;
b) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;
c) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 68. Vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không gửi văn bản thông báo kèm giấy tiếp nhận và nội dung quảng cáo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi quảng cáo thuốc trên đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình địa phương.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đọc rõ ràng tên thuốc, tên hoạt chất và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” đối với quảng cáo thuốc trên báo nói, báo hình;
b) Không thể hiện đầy đủ tên thuốc; tên hoạt chất; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” đối với quảng cáo thuốc trên phương tiện quảng cáo ngoài trời.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quảng cáo thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định; quảng cáo thuốc theo tài liệu thông tin quảng cáo đã đăng ký hết giá trị; quảng cáo thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Quảng cáo thuốc chưa được cấp số đăng ký hoặc số đăng ký hết hiệu lực;
c) Quảng cáo thuốc có nội dung không phù hợp với Giấy phép lưu hành tại Việt Nam hoặc tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chuyên luận về loại thuốc đó đã được ghi trong Dược thư Quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất công nhận;
d) Quảng cáo thuốc thiếu một trong các tài liệu sau: tên thuốc; tên hoạt chất; chỉ định, trừ các chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong, bệnh lây qua đường tình dục, bệnh ung thư, bệnh khối u, bệnh đái tháo đường hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự, chứng mất ngủ kinh niên và chỉ định mang tính kích dục; chống chỉ định hoặc khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc;
b) Lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh, chữa bệnh hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bằng các bài viết trên báo, bằng các chương trình phát thanh, truyền hình để quảng cáo thuốc;
c) Quảng cáo thuốc sử dụng một trong các thông tin, hình ảnh sau: hình ảnh người bệnh; sơ đồ tác dụng của thuốc mà chưa được nghiên cứu, đánh giá; hình ảnh, tên của thầy thuốc để giới thiệu thuốc.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại các điểm a, c và d Khoản 3, Khoản 4 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Điều 69. Vi phạm các quy định về quảng cáo mỹ phẩm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận nhưng khi quảng cáo ở địa phương khác mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi quảng cáo biết.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng tên mỹ phẩm, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc;
b) Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;
c) Quảng cáo mỹ phẩm thiếu một trong các nội dung sau: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm trừ trường hợp tính năng, công dụng đã được thể hiện trên tên của sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 70. Vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;
b) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tác dụng chính và phụ đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
c) Tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm có phát tán hoặc thuyết trình các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm không đúng với hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm có phát tán hoặc thuyết trình các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm;
b) Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 và Khoản 4 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 và Khoản 4 Điều này;
c) Buộc thu hồi, tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế có nội dung không phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
c) Tính năng, công dụng;
d) Lời khuyến cáo: “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” hoặc “Hạn chế phạm vi sử dụng đối với các sản phẩm có sử dụng hóa chất trong Danh mục hạn chế sử dụng”.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 72. Vi phạm các quy định về quảng cáo trang thiết bị y tế
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo trang thiết bị y tế không phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tự do hoặc Giấy phép nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Không thông tin kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khách hàng về các cảnh báo liên quan đến sự cố, tác dụng không mong muốn của trang thiết bị y tế.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo không đúng với tính năng, tác dụng của trang thiết bị y tế;
b) Giấu diếm không thông tin kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khách hàng về các cảnh báo liên quan đến sự cố, tác dụng không mong muốn của trang thiết bị y tế;
c) Quảng cáo mà thiếu tên, chủng loại, hãng sản xuất, nước sản xuất trang thiết bị y tế hoặc tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm bảo hành sản phẩm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 73. Vi phạm các quy định về quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ có nội dung không phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ mà thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên sản phẩm;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 74. Vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không đúng hoặc quá phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo, môi giới việc mua, bán bộ phận cơ thể người.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 75. Vi phạm các quy định về quảng cáo giống cây trồng, giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo giống cây trồng, giống vật nuôi không có trong Danh mục giống cây trồng, giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh hoặc chưa được công nhận chính thức;
b) Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh giống về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, thời hạn bảo hành của giống cây trồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này đối với giống cây trồng chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 76. Vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
b) Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật không phù hợp với Giấy phép kiểm dịch thực vật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam;
b) Quảng cáo thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam;
c) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật thiếu một trong các nội dung sau: tên sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc thú y không đúng nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc quảng cáo sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không đúng văn bản cho phép lưu hành sản phẩm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y, Danh mục chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cấm sử dụng tại Việt Nam.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 78. Vi phạm quy định về quảng cáo thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về bản chất, công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thức ăn chăn nuôi có chứa chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH VÀ QUẢNG CÁO
Điều 79. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Các chức danh quy định tại các điều 80, 81, 82 và 83 Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
Điều 80. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
Điều 81. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên văn hóa, thể thao và du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế, thông tin và truyền thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn đang thi hành công vụ xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra các Sở: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế; Chi cục trưởng các Chi cục: Bảo vệ thực vật, Thú y, Thủy sản, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Lâm nghiệp, Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
5. Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
6. Chánh Thanh tra các Bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng các Cục: Quản lý dược, Quản lý Khám, chữa bệnh, Y tế dự phòng, An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế; Cục trưởng các Cục: Báo chí, Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục trưởng các Cục: Thú y, Bảo vệ thực vật, Trồng trọt, Chăn nuôi, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
7. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
8. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành các Bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
9. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
10. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành các Sở: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành các Cục: Báo chí, Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 82. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, phạt tiền đến 20.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 2 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 2 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 2 Nghị định này.
1. Những người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 40 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Những người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 41 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Những người có thẩm quyền xử phạt của Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 42 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Những người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 44 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
5. Những người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 45 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Nghị định số 37/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao; Điều 26 và Điều 27 Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động báo chí, xuất bản; Điểm b Khoản 2, Điểm a và Điểm b Khoản 3, các điểm a, b và d Khoản 4 Điều 13, các điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 22, Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; Điều 26 Nghị định số91/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Điểm d Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS; Điểm a Khoản 2 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 11, Điểm a Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 96/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh hết hiệu lực.
Điều 85. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, hướng dẫn du lịch là một nghề tự do, người muốn hành nghề hướng dẫn du lịch phải đáp ứng các điều kiện và được cấp thẻ mới được hành nghề.
Lê Phong kiếm đâu ra hướng dẫn viên xinh thế này nhỉ?
Điều 73 Luật Du lịch 2005 quy định “hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành”. Tuy nhiên, trên thực tế thì một hướng dẫn viên có thể cùng một lúc ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp lữ hành miễn là họ không vi phạm các điều khoản quy định trong nội dung của hợp đồng. Vì vậy, nội dung này còn có ý nghĩa gì khi họ là người hành nghề tự do chỉ nhận công việc theo từng đoàn khách cụ thể.
Trường hợp cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, tại Điều 73 Luật Du lịch 2005 quy định: Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện; có trình độ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp thì được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa.
Trường hợp hướng dẫn viên du lịch quốc tế, phải có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện; có trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; sử dụng thành thạo ngoại ngữ thì được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Trên thực tế, đang tồn tại trường hợp người có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế thì không hướng dẫn được khách quốc tế (do không xin được việc tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế), còn người có thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa tại một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế do thiếu hướng dẫn viên vào mùa cao điểm thì có thể hướng dẫn khách quốc tế; hoặc đối với những người sử dụng thành thạo ngoại ngữ ít thông dụng nhưng không có trình độ cử nhân nên không cấp thẻ được để họ có thể hành nghề hướng dẫn hợp pháp, nhưng khi doanh nghiệp không tìm được hướng dẫn viên phù hợp vẫn phải sử dụng họ dẫn đến đến trường hợp hành nghề hướng dẫn trái quy định. Hoặc những trường hợp người tốt nghiệp cao đẳng không phải chuyên ngành hướng dẫn nhưng học tại các trường đào tạo về du lịch, mặc dù đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác về cấp thẻ mà không thể xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế do trái quy định pháp luật hiện hành.
Về chứng chỉ nghiệp vụ du lịch, trên thực tế đang tồn tại hai phương thức học tại các trường được ủy nhiệm đào tạo hoặc tham gia kỳ thi do Tổng cục Du lịch ủy quyền tổ chức.
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nguyên nhân của thực trạng trên là do: Luật Du lịch 2005 quy định điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế cao hơn so với tiêu chuẩn nghề lao động, mà thực tế nếu là nghề thì chỉ cần đáp ứng kỹ năng nghề là đạt yêu cầu. Luật Du lịch 2005 không quy định cụ thể hình thức đào tạo hay cách thức có chứng chỉ hướng dẫn nghiệp vụ du lịch (được xem là chứng chỉ nghề).
Hậu quả của việc này là: Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, không có biện pháp quản lý để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi muốn cấp thí điểm thẻ hướng dẫn viên đặc cách cho đối tượng đã làm nghề hướng dẫn lâu năm (đã hoạt động trước khi Luật Du lịch 2005 ban hành), sử dụng thành thạo ngoại ngữ ít thông dụng trong khi nhu cầu xã hội rất cao. Đối với doanh nghiệp, không có đủ lượng hướng dẫn viên chuyên nghiệp để phục vụ đáp ứng yêu cầu hướng dẫn khách. Đối với công dân, không tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng các điều kiện để được cấp thẻ hành nghề.
Điều kiện hành nghề và cấp thẻ hướng dẫn du lịch
Vì vậy, tại dự thảo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất quy định theo hướng điều chỉnh cách thức để có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và hạ thấp tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Cụ thể, hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành. Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn du lịch: Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, trách nhiệm, có ý thức chấp hành pháp luật; tốt nghiệp trung cấp trở lênđối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa; tốt nghiệp cao đẳng trở lên đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; có chứng chỉ nghề hướng dẫn viên du lịch quốc gia hoặc chứng nhận đạt tiêu chuẩn về trình độ hướng dẫn du lịch do Tổng cục Du lịch cấp đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; có chứng nhận đạt tiêu chuẩn về trình độ hướng dẫn du lịch do Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm; sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế (Đối với các trường hợp sử dụng ngoại ngữ ít thông dụng, Chính phủ quy định cụ thể trong từng thời kỳ).
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
Xin chào Luật sư, Hôm trước gia đình tôi có đi vào Cà Mau chơi và gia đình tôi có ký hợp đồng với một công ty du lịch A là phải có hướng dẫn viên. Nhưng khi đến địa điểm đó tôi không hề thấy hướng dẫn viên đó không đeo thẻ hướng dẫn viên tôi có hỏi thì anh ta bảo không cần phải đeo cũng được. Như vậy xin hỏi Luật sư, hành vi của anh ta là đúng hay sai? Nếu sai có bị phạt tiền không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại khoản 2 điều 76 của Luật du lịch 2005 có quy định về nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch như sau:
a) Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan, du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
b) Thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho khách du lịch và các quyền lợi hợp pháp của khách du lịch;
c) Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách; trường hợp khách du lịch có yêu cầu thay đổi chương trình du lịch thì phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định;
d) Có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch;
đ) Hoạt động đúng quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật này; đeo thẻ hướng dẫn viên trong khi hướng dẫn du lịch;
e) Tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức;
g) Bồi thường cho khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Tại điều 44 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên có hành vi không đeo thẻ, giấy chứng nhận trong khi hành nghề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thuyết minh không đúng nội dung giới thiệu tại khu du lịch, điểm du lịch;
b) Không mang theo chương trình du lịch, giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khi hành nghề;
c) Không hướng dẫn cho khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
d) Không cung cấp đầy đủ thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho đại diện nhóm khách du lịch hoặc khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có hợp đồng lao động bằng văn bản với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khi hành nghề;
b) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch trong khi thực hiện chương trình du lịch;
c) Cho người khác sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;
d) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên của người khác;
đ) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch đã hết hạn;
e) Kê khai không trung thực hoặc giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;
g) Không thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;
b) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài;
c) Thuyết minh cho khách du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch mà không có Giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định;
d) Hướng dẫn khách du lịch mà không có Thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định;
đ) Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch giả, Giấy chứng nhận thuyết minh viên giả;
e) Tự ý thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng hoặc chương trình mà doanh nghiệp lữ hành đăng ký;
b) Thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch;
c) Giới thiệu sai lệch giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa khách du lịch đến khu vực cấm;
b) Người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận thuyết minh viên từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này;
d) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các Điểm d và Điểm đ Khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này.
Như vậy trong trường hợp của bạn hành vi của người hướng dẫn viên du lịch đó đã vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 điều 76 của Luật du lịch 2005 và người hướng dẫn viên đó sẽ bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 điều 44 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Thực trạng của chúng ta nhiều lúc cũng rất bức xúc, đối với những hướng dẫn viên chui Hàn Quốc thì chẳng mấy khi thấy thanh tra du lịch động tới, hoặc có động tới thì cũng từng lúc. Động đến với tần suất như thế nào thì ko ai biết, chỉ biết hướng dẫn viên chui Hàn vẫn đầy sân bay.
Đối với những hướng dẫn viên chân chính có thẻ, không phải cứ có thẻ là mọi chuyện đều ngon lành đâu, cần rất nhiều giấy tờ khác đấy. 3 loại giấy tờ này luôn là vật bất ly thân khi đi làm, ngoài Bắc thì nơi hay bị kiểm tra là Văn Miếu, động Thiên Cung Hạ Long....
1. Thẻ hướng dẫn viên còn hạn
2. Hợp đồng lao động ngắn hoặc dài hạn đối với công ty du lịch mình đang đi (dù là cộng tác viên đi nhiều công ty, nhưng mỗi công ty cần 1 hợp đồng, đương nhiên phải còn thời hạn)
3. Tờ chương trình tour bằng Tiếng Việt, trên có ghi lịch trình cụ thể, tên, số lượng khách, có dấu đỏ của công ty du lịch, có chữ ký của điều hành tour
Vậy là dù có thẻ hướng dẫn viên nhưng thiếu mục 2 hoặc mục 3 thôi thì vẫn bị phạt bình thường, theo kinh nghiệm thì thiếu mỗi thứ ở mục 2 và 3 phạt 500.000k, bị giữ thẻ cho tới khi nộp tiền. Nếu thiếu mục 1 thì thôi rồi 3.000.000.
Chúc các bạn HDV an toàn trong các đợt truy quét của thanh tra du lịch.
Mr Bình "xích lô" thành viên hanoijsg đang "chém" tơi bời
Mr Tích thành viên hanoijsg đang "độc diễn"
Hiện nay có nhiều bạn khi vào website của HANOIJSG nhầm tưởng là 1 câu lạc bộ luyện nói Tiếng Nhật, nên muốn tham gia để nâng cao khả năng về tiếng. Xin trả lời các bạn
- Câu lạc bộ HDV Tiếng Nhật Hà Nội là một câu lạc bộ nghề nghiệp, tập hợp những người làm nghề hướng dẫn viên du lịch Tiếng Nhật, nơi giao lưu trao đổi kinh nghiệm và bảo vệ quyền lợi cho các thành viên khi tác nghiệp.
Khi giao lưu trao đổi các thành viên nói chuyện với nhau bằng Tiếng Việt chứ ko phải Tiếng Nhật, thành viên của hội tất cả đều nói Tiếng Nhật ở mức lưu loát nhưng chỉ sử dụng khi hướng dẫn cho khách. Vì vậy nếu các bạn muốn luyện Tiếng Nhật thì chắc sẽ khó, có lẽ nên tham gia câu lạc bộ nói Tiếng Nhật thì hơn.
Để trở thành thành viên, rất đơn giản là các bạn hay gia nhập một công ty du lịch Nhật Bản nào đó tại Hà Nội, Danh sách các công ty du lịch Nhật, các bạn xem cột bên trái có logo và đường link tới công ty, Bước đầu chưa phải là thành viên chính thức(khi chưa đóng 500k/năm), các bạn tham gia với tư cách thành viên không chính thức. Khi đã đóng hội phí các bạn sẽ được hưởng những quyền lợi của hội. Quyền lợi của hội các bạn tham khảo trên diễn đàn tại http://www.hanoijsg.org/forums/viewtopic.php?f=4&t=939
Rất mong sự góp ý của các bạn và các thành viên
- 30 ngày trước khi thẻ hướng dẫn viên du lịch hết hạn, hướng dẫn viên phải làm thủ tục đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên mới, gửi hồ sơ đến một trong các Sở Văn hóa, Thể thao và Du trên toàn quốc.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ/hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định hồ sơ, nhập dữ liệu về hướng dẫn viên về hướng dẫn viên vào hệ thống quản lý hướng dẫn viên toàn quốc trên mạng internet: huongdanvien.vn.
+ Trường hợp đủ điều kiện đổi thẻ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và công bố thông tin của hướng dẫn viên trên trang web: huongdanvien.vn.
+ Trường hợp không đủ điều kiện đổi thẻ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người đề nghị đổi thẻ biết.
Xem toàn văn thủ tục tại file đính kèm:
http://huongdanvien.vn/images/files/Thu_tuc_Doi_the_HDV_QT_ND.doc
- Khi thẻ hướng dẫn viên bị mất hoặc bị hư hỏng, người đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên gửi hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đã được cấp thẻ hướng dẫn viên;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ/hợp lệ đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định hồ sơ, nhập dữ liệu về hướng dẫn viên vào hệ thống quản lý hướng dẫn viên toàn quốc trên mạng của Tổng cục Du lịch: huongdanvien.vn.
+ Trường hợp đủ điều kiện cấp lại thẻ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định cấp lại và công bố thông tin hướng dẫn viên trên trang web: huongdanvien.vn.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp lại thẻ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp lại thẻ biết.
(Thời hạn của thẻ được cấp lại bằng thời gian còn lại của thẻ đã cấp)
Xem toàn văn thủ tục tại file đính kèm:
http://huongdanvien.vn/images/files/Thu_tuc_Cap_lai_the_HDV_QT_ND.doc
1. Bằng tốt nghiệp
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành du lịch trở lên nhưng không thuộc chuyên ngành hướng dẫn du lịch và chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch khóa 1 tháng do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;
+ Bằng đại học trở lên thuộc khối kinh tế, khoa học xã hội và chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch khóa 2 tháng do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp
+ Bằng đại học trở lên thuộc khối khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật công nghệ và chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch khóa 3 tháng do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
2. Bằng ngoại ngữ (đối với Tiếng Nhật là 2KYU nhưng chứng chỉ không được quá 2 năm), hoặc chứng chỉ ngoại ngữ do các trường tổ chức thi để lấy thẻ HDV, hoặc nếu bằng đại học của bạn chuyên nghành ngoại ngữ Tiếng Nhật thì khỏi cần
3. Giấy khám sức khỏe, ảnh các thể loại.
Đơn giản chỉ có vậy, nhưng cũng ko hề đơn giản khi yêu cầu bằng đại học, rồi 2KYU, sẽ vất vả đối với ACE đi tu nghiệp sinh từ Nhật về, tiếng Nhật như gió nhưng ko dễ lấy thẻ.
Nguyễn Tiến Hùng
TÊN THỦ TỤC | Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế |
Lĩnh vực | Lữ hành |
Cơ quan thực hiện | Sở VHTTDL |
Trình tự thực hiện | - Người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên gửi hồ sơ tại một trong các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên toàn quốc; |
Cách thức thực hiện | Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến một trong các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên toàn quốc. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | - Thành phần hồ sơ:
|
Thời hạn giải quyết | 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính | - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. |
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính | Cá nhân. |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Thẻ |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính(Nếu có) | (1) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; |
Lệ phí(Nếu có) | 650.000 đồng/thẻ (Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010) |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm) | Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch (Mẫu 31 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011). |
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính | - Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. |