Nhật ký tại Nhật Bản (phần 8)

Thứ sáu - 11/02/2011 19:58
Cố đô Nara nằm cách thành phố Osaka về phía Nam khoảng 50km. Nara được xây dựng vào năm 710 vào thời Yayoi (năm 710 đến 794) khi đó Nhật Bản bắt đầu phát triển nông nghiệp trồng lúa.

15,Cố đô Naratrong sắc thu Nhật Bản

http://vovnews.vn/avatar.aspx?ID=100070&at=0&ts=200&lm=633634688764030000

(VOV) - Dưới ánh nắng thu rực rỡ, hòa vào dòng người tới công viên Nara, trên đầu tôi những cành thông xanh mướt đung đưa trong gió, màu đỏ của những cánh lá Momizi bên hồ bắt đầu lan ra rực rỡ

Tôi tới Nara- cố đô cổ kính nhất Nhật Bản vào một ngày đầu thu khi những chiếc lá Momizi bắt đầu nhuộm đỏ. Vào thời điểm này có tới hàng ngàn du khách của Nhật Bản và các nước tới với Naramỗi ngày. Khắp các bến tàu điện, xe buýt, bãi đỗ ô tô… đâu đâu cũng chật ních người. Nhìn dòng người đổ về Naratôi tự hỏi thành phố này có gì hấp dẫn hơn cố đô Huế, hay phố cổ Hội An của Việt Nammà du khách đông tới như vậy….

Cố đô Nara nằm cách thành phố Osaka về phía Nam khoảng 50km. Nara được xây dựng vào năm 710 vào thời Yayoi (năm 710 đến 794) khi đó Nhật Bản bắt đầu phát triển nông nghiệp trồng lúa. Thành phố Naranằm gọn trong 2 lớp hào bao quanh, một lớp để phòng quân địch xâm chiếm và một lớp nữa là hệ thống thoát nước. Naracòn được bảo vệ bằng hệ thống tường thành bao quanh thành phố dài 3,5km kéo từ Đông sang Tây và 5 km từ Bắc xuống Nam. Không được như cố đô Huế, những di tích tường thành và cung điện của Narađã bị xóa mờ theo thời gian. Cũng không giống như Hội An, những dãy phố cổ của Nara cũng không có gì đặc sắc để níu bước chân du khách, song đi sâu vào Nara tôi mới phát hiện những nét đẹp cổ kính đầy chất thơ của Nara mà bất cứ di sản văn hóa nào của Nhật Bản cũng như trên thế giới không có được….

http://vovnews.vn/Uploaded_VOV/manhhung/20081128/cong-chua-todai.jpg

Cổng chùa Todai

 

Dưới ánh nắng thu rực rỡ, hòa vào dòng người tới công viên Nara, trên đầu tôi những cành thông xanh mướt đung đưa trong gió, màu đỏ của những cánh lá Momizi bên hồ bắt đầu lan ra rực rỡ, trên bãi cỏ rộng những chú hươu vừa tha thẩn dạo chơi vừa như mời du khách tới chùa Todai (tiếng Hán gọi là chùa Đông Đại). Chùa Todai được xây dựng vào năm 728. Dưới thời Yayoi, đạo Phật rất phát triển, chính vì vậy vào thời này rất nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng trên khắp Nhật Bản và chịu ảnh hưởng kiến trúc nhà Đường của Trung Quốc. Riêng chùa Todai lại mang một phong cách kiến trúc đặc biệt khác hẳn. Cổng chính ngôi chùa rất rộng dáng vẻ bề thế uy nghi giống như cung điện nhà vua với hai mái và hàng cột gỗ cao 50m và có chu vi bằng khoảng 5 người ôm. Một con đường lát đá rộng tới 4,5m dẫn tới điện chính của chùa.

Ánh nắng chiếu vào tạo thành lớp hào quang lộng lẫy bao quạnh bức tượng phật Thích ca khổng lồ cao tới 15m. Tôi lặng yên cúi mình trước bức tượng chợt thấy mình nhỏ xíu trong thế giới tâm linh. Công trình đúc tượng phật được bắt đầu từ năm 747 và hoàn thành vào năm 749. Đó là công trình của hàng trăm nghệ nhân đúc đến từ khắp nơi trên đất nước. Sau khi được chuyển vào điện chính của chùa năm 752, cho tới nay bức tượng luôn được coi là tuyệt tác của nền nghệ thuật đúc Nhật Bản. Có rất nhiều du khách tới đây hỏi tại sao thời đó lại cho đúc một bức tượng Phật lớn tới như vậy. Theo dòng lịch sử vào thời đó liên tục xảy ra thiên tai động đất, hạn hán, lụt lội cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Chính vì vậy Nhật Hoàng Syomu quyết định dựng tượng Phật lớn để chấn an lòng dân và khuyến khích tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau.

http://vovnews.vn/Uploaded_VOV/manhhung/20081128/gia-banh.jpg

Giã bánh Momigi-manzyu

 

Theo một vị sư chùa Todai kể lại, ngôi chùa này đã hai lần bị tàn phá và bị thiêu trụi trong chiến tranh. Cho tới 1691, chùa Todai mới khôi phục lại và từ đó đến nay cứ hai năm một lần, 10.000 nhà sư từ khắp các chùa Nhật Bản lại tụ hội về chùa Todai đốt lửa ngay trước điện chính để  được chiêm ngưỡng nét mặt hiền từ của Đức Phật và tưởng nhớ những nạn nhân đã chết trong 2 cuộc chiến đó.

Hoàng hôn đã buông xuống thành phố Nara. Tiếng chuông chùa Todai từ xa vọng lại. Ngày 5/12 tới, Narachính thức kỷ niệm 10 năm ngày UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tôi vẫn còn lưu lại Narađể thưởng thức vị ngọt của bánh dày Momigi-manzyu, đặc sản của vùng Kansai. Hương thu phảng phất đâu đây, nỗi nhớ quê hương hòa trong thu Nhật Bản. Cuộc hành trình khám phá nét đẹp cố đô Naracó lẽ sẽ kéo dài mãi tới tận nhiều thế hệ sau./.

16.Thăm vùng gốm sứ cố đô Kyouto của Nhật Bản

http://vovnews.vn/avatar.aspx?ID=124981&at=0&ts=200&lm=633921854763370000

Chồn Tanuki bằng gốm

(VOV) - Hiện tại Nhật Bản còn khoảng 54 địa phương sản xuất gốm. Những vùng sản xuất gốm nổi tiếng là Kyouto, Yokohama, Nagoya, Nagasaki.

Từ Kobe tôi vượt một chặng đường dài qua Osakatới cố đô Kyotocủa Nhật Bản. Nghe nói ngoài những ngôi chùa cổ kính di sản văn hóa thế giới, nơi đây còn là quê hương của gốm sứ. Quả thật… khi đặt chân tới vùng ngoại ô của cố đô Kyouto, tôi ngỡ ngàng khi hai bên đường, hòa trong màu xanh bạt ngàn của những cánh đồng chè là một thế giới đầy màu sắc của gốm sứ…

Bên ngoài một cửa hiệu trưng bày một dãy toàn những chú chồn gốm rất xinh xắn đủ mọi kích cỡ, với hai đôi mắt tròn to, đầu đội mũ nơ, đeo chiếc túi in hình chữ Phúc. Chồn trong tiếng Nhật gọi là Tanuki, biểu tượng cho chữ Phú quí. Trong mỗi gia đình người Nhật Bản, chú chồn gốm thường trưng bày ở góc trang trọng. Người Nhật Bản cho rằng sự có mặt của Tanuki sẽ làm cho mảnh đất mà họ đang ở có nguồn nước sạch hơn, không khí trong lành hơn, tránh được mọi tai ương và làm ăn được phát đạt hơn.

Hiện tại Nhật Bản còn khoảng 54 địa phương sản xuất gốm. Những vùng sản xuất gốm nổi tiếng là Kyouto, Yokohama, Nagoya, Nagasaki. Lịch sử gốm sứ Nhật Bản cũng theo dòng chảy của lịch sử gốm sứ Trung Hoa cách đây 4000 năm, cho tới thế kỷ thứ 5, gốm Trung Hoa thông qua thương thuyền ghé bán đảo Triều Tiên, rồi được đưa vào Nhật Bản. Thời Edo (từ năm 1624 đến 1683) là thời kỳ nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản phát triển hưng thịnh nhất. Vào thời này các nghệ nhân Nhật Bản đã sáng tạo ra các loại gốm xanh, gốm trắng, cách nhuộm gốm và vẽ hoa văn trên sản phẩm gốm. Cũng vào thời này, nhiều loại tranh gốm nổi tiếng của Nhật Bản ra đời như tranh gốm Taniyaki, tranh gốm Nabesima không những nổi tiếng ở Nhật Bản mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Gốm Kyouto đại đa số là gốm màu mỏng nhẹ ít hoa văn hơn gốm Bát Tràng của ViệT Nam. Nghệ nhân Sato trên tay cầm sản phẩm gốm Kamado (là loại nồi gốm giữ nhiệt có hai hoặc ba lớp) cho tôi hay, để tạo ra sản phẩm gốm này phải rất công phu từ việc chọn chất đất làm gốm, cách nhào nặn đất pha chút bột đá và xi măng, nghệ thuật tráng men gốm cho tới phương pháp nung trong lò gốm truyền thống bằng đất, nhiệt độ phải đạt tới 1300 độ C. Ông Sato cho biết sản phẩm nồi gốm Kamado và chú chồn gốm Tanuki tại mảnh đất Kyoudo này là nổi tiếng và bán chạy nhất trên toàn Nhật Bản.

http://vovnews.vn/Uploaded_VOV/thuyhoa/20091026/noi-gom-truyen-thong-Kamado.jpg

Những chiếc nồi gốm Kamado

 

Rời cố đô Kyouto, tôi mang theo chú chồn Tanuki và chiếc nồi Kamado –hai biểu tượng nghệ thuật truyền thống gốm sứ của mảnh đất này…

http://vovnews.vn/Uploaded_VOV/thuyhoa/20091026/gom-VN-the-ky-15-trung-bay-.jpg

Chiếc đĩa gốm Việt Nam trưng bày tại Bảo tàng ở Nhật Bản


Tại viện bảo tàng quốc gia Tokyovà Kyu-shyu có trưng bày nghệ thuật gốm xanh Việt Nam: Đó là chiếc đĩa gốm in hình con chim đậu trên lá tre, có niên đại thế kỷ thứ 15

Rời cố đô Kyouto, tôi mang theo chú chồn Tanuki và chiếc nồi Kamado –hai biểu tượng nghệ thuật truyền thống gốm sứ của mảnh đất này… tay nâng niu chú chồn gốm tôi thầm ước một ngày nào đó không xa, gốm sứ Việt Nam và Nhật Bản sẽ được giao thoa trên cả hai lĩnh vực văn hóa và thương mại… Nhất định ngày đó sẽ tới…

(còn nữa)

Tác giả bài viết: hathuson1502@yahoo.co.uk

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây