Nhật ký tại Nhật Bản (phần 4)

Thứ sáu - 11/02/2011 19:24
Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới làm nên sự thần kỳ của Nhật Bản có những doanh nhân. Chính sự lao động tận tụy của họ đã góp phần phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước...

7.Chân dung một doanh nhân Nhật Bản

Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới làm nên sự thần kỳ của  Nhật Bản có những doanh nhân. Chính sự lao động tận tụy của họ đã góp phần phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước...

Lần đầu tiên tôi gặp ishizaki tại khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội nhân một chuyến đi thị sát khu công nghiệp Thăng Long. Với bộ comple may khéo cùng với cặp kính sang trọng trông anh rõ là một doanh nhân thành đạt. Lúc đó anh là trưởng phòng kinh doanh khu vực miền đông Nhật Bản của công ty máy giặt ASAHI.Cơ hội kinh doah đã giúp anh đặt chân tới nhiều miền đất trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Anh cho tôi hay sự ngưỡng mộ của mình trước tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam...

Trở lại Nhật Bản lần này tình cờ tôi gặp anh vào một ngày cuối tuần, tay bắt mặt mừng anh khoe vừa ký xong một bản hợp đồng trị giá 120 triệu yên. Anh rất vui, hơn 25 năm trong nghề, dường như mỗi lần ký hợp đồng anh đều vui như vậy..Qua niềm vui này tôi cảm nhận được sự gắn bó tha thiết của anh đối với công việc, đối với công ty của mình.

Là người quen cũ anh ngỏ lời mời tôi đến nhà chơi. Như bất kỳ một công dân Nhật Bản nào có việc làm ổn định, anh cũng có ô tô, một chiếc Corola màu trắng còn mới.Sau 90 phút xe chạy, chúng tôi dừng lại bãi đỗ xe trước chung cư 11 tầng, sơn trắng đẹp đẽ và sang trọng.

Nhà ông ở tầng mấy... Không Ishizaki trả lời chúng ta phải đi hai bến tàu điện ngầm nữa mới tới.

Tàu chạy 10 phút chúng tôi xuống. Bước những bươc chan lạ lẫm lên tầng 4 chung cư chỉ có cầu thang bộ. Đứng trước căn hộ mang só 403 với cửa sắt chắc chắn tôi thực sự ngạc nhiên còn nhân lên gấp bội khi bước vào phòng. 

Xin lỗi, cảm phiền anh, tôi vào được chứ ạ...

Một phút, rồi hai phút, tôi đứng ngây như phỗng..Trong không gian nhỏ hẹp không đầy 15 mét vuông chỉ có độc một chiếc bàn, chiếc ti vi, quạt máy và máy tính xách tay đã cũ...

Anh kể vợ con anh sống ở vùng Kyu-syu, một hòn đảo miền nam Nhật Bản. Vì yêu công việc , anh tới Tokyo và được công ty thuê cho căn hộ này trị giá 850 đôla một tháng. Mức lương anh không phải là thấp 4000 đola một tháng. Tại Nhật Bản, nhân viên công ty mới ra trường hưởng mức lương 2000 đôla và sẽ tăng dần theo tuổi tác và kinh nghiệm.Nhưng một viên chức khi lĩnh lương phải trang trải rất nhiều chi phí như thuế thu nhập, bảo hiểm thân thể, y tế, bảo hiểm xe...tất cả chiếm khoảng 40% lương, còn lại là tiền sinh hoạt gia đình, cá nhân trong đó đáng lo ngại là tiền chi phí cho con ăn học vô cùng tốn kém. Vì vậy hầu hết các cặp vợ chồng trẻ không dám sinh con ngay sau khi kết hôn. Ishizaki là một doanh nhân sống xa nhà, bữa ăn của anh thường chỉ một chiếc bánh Sanwich, một hộp sữa hay một gói mì soba kèm theo một lon bia lạnh...Đôi khi anh cũng giải trí bằng cách ngồi bia bọt cùng bạn bè,tắm suối nước nóng, thi thoảng đi chơi gol ở một nơi xa cùng đồng nghiệp công ty...Thế thôi...

Dường như không để ý đến sự ngạc nhiên của tôi, Ishizaki tâm sự

Đã hơn 10 năm xa gia đình, ước mơ một doanh nhân như tôi cũng đơn giản thôi, con tôi được học một trường tốt ở Kyu-syu, được ăn bữa ăn ngon và được đi du lịch..

Nước Nhật, thủ đô Tokyo với những khu cao ốc hiện đại, đường cao tốc dọc ngang với xe điện ngầm, xe điện trên cao, thu nhập đầu người cao ngất ngưởng. Tôi chợt hiểu thêm đằng sau sự nguy nga tráng lệ,sự phồn vinh ấy có những con người như Isizaki dẻo dai chịu đựng làm việc cần mẫn vì gia đình, vì đất nước..

8. Việt Nam trong con mắt chính trị gia Nhật Bản

Việt Nam - Ấn tượng chiến tranh và đổi mới

http://vovnews.vn/avatar.aspx?ID=110684&at=0&ts=200&lm=633766360517330000

Bìa cuốn sách

Chủ tịch Đảng cộng sản Nhật Bản - ông Kazuo shi-i vừa ra mắt cuốn bút ký gần 200 trang ghi lại chuyến đi của ông tới Việt Namnăm 2007.

Ông Kazuo shi-i đã gắn bó và quan tâm sâu sắc đến Việt Namtrong suốt chặng đường lịch sử hơn 40 năm qua. VOVNews trích một số đoạn trong cuốn bút ký này.

Còn đau dấu tích chiến tranh

...Tôi tới Việt Namvà tìm đến những di tích chiến tranh mà nhịp đập trong trái tim tôi nghẹn lại tưởng như cuộc chiến tranh đó mới vừa kết thúc. Vừa đặt chân tới thủ đô Hà Nội, chúng tôi đến đặt vòng hoa và thắp hương cho những nạn nhân đã bỏ mình trong cuộc không kích B52 của Mỹ vào đêm 26/12/1972tại phố Khâm Thiên. Tôi được nghe người đồng chí Việt Nam cùng đi kể lại trận không kích đó trong phút chốc đã san phẳng cả đường phố sầm uất nhất Hà Nội, cướp đi sinh mạng của 577 người dân vô tội.

http://vovnews.vn/Uploaded_VOV/bichdao/20090429/tham_dai_tuong_niem_kham_th.jpg

Ông Kazuo shi-i đến thắp hương tại Đài tưởng niệm ở phố Khâm Thiên

Tôi không thể cầm nước mắt khi nhìn lên bức tượng người mẹ ôm đứa con đã chết với đôi mắt căm hờn. Đây là giây phút đầu tiên kể từ khi tới Việt Nam, tôi cảm nhận được nỗi đau thương mất mát mà người Việt Namphải chịu đựng trong chiến tranh...

... Rời Hà Nội, tôi đến thăm bệnh viện Từ Dũ tại thành phố Hồ Chí Minh. Lại thêm một kỷ niệm sâu sắc in trong trái tim tôi. Tại đây tôi được gặp anh Đức trong cặp song sinh Việt - Đức, nạn nhân điển hình bị nhiễm chất độc da cam - dioxin trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Anh vừa mới kết hôn và ra đón tôi tại cổng bệnh viện với gương mặt tràn đầy hạnh phúc. Tôi nhận từ tay anh bó hoa tươi thắm mà đôi mắt rưng rưng. Người Việt Namcác bạn thật dũng cảm, khoan dung và rộng lượng. Chiến tranh đã qua vết thương vẫn còn đó mà trên gương mặt họ không còn một chút bụi mờ của chiến tranh chỉ thấy nụ cười và khuôn mặt rạng rỡ hướng tới tương lai.

Trong bệnh viện Từ Dũ có một khu nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho trẻ em nhiễm chất độc da cam-dioxin được gọi là làng Hòa Bình. Tới đây tôi như tìm về những kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu, không còn cảm giác của sự ngăn cách giữa hạnh phúc đời thường và những cảnh đời không may mắn. Các em vây quanh tôi chuyện trò ríu rít, có em còn ôm lấy tôi tặng một nụ hôn thật dễ thương lên má tôi. Lúc đó tôi có cảm giác mình là cha của một đàn con nhỏ.

Củ Chi, thật khó tin!

...Một kỳ tích mà người Việt Nam đã làm được trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đó là địa đạo Củ Chi. Từ thành phố Hồ Chí Minh vượt qua chặng đường dài 75km, tôi đến với Củ Chi với sự háo hức pha lẫn tò mò. Tôi đã tìm thấy ở địa đạo Củ Chi một cuộc sống đời thường thời chiến tranh của những người du kích địa phương, đầy gian truân, giản dị mà mang một tầm vóc vĩ đại về chiến lược quân sự. Địa đạo Củ Chi chứng minh con đường đi đúng đắn của cách mạng Việt Nam: kiên trì bền bỉ đi đến thành công, làm nên chiến thắng lịch sử vang dội địa cầu 30/4.

http://vovnews.vn/Uploaded_VOV/bichdao/20090429/chu_tich_Si-i_trong_dia_dao.jpg

Ông Kazuo shi-i trong địa đạo Củ Chi

Tới Củ Chi vào ngày đầu xuân, trên con đường bạt ngàn màu xanh của vùng miền đông Nambộ, tôi cảm nhận được sức sống mãnh liệt của vùng căn cứ địa cách mạng này. Trước đây quân đội Mỹ cũng rải chất độc da cam - dioxin định biến Củ Chi thành mảnh đất chết, song Củ Chi đã đứng lên với tất cả sức mạnh và niềm tin tất thắng. Những chiến sĩ du kích Củ Chi đã cùng nhau tạo ra một đường hầm dài 250km, bền gan chiến đấu với quân địch.

Tới Củ Chi - điểm di tích cuối cùng kể về cuộc kháng chiến trường kỳ dài 20 năm, tôi mới hiểu đầy đủ tư chất của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam, dũng cảm, kiên cường, bền gan và quyết chí...

Tin vào tương lai của Việt Nam

Chia sẻ với phóng viên VOV tại Tokyo, Chủ tịch Đảng cộng sản Nhật Bản, ông Kazuo shi-i nhận xét: “Chiến tranh đã qua, giờ đây các bạn đang nỗ lực vào công cuộc đổi mới đất nước. Tôi cảm thức được đức tính kiên cường  vẫn đang được phát huy mạnh mẽ hơn trong công cuộc xây dựng đất nước”.

Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã từng nói với tôi: “Việt Namđang tìm con đường mới mang tính thực tiễn hơn để đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào thời đó cũng có nhiều ý kiến phân vân: liệu có thể thắng Mỹ- một đế quốc hùng mạnh được hay không, nhưng cuối cùng chúng tôi đã thắng. Trong sự nghiệp đổi mới ngày nay cũng vậy, mặc dù vấp không ít khó khăn nhưng chúng tôi đã đạt những thành tựu đáng tự hào”.

Lịch sử thật vĩ đại, các bạn đã chiến thắng 2 đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, các bạn đã, đang và sẽ chứng minh cho thế giới thấy một hình ảnh Việt Nam anh dũng quật cường trong quá khứ và phồn vinh trong tương lai”./.

Muốn nửa trái tim hoà cùng nhịp đập với Việt Nam

Nghệ sĩ Nhật Bản Sugi- ryoutaro sinh ngày 14/8/1944 tại thành phố Kobe thuộc miền trung Nhật Bản. Ông là một kịch sĩ, ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh nổi tiếng tại Nhật Bản và nhiều nước châu Á. Ông đóng vai chính trong hơn 1400 vở kịch của Nhật Bản và được coi là một nghệ sĩ thổi luồng gió mới vào bộ môn kịch sân khấu truyền hình Nhật Bản. Ông đã từng nhận nhiều giải thưởng cao quí như Gương mặt diễn viên điện ảnh xuất sắc trong liên hoan phim thứ 16 được tổ chức tại tỉnh Kawazaki năm 1969, giải thưởng đặc biệt Mũi tên vàng lần thứ 17 năm 1980. Năm 1998, ông vinh dự được Bộ Văn hóa và giáo dục Nhật Bản công nhận là nghệ sĩ, ca sĩ xuất sắc đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phục hưng nền văn hóa nghệ thuật nước nhà và sự nghiệp giao lưu văn hóa và hoạt động từ thiện quốc tế.

Nghệ sĩ Sugi biết đến Việt Nam vào đầu năm 1988, ngay trong lần đầu tiên đặt chân tới thủ đô Hà Nội, ông đã có ấn tượng sâu sắc về một mảnh đất vừa đi qua chiến tranh, nay đang vươn lên với một sức sống mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ông có một suy tư: “Nhật Bản cũng là đất nước đã từng trải qua chiến tranh. Vì vậy người Nhật Bản thấu hiểu được phần nào nỗi đau chiến tranh của người Việt Nam”. Ông cho rằng người Nhật nên nhận trách nhiệm với Việt Namvề những hành động trong quá khứ. Từ suy tư ấy ông muốn làm một điều gì đó có ích cho Việt Nam…

.mlhttp://vovnews.vn/avatar.aspx?ID=62219&at=0&ts=200&lm=633175206000000000

Tôi được gặp ông lần đầu vào những ngày hè năm 1990 tại Hà Nội. Khi đó ông là chủ tịch hội giao lưu văn hóa Nhật Việt. Năm 2007 khi tới Tokyotôi lại gặp ông và chứng kiến nhiệt huyết và tình cảm của ông đối với VIệt Namvà quyết định viết về ông

Do những cống hiến của ông đối với nhân dân Việt Nam, năm 1997 ông đã được nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng Huân chương Hữu nghị. Năm 2004, ông được Bộ Ngoại giao Nhật Bản bổ nghiệm làm Đại sứ thiện chí Việt-Nhật và gần đây nhất cuối tháng 5/2007, một lần nữa ông lại vinh dự nhận danh hiệu Đại sứ hữu nghị đặc biệt của hai nước nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm. Phóng viên VOV tại Tokyocó cuộc phỏng vấn ông Sưgi Ryoutaro tại văn phòng của ông.

PV:Thưa ông, ông vừa được Phó Thủ tướng Việt NamPhạm Gia Khiêm trao tặng danh hiệu Đại sứ hữu nghị đặc biệt - danh hiệu cao quí nhất dành cho người nước ngoài. So với lần trước ông có cảm xúc gì đặc biệt hơn không?

Ông Sưgi:Hai năm trước đây, khi tôi được nhận danh hiệu Đại sứ thiện chí hai nước và lần này một lần nữa nhận danh hiệu cao quí này, tôi đều cảm thấy rất tự hào, nhưng cảm xúc thì hoàn toàn khác nhau. Tôi thấy trái tim mình như chia hai nửa. Một nửa dành cho Tổ quốc tôi, một nửa dành cho Việt Nam. Trước đây, với tư cách là Hội trưởng Hội giao lưu văn hoá Việt Nam-Nhật Bản, trong nhiều năm tôi đã dành trái tim mình cho sự nghiệp phát triển giao lưu văn hoá giữa hai nước. Khi nhận được 2 danh hiệu liên tục trong vòng 3 năm tôi thấy mình cần phải đóng góp nhiều hơn nữa. Điều này cũng đồng nghĩa rằng tôi muốn tất cả mọi người dân hai nước hãy coi tôi là đứa con chung của hai dân tộc. Vì vậy tôi muốn thành lập một tổ chức ủng hộ và tìm hiểu về Việt Nam, kêu gọi nhiều người Nhật Bản hãy tìm hiểu Việt Nam, đi du lịch Việt Nam. Qua những hoạt động này sẽ tạo ra một trào lưu Việt Nam trên đất Nhật Bản. Ngoài ra tôi mong muốn sẽ góp sức mình đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động giao lưu văn hoá giữa hai nước.

PV:Ông đã tự bỏ tiền để hỗ trợ nhiều hoạt động từ thiện tại Việt Nam. Vậy kỷ niệm nào đẹp nhất đối với ông khi tiến hành các hoạt động từ thiện ở đất nước Việt Nam?

Ông Sưgi:Đầu tiên tôi muốn kể lại tại sao tôi lại tới Việt Nam. Cách đây hơn 20 năm, tôi biết tới Việt Namlà một đất nước chịu nhiều thiệt thòi về chiến tranh. Lúc đó, khi đi thăm Mỹ, tôi có gặp một số cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam và định tổ chức một buổi biểu diễn từ thiện ủng hộ Việt Nam tại Washington nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ phản đối việc làm của tôi. Vì vậy tôi nảy ra ý định sẽ tới Việt Namđể thực hiện ý nguyện của mình. Sau 3 năm chuẩn bị, tôi đã có một cuộc hành trình dài trên đất nước các bạn và cho tới năm nay, đã 19 năm, tôi thực hiện cuộc hành trình nhân đạo đó. Tôi sẽ tiếp tục cuộc hành trình này cho tới cuối đời mình.

Một kỷ niệm khó quên nữa với tôi là cuộc gặp đầy xúc động với nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt NamĐỗ Mười. Cho tới bây giờ, tôi vẫn còn nhớ rõ, nguyên Tổng Bí thư đã nói với tôi rằng trong xu thế phát triển trong khu vực và thế giới hiện nay, thì việc mở rộng giao lưu văn hoá giữa các dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. Tôi hứa với ông sẽ mang hết sức mình góp phần vào vào sự nghiệp phát triển giao lưu văn hoá giữa hai nước. Sau đó tôi đã thành lập Hội giao lưu văn hoá hữu nghị Việt-Nhật, đặc biệt Trung tâm dạy tiếng Nhật tại Hà Nội thuộc Hội cho tới nay đã đào tạo hàng vạn học sinh phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế và văn hoá giữa hai nước. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào vì đã thực hiện lời hứa với nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

PV:Ông có nói rằng muốn dành nửa trái tim mình cho Việt Nam. Điều này phải chăng cũng đồng nghĩa là ông muốn trở thành người Việt Nam?

Ông Sưgi:Tôi yêu người Việt Nambởi vì họ là những con người thật thà, chăm chỉ và giàu lòng nhân ái. Khi tôi là Đại sứ của UNESCO, tôi đã từng có dịp đi tham quan và tìm hiểu những trường học của trẻ em nghèo Việt Nam. Tôi cảm nhận được sự chăm chỉ, thông minh và chịu đựng dẻo dai của người Việt Namngay từ khi còn bé. Hơn nữa, đất nước các bạn còn là một đất nước giàu tài nguyên và còn duy trì những vẻ đẹp tự nhiên mang nhiều nét tương đồng với Nhật Bản chúng tôi. Vì vậy trong trong suy nghĩ của tôi tại khu vực châu Á, Việt Namnổi lên như một nét đẹp bình dị, đầy phóng khoáng và tràn trề sinh lực.

Hiện nay khi mà quan hệ giữa hai nước đang được các nhà lãnh đạo nâng lên một tầm cao mới trong quan hệ đối tác chiến lược, thì tôi lại càng muốn đóng góp sức mình để làm đẹp thêm bức tranh về Việt Nam, về mối quan hệ khăng khít giữa hai nước chúng ta. Việt Namđã từng trải qua những năm tháng chiến tranh, nhưng với tấm lòng đầy nhân ái đã gác đi qua khứ, hướng tới tương lai. Đây là một điều tôi vô cùng khâm phục. Tất nhiên tôi không quên đi hình ảnh Tổ quốc mình, nhưng tôi luôn muốn nửa trái tim mình hoà cùng nhịp đập với trái tim người Việt Nam

PV:Ấn tượng đầu tiên khi tới văn phòng của ông là hai bức ảnh ông chụp với Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đặt ở một vị trí vô cùng trang trọng. Với tình cảm đặc biệt đó và trên cương vị là một Đại sứ hữu nghị đặc biệt, ông có dự định gì trong thời gian tới để thúc đấy quan hệ giao lưu hai nước?

Ông Sưgi:Thực hiện lời hứa với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, tôi sẽ đến Việt Namtrong thời gian tới để tham gia vào các dự án triển khai đường cao tốc Bắc-Nam, đường sắt Bắc-Nam. Ngoài ra, tôi còn dự định sẽ tổ chức một liên hoan phim cho trẻ em hai nước. Mọi công việc chuẩn bị  hiện nay đang được gấp rút tiến hành. Tiếp đó cuối năm nay tại lễ hội ở tỉnh Kagoshimasẽ có một chương trình giao lưu thiếu nhi hai nước với chủ đề mở rộng vòng tay nhân ái. Một sự kiện nữa là năm 2008, nhân kỷ niệm 35 thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Nhật-Việt, tôi dự định sẽ tổ chức một buổi hoà nhạc chung cho hai nước, sẽ cho ra mắt những ca khúc của nghệ sĩ hai nước chung nhau sáng tác. Để chuẩn bị cho buổi hoà nhạc này, tôi đã hoàn thành một đĩa CD gồm 10 bài hát với chủ đề giấc mơ hoà bình. Trong đĩa CD này có các ca khúc do tôi tự sáng tác và do các nhạc sĩ Việt Namsáng tác. 

(còn nữa)

Tác giả bài viết: hathuson1502@yahoo.co.uk

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây