Làng Cổ Đường Lâm

Thứ ba - 06/04/2010 04:45

Làng Cổ Đường Lâm

Đến ĐườngLâm vào thăm làng Việt cổ đá ong, một mình mình nghe tiếng bước châm mình rộn lên trong từng ngõ nhỏ, chắc hẳn các bạn cũng như chúng tôi đều cảm thấy hình như có một điều kỳ diệu còn tiềm ẩn dưới lớp đá dày trầm mặc đã tích tụ tự bao đời.  Và khi ra khỏi cổng làng Mông Phụ, mấy chữ đại tự còn in đậm trong lòng: "Thế hữu hưng ngơi đại" (thời nào cũng có người tài giỏi) như một lời động viên, nhắn nhủ của tiền nhân với chúng ta hôm nay.

 

Làng cổ Đường Lâm: Đất hai vua

Nhà cổ ở Đường Lâm

Dọc theo sông Hồng về phía tây, cách Thủ Đô Hà Nội hơn 40 km nằm giữa tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Ba Vì, Phúc Thọ, có một vùng đất mà xưa kia người ta hay gọi là xứ Đoài, một vùng đất cổ Phong Châu có tới 18 đời vua Hùng dựng nước và giữ nước, nơi có truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, có thành Sơn Tây hùng khí. Trải qua bao thăng trầm cuả lịch sử vẫn còn nguyên vẹn một quần thể kiến trúc với những khu di tích văn hóa lịch sử đặc sắc - Làng cổ Đường Lâm.

Đường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt)! Cam Giá xưa kia được chia ra thành hai ''Tổng'': Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng.. .(Nay thuộc về huyện Ba Vì). Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (Nay thuộc thị xã Sơn Tây).

Phải chăng đai đất hữu ngạn sông Hồng từ thời thượng cổ, khi chưa có hai bờ đê sừng sững chạy dài định vị dòng sông (Đê sông Hồng trở thành hệ thống có lẽ vào thời Lý), để mỗi khi vào mùa nước lại ào ạt đổ về ngầu đỏ phủ sa, bồi đắp nên Tam giác châu thố đồng bằng Bắc Bộ mà sông Hồng là cái trục phân chia địa giới hành chính hai tỉnh rất rõ rệt: Vĩnh Phúc - Hà Tây. Dải đồng bằng hữu ngạn sông Hồng kéo dài từ những bậc thềm của núi Tản (Tản Viên Sơn - Núi Tổ) xoải mải về xuôi, tạo ra một miền phì nhiêu trù phú, một năm hai vụ bốn mùa rộn rã tiếng canh cửi tằm tang: Ngọt mãi đến tận bây giờ với một địa danh đã đi vào lịch sử bằng những kỳ tích như những huyền thoại.

Giếng làng

Đường Lâm là vùng bán Sơn địa, trên những quá đồi trung du thuộc làng Cam Lân, đến tận bây giờ vẫn còn lại những cái tên: Đồi Cấm, Nghẽn Sơn, Vũng Hùm... in đậm dấu tích một thời trai trẻ của ạnh em Phùng Hưng, Phùng Hãi.. . Truyền thuyết kể lại rằng: Thủa ấy trên đồi là rừng đại ngàn rậm rạp, dưới trằm giộc lau lách um tùm. Năm ấy cọp về, có một con cọp hung đữ đã bắt đi bao mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi hái chè. Đêm đêm cọp dữ còn mò cả vào làng rình bắt trâu bò lợn gà, khắp cả làng chưa nhọ mặt người đã vội vã về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngõ văng chặt, xóm làng eo óc một nỗi sợ hãi rình rập bất cứ lúc nào. Có một trai làng cực kỳ khoẻ mạnh quyết tâm diệt hổ dữ trừ hoạ cho dân làng. Lựa một tháng cuối đông gió Bấc se sắt thối, khí lạnh trên đồi tràn về làm rờn rợn da người, chàng trai bện người nộm đem vào đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm liền như thế... Đêm ấy như bao đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn xót lại trong vùng, trước khi vục đầu uống hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đã túm chặt lây bờm nó và liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ... Chàng trai thông minh dũng cảm, có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng!

Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm), nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã cùng em là Phùng Hãi và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa. Từ quê hương ông đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan tành đạo quân xâm lược của Cao Chính Bình, dành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là: Bố Cái Đại Vương!

Nói đến Phùng Hưng không thể không nói đến một người còn ưu tú nữa đó là Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Ngô Quyền sinh ra tướng mạo tuấn kiệt hơn người, sáng mắt như sao, sức địch muôn người. Thuở tráng niên đã từng ghì sừng hai con trâu đực đánh nhau làm cho chúng hoảng sợ mà buông nhau bỏ chạy. Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đã trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù ngoài, trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh tài trí thiên tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Một nhân vật lỗi lạc nữa đã để lại mốc son chói lọi trong trang sử nước nhà là Thám Hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1582) ở làng Mông Phụ. Tháng 2 năm Mậu Thìn (1628), đời Lê Vĩnh Tộ ở nước ta ông dự khoa thi Hội, đỗ nhất giáp Tiến sĩ, cập đệ tam danh. (Có điều đáng lưu ý là khoa thi năm ấy không lấy Trạng Nguyên, Bảng nhãn). Năm Đinh Sửu (1637) ông được Triều đình cử làm chánh sứ, dẫn đầu một phái bộ sang Triều Minh. Sử cũ chép rằng: Trong khi hội kiến với vua nhà Minh, sứ thần Giang Văn Minh đã trổ tài thao lược, đối đáp với vua nhà Minh. Một lần vua Minh ra vế đối: ''Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Cột đồng trụ đến ray rêu đã phủ xanh) Giạng Văn Minh khảng khái đối lại rằng: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu thù còn loang đỏ). Vua Minh nổi giận vì bị nhắc đến nỗi nhục thua trận, liền sai mổ bụng sứ thần Giang Văn Minh xem "gan to mật lớn" đến nhường nào! Giang Văn Minh chết, vua Minh tiếc một bậc tài danh, sai người ướp thủy ngân vào xác đưa về nước.

Vốn là mảnh đất giàu truyền thống, đến những năm đầu thế kỷ XX làng Mông Phụ lại sinh những người con ưu tú khác, đó là cụ Phan Kế Toại. Phan Kế Toại (1898-1973) là con Tuần phủ Phan Kế Tiến. Lúc còn trẻ ông được cha cho đi du học tại Pháp ở Pháp ông được đưa vào đào tạo ở trường "Hành Chính" trong khi nguyện vọng ông muốn học luật. Tại đây, ông đã được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm bôn ba hải ngoại, Nguyễn Ái Quốc đã khuyên ông nên học trựờng "Hành Chính", sau này có nhiều điều kiện giúp ích cho nước nhà... (Theo lời kể của Hoạ sĩ Phan Kế An). Học xong Phan Kế Toại về nước, ông được thăng nhậm từ "tri phủ" đến "Khâm sai đại thần"... Sau khi cách mạng Tháng Tám bùng nổ ông bỏ nhiệm sở về nhà, sống nhàn tản nhưmột người làng Mông Phụ. Nếu có ai hỏi ông chỉ cười mà rằng: "Lão giả an tri!" (Già rồi về nhà dưỡng lão). Sau đó ông nhận thý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã lên Việt Bắc tham gia vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Tại chiến khu ông được chính phủ cử giữ chức: Bộ trưởng Bộ Nội vụ, chức năng của Bộ Nội vụ ngày ấy, rộng hơn bây giờ, nó bao gồm cả Bộ Công an trong quán lý lãnh đạo... ở cương vị của mình trong chính phủ kháng. chiến tại Việt Bắc ông đã có một phần đóng góp rất khoa học, quan trọng; nhiều nhân sĩ sống trong "thành" tấm tắc ngợi khen, và họ tham gia rất tích cực. "Hoà bình lập lại" (1954) ông cùng chính phủ về Hà Nội, và được Đảng, Nhà nước cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ!

Sinh thời, cụ Phan Kế Toại rất quan tâm đến đời sống dân làng, chính cụ là người mang nghề làm nón, làm áo tơi lá về làng. Mông Phụ, mở lớp dạy ngay tại "từ đường" họ Phan. Rất tiếc trong làng có kẻ độc mồm bảo: "Cụ đi làm quạn với thíên hạ, lại đem cái nghề ăn mày về làng..." (Ãn mày nón lá áo tõi). Cùng thời điểm này, dân làng Phú Châu - Phủ Quảng Oai đã du.nhập nghề chằm nón vào, hiện nay trở thành nghề truyền thống của làng Phú Châu huyện Ba Vì. Không thành, cụ đem Cô-ta của nhà máy sợi Nam Định về cho làng dệt lấy công. Chiến tranh thế giới nổ ra, nhà máy sợi dưới "Nam" đóng cửa, hàng trăm khung sợi của làng gác trên sà nhà cho nhện xây tổ... Thế mới biết cụ là người luôn lo đên việc mở nghề cho dân.

Trong thời kỳ hiện đại còn một người nữa phải kể đến là Bộ truởng Bộ Thủy lợi Hà Kế Tấn. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống rất nổi tiếng về nghề thợ mộc, ông nội được cả vùng trân trọng gọi là "cụ Mục'' (Đầu Mục sứ- Người cai quản thợ của cả sứ Đoài). Lớn lên ông ra Hà Nội kiếm sống và được giác ngộ lý tưởng Cách mạng. Trong phong trào "dân chủ" (1936-1939) ông đã lập ra "ái hữu thợ mộc" ở Hà Nội, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ... Toàn quốc kháng chiến ông lên chiến khu, hoà bình lập lại ông được Đảng và Chính phủ cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Thủy lợi. Có thể nói Bộ trưởng Hà Kể Tấn là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho Công trình thuỷ đĩện Hoà Bình hôm nay... Cũng giống như cụ Phan Kế Toại, cụ Hà Kế Tấn cũng hết sức chăm lo đến đời sống dân làng Đường Lâm, cụ là người quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi của đồng đất Đường Lâm, vốn một vùng bán Sơn địa rất nhiều khó khăn trong canh tác đã bao đời nay... Suốt mấy chục năm qua (từ 1946), nhờ vào hệ thống tưới cấp I & II, đời sống người dân nơi đây cũng được cải thiện đáng kể, một phần không nhỏ phải kể đến cụ!

Nói đến Đường Lâm còn rất nhiều tên tuổi phải kể đến, đó là cụ Phó Bảng Giá Sơn Kiều Oánh Mậu ở Đông Sàng, chính cụ là người hiệu đính Truyện Kiều, có thể nói nhờ vào bản "Kiều" này (cùng với hai bản Kiều Khác!à: Bản Kiều Kinh - Do Tự Đức biên soạn, và bản Kiều Phạm Quý Thích) là những tư liệu hết sức bổ ích cho việc hiệu đính và biên soạn Truyện Kiều sau này của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Vào thế kỷ XVII, ở Đông Sàng còn có bà Ngô Thị Ngọc Dung (tức gọi là Bà Chúa Mia), bà là phi tần của chúa Trịnh Tráng. Chính bà là người hưng công xây dựng chùa Mía (Sùng Nghiêm tự), một trong những ngôi chùa đẹp của Sứ Đoài và cả nước. Bên cạnh đó chính bà là người "mở chợ, lập bến đò", chấn hưng lại nghề nấu kẹo trộn đường, cung cấp đường mật cho phố Hàng Đường Hà Nội...

 

Đường Lâm- làng nông thôn Bắc bộ điển hình

Quán chùa Ôn

Không chỉ nổi danh là mảnh đất địa linh nhân kiệt "Một ấp 2 vua" lưu danh sử sách mà chúng ta còn biết đến một Đường Lâm bảo tồn, phát huy được những vốn cổ về những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam. 

 Với giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể to lớn lại hội tụ và nằm trong một quần thể với cuộc sống của dân cư sinh hoạt cộng đồng , sản xuất , dịch vụ thương mại nhỏ...cái tên Đường Lâm -di tích cấp quốc gia không phải chỉ mới được biết đến khi nó được khoác trên mình cái thương hiệu mới , mà đã có quãng thời gian dài trước đó nơi ấy đã được rất nhiều người để mắt tới . Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19/5/2006.

 Nếu như:

Phố cổ Hà Nội có lịch sử ra đời, phát triển, gắn liền với những thăng trầm, biến cố, hưng thịnh của Thăng Long - Đông Đô, kinh thành của nước Đại Việt xưa;

Hội An - Quảng Nam cũng là một thương cảng sầm uất của xứ Đàng trong bị trị vì của nhiều đời chúa Nguyễn.

Hai nơi ấy mang trong mình nét đặc trưng của thương mại, đại diện cho tầng lớp vua, chúa, quan lại, quý tộc phong kiến, tiểu thương và những nét văn hóa pha trộn một mặt nào đó tính ngoại bang như của người Nhật, Hoa, Mã Lai, Pháp.

Thì Làng cổ Đường Lâm với cái tên đã rất quen thuộc mà các sử gia hay gọi từ lâu "Làng Việt cổ", "Làng cổ đá o­ng" lại mang trong mình tất cả những nét đặc trưng, điển hình, tiêu biểu của làng quê, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, khu vực Đồng bằng Bắc bộ - Châu thổ sông Hồng. Làng cổ Đường Lâm vẫn còn nguyên vẹn những thuần phong mỹ tục, cuộc sống đậm đặc chất nông thôn - nông nghiệp, cảnh quan môi trường ngôn ngữ giao tiếp... Trong ca dao, tục ngữ, văn học dân gian Việt Nam có những gì đẹp đẽ, thân thương nhất của thôn quê xưa thì Làng cổ Đường Lâm là những bức tranh hội tụ đầy đủ những nơi ấy như: Lũy tre, cánh đồng, cánh cò, cây đa, giếng nước, sân đình, ao làng, ngõ, xóm, hàng cau, cây rơm...
Trong xu thế mở cửa hội nhập, hẳn mọi làng quê, xóm, thôn cũng đi theo với tốc độ không phải là chậm của cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Nhưng Đường Lâm vẫn giữ được những giá trị vô giá vốn có do chính các thế hệ người ở đây sản sinh ra.

Rặng ruối

Làng cổ Đường Lâm nổi tiếng với nhiều di tích kiến trúc đẹp như cổng làng Mông Phụ, đình Đông Sàng, đình Đoài Giáp, cầu Cam Lâm, chùa Mía... và đặc biệt là những ngôi nhà cổ tiêu biểu, với vòm cổng và tường xây bằng đá ong. Người dân quanh vùng gọi quen là “làng Việt cổ đá ong” cũng bởi đặc trưng này. Khuôn cổng cổ kính đã có từ mấy trăm năm, cây đa cổ thụ và bến nước đậm chất Bắc bộ... cũng góp phần tạo cho Đường Lâm vẻ rêu phong hiếm có, không giống với những làng Việt khác.

Đường Lâm gồm 9 làng, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.

Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước,  đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương . Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.

Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng. Cũng ở làng Mông Phụ có đình Mông Phụ - được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông). Ngồi đình mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt - Mường (Đình có sàn gỗ), có thể nói đây là một bông hoa về nghệ thuật kiến trúc những nét tài hoa có một không hai ấy còn được lưu giữ trên những bức trạm cốn và đầu dư.. Tinh vi trong từng nhát đục, song cũng cực kỳ tinh tế trong quy hoạch tổng thể mang tính vĩ mô. Giai thoại xưa kể rằng: Đình Mông phụ đặt trên đầu một con rồng mà giếng làng là hai mắt, sân đình đào thấp hơn so với mặt bằng xung quanh, có vẻ như là một nghịch lý so với kiến trúc hiện đại, song thực ra đó lại là một dụng ý của người xưa. Khi mưa xuống, nước từ ba phía ào ạt đổ vào (Nước chảy chỗ trũng), phải chăng đó là một khát vọng về một đời sống ấm no! Sau đó nước từ từ thoát ra theo hai cống nhỏ chạy dọc theo nách đình (Chống thủy lôi tâm), từ xa nhìn lại, trong mưa hai rãnh nước vẽ nên hai râu rồng vừa thật lại vừa ảo, quả thật là một ý tưởng hết sức lãng mạn của các kiến trúc sư cổ... Trước cửa đình là một cái sân rộng, sân này là nơi biểu diễn các trò khi làng vào đám (Hội làng). Không chỉ là như thế, sân này còn là một cái "ngã sáu" khổng lồ, xoè ra như những cánh hoa, rồi quy tụ mọi con đường trong làng về trung tâm. Có điều rất đặc biệt, từđình có thể đi đến bất cứ xóm nào trong làng cũng không ai phải trực liếp quay lưng lại với hướng đình. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi thờ...

 

Chùa mía

Về nhà cổ, ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Cò nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850...) .Trong đó, làng Mông Phụ là nơi lưu giữ được nhiều nét cổ kính nhất với khoảng 45 nhà cổ có niên đại trên 100-200 năm tuổi. Những ngôi nhà cổ này phần lớn có khuôn viên riêng và đều không quay mặt thẳng ra đường. Nhà nào cũng xây tường bao, cửa mở ra đường được trổ từ những bức tường bao. Vì thế, khi du khách đi dạo trong các làng cổ có cảm giác như đi giữa 2 bức tường bao của những ngôi nhà phân bố dọc 2 bên đường.                                                                                                                         

 Theo thống kê , hiên tại có 16 di tích như đền và lăng Ngô Quyền , đến Phùng Hưng , chùa Mía , đình Mông Phụ , đìng Đoài Giáp , đìng Cam Thịnh , nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh ...Ngoài ra còn có những vùng Hùm , đồi Hồ Gầm , đồi Sà Mâu , giếng Ngọc , rặng Ruối buộc voi...nơi anh em Phùng Hưng và Phùng Hải đánh hổ , tập trận , những rộc sâu mà theo tục truyền lại là Hồ sen nơi Ngô Quyền thường vui chơi tập trận thưở thiếu thời...Chùa Mía ( tức Sùng Nghiêm Tự ) được Bộ Văn Hóa Thông Tin xếp vào laọi đặc biệt . Chùa có 287 pho tượng gồm 6 tượng đồng , 107 tượng gỗ và 174 tượng đất ( làm từ đất sét ,thân và rễ cây si )

Song song với việc giữ gìn các giá trị văn hóa vật thể, hàng trăm năm nay người dân Đường Lâm đã bảo lưu được một khối lượng di sản văn hóa phi vật thể rất đa dạng, phong phú.

Các chứng tích văn tự cổ ghi chép thần phả của làng, gia phả các dòng họ, gia đình cùng với bia ký, hoành phi câu đối, các truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân cư hết sức phong phú nói về mảnh đất, con người Đường Lâm qua các thời kỳ lịch sử vẫn được lưu giữ tại Đường Lâm. Nếu đến đúng dịp, chúng ta sẽ được tham dự các lễ hội đình, đền, chùa và hòa mình vào các hoạt động của mỗi dòng họ, phường hội, phe giáp, các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian, các nghi lễ hội cá, tế gà, trò chơi bắt vịt, đánh đu, hát nhà trò, rước đền, cờ người, chọi gà... đậm chất văn hóa đại diện cho làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ.

Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa lâu đời, có giá trị lịch sử to lớn, Đường Lâm vẫn còn lưu giữ được nền văn hóa ẩm thực hết sức phong phú và thu hút du khách khi đến đây thưởng ngoạn, thăm thú và nghiên cứu. Đó là loại đặc sản gà Mía quý hiếm, có từ lâu đời ở Đường Lâm. Về hình thức, loại gà đẹp, phảng phất hình ảnh con công, con phượng. Gà được ấp nở vào mùa xuân; gà trống thiến nuôi đến cuối năm thường có trọng lượng từ 4 đến 5kg nhưng lại nhỏ xương, thịt dẻo, thơm...

Đường Lâm còn nổi tiếng với chè tươi Cam Lâm, tương Mông Phụ, kẹo bột Đông Sàng và dưa gang Nam Nguyễn. Chè ở Cam Lâm rất đặc biệt, cho dù có trộn lẫn với bao thứ chè khác, người mua vẫn dễ dàng nhận ra vị riêng biệt của nó. Lá chè Cam Lâm không to, nhỏ và dày. Khi vò lá trong tay, lá chè gãy giòn. Một điều đặc biệt là nếu chè tươi Cam Lâm mà nấu nước giếng khơi ở đây thì hương vị chè càng thêm đậm đà, đặc trưng cho một vùng quê.

Tường đá ong

 Tường làng Mông Phụ cũng rất ấn tượng . Ngày nay , người nay , người dân Đường Lâm đã , đang đưa những đặc sản của quê mình giới thiệu với du khách bốn phương . Một số gia đìng ở Đường Lâm đã mở cơ sở sản xuất tương và mỗi tháng xuất đi hàng nghìn lít tương ra thị trường bên ngoài . Còn với chè tươi Cam Lam , kẹo bột Đong Sàng , dưa gang Nam Nguyễn , nếu du khách có dịp đến thăm và tìm hiểu những nét cổ kính ở Đường Lâm thì chắc chắn sẽ được thưởng thức hương vị độc đáo của những sản phẩm ẩm thực đậm chất quê dân dã này .Những sản phẩm này cũng là món quà quê thú vị , độc đáo trao tặng người thân .

  Bảo tồn phát triển Đường Lâm trở thành điểm nhấn của bức tranh du lịch xứ Đoài

Hiện nay, vấn đề bảo tồn, lưu giữ vốn cổ và phát huy thế mạnh vào phát triển ngành Du lịch, UBND tỉnh, UBND thành phố Sơn Tây, các cơ quan chức năng chuyên môn và các nhà khoa học trong, ngoài nước đã tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo để tìm ra những giải pháp bảo tồn làng Việt cổ Đường Lâm và phát triển KT-XH. UBND tỉnh đã xây dựng bản Báo cáo tổng hợp quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử, văn hóa, du lịch Đường Lâm - Sơn Tây và phối hợp với Viện Khoa học xã hội tổ chức cuộc Hội thảo Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm.

Các di tích nằm trong các công trình được tôn tạo như: Tu bổ đình Mông Phụ, xây dựng phục hồi thành cổ Sơn Tây, Văn Miếu Sơn Tây, chùa Mía, đền thờ Phùng Hưng, đền, lăng Ngô Quyền... đã cơ bản hoàn thành và đạt được mục tiêu đề ra là bảo tồn vốn cổ cho không gian tổng thể của quần thể di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm. Ngành Du lịch Hà Tây nói chung và đối với Xứ Đoài nói riêng đang nỗ lực trong tiến trình đưa Khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm trở thành một địa chỉ du lịch lịch sử, văn hóa hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

 

Tác giả bài viết: NTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây