Chùa ở Việt Nam

Thứ ba - 23/02/2010 14:26
Chùa là nơi thờ Phật, làng quê nào cũng có chùa và ở thành phố cũng có rất nhiều chùa nằm rải rác ở các phường và khu phố . Chùa ở Việt nam mang vẻ đẹp thầm kín lắng đọng sâu trong tâm hồn con người hướng về điều thiện.

 Chùa cổ nhất nước ta được xây dựng tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu (Thuận thành,Bắc ninh) vào thế kỷ thứ 2 được gọi là chùa Dâu. Hà nội có khoảng 150 ngôi chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa trong đó có những ngôi chùa in dấu tích lịch sử hàng ngàn năm như chùa Khai quốc (Trấn Quốc), chùa Một cột còn có tên là Diên Hựu (Có nghĩa là kéo dài cõi phúc) . Dưới thời Đinh ,Tiền Lê, Lý,Trần chùa được xây dựng ở khắp nơi và sau đó vẫn đang tiếp tục được xây dựng.
1- Kiến trúc chùa ở Việt nam :
 Chùa ở Việt nam không cao lớn đồ sộ,không lộng lẫy như ở một số nước khác. Đó là do điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt,mưa dần bão lớn ,ngập lụt... không khí ẩm thấp mà vật liệu chủ yếu chỉ dùng gỗ và gạch ngói . Một lý do nữa là do các nhà sư đứng ra gây dựng, do thấm nhuần giáo lý nhà Phật : mỗi chúng sinh đều bình đẳng ,Phật không muốn đứng trên các sinh linh mà cùng với mọi người chia sẻ những đau khổ trên thế gian này.
 Vẻ đẹp của chùa Việt nam trước hết là ở chỗ hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh. Ở miền trung du hầu hết các chùa được xây dưng trên các triền núi, hoặc lấy núi làm chỗ dựa. Ở vùng đồng bằng chùa thường được xây dựng trên một gò đất cao cạnh làng, cách xa nhà dân để phân biệt cõi Phật với cõi trần. Bên cạnh chùa thường là những đầm sen ao hồ hoặc sông nước là cho chùa thêm vẻ thanh tịnh.
 Trước cử chùa thường có bãi đất trống để không che khuất tầm nhìn của Phật tử và khách thập phương. Góc sân gần cổng thường có cây đa cổ thụ với những chùm rễ lủng lẳng hay đâm thẳng xuống đất tạo thế đứng vững vàng và sinh động.
 Trước khi vào chùa khách hành hương phải bước vào cổng Tam quan (thường gọi là nhà Tam quan). Cửa chính ở giữa cao và lớn nhất thường đóng quanh năm trừ những ngày hội hè, sóc vọng hay ngày Tết. Cửa bên phải được mở thường xuyên để đón khách thập phương.
 Theo triết lý đạo Phật, Tam quan có nghĩa là 3 điều quan sát, 3 điều xem, 3 điều nhìn. Ba điều đó là:
 + Không quan là xem bất cứ điều gì việc gì thì đừng có ghép vật đó vào thực tướng( hình dạng), thực tính (tính chất). Vật là nó, không sinh, không diệt, không hoại ,không hết... vật là không.
 + Đả quan là xem xét bất cứ vật gì phải xét đủ hết thảy các phép trong sự biến hóa vô thường, tức là đủ tất cả.
 + Trung quan là quan sát xem xét theo cái lẽ không phải là không,cũng không phải là đả ,mà ở giữa có lẫn cả không và đả (trung tính ở giữa). Đó là chỗ chính yếu của con đường vào cửa Phật (con đường trung đạo).
 Nói tóm lược : người ta xây cổng vào chùa có 3 cửa Tam quan là biểu thi ba cái lẽ chân thực. Khách bước qua Tam quan là vào đến đất chùa-cõi tục và cõi trần được phân chia. 
 Bước qua Tam quan khách thường phải qua một khoảng sân rộng hoặc môt ao sen. Trong sân chùa thường trồng cây thông, cây muỗm, cây hoàng lan...
 Bố cục các ngôi chùa thường lấy sự cân xứng đăng đồi làm phương thức chủ đạo,trong một quần thể kiến trúc có lấy một kiến trúc làm trung tâm,còn các kiến trúc khác quay quanh điểm giữa. Lối bố cục quy tụ về một điểm trung tâm có tác dụng phân biệt được kiến trúc chính và các kiến trúc phụ rất rõ ngay trong quần thể. Các chùa xây dựng thời Trần thường được bố cục đăng đói theo một trục dài từ cổng Tam quan vào đến nhà tổ phía sau cùng. Nhiều chùa lại được xây dựng dàn hàng ngang một dãy thường gọi là theo hình chữ Nhất, hai dãy hàng ngang gọi là chữ Nhị, ba dãy hàng ngang gọi là chữ Tam. Có chùa được bố trí theo kiểu chữ Đinh (chữ T ngược), hoặc chữ Công (chữ H nằm ngang) hoặc kiểu nội Công ngoại Quốc(bên trong là chữ H nằm ngang, bên ngoài hình vuông hay hình chữ nhật bao bọc).
Các chùa thừơng quay về hướng nam hoặc hướng tây phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nước ta. Các ngôi chùa ở các tỉnh phía Bắc thường gồm các khu vực sau:
- Nhà Bái đường : là nơi để cho người hành lễ vào làm lễ Phật, ở giữa nhà Bái đường thường có trải chiếu hoa và đặt những đồ vật cần thiết cho người tụng kinh làm lễ như mõ, thanh la, kệ..
- Chính điện : đây là nơi trang nghiêm nhất của một ngôi chùa thường được kiến trúc theo nhiều bậc từ thấp đến cao. Trên các bậc, bệ có đặt các tượng Phật, Bồ Tát..
Một số chùa hai bên tả, hữu của Phật điện còn có ban thờ Đức Ông và Thánh Tăng.
- Nhà Tổ: thường được đặt ở phía sau chùa. Trong nhà Tổ người ta đặt trên bệ chính giữa đức Bồ Đề Đạt Ma (còn gọi là Đức Tổ Tây- là Tổ của phái Thiền Tông. Ngoài ra còn có tượng của các vị tổ đạo cao,đức trọng từng trụ trì tại chính các ngôi chùa đó.
 Mỗi ngôi chùa được xây dựng từ thời nào đều mang dấu ấn rõ nét của thời kỳ đóthong qua kiểu dáng và các hoa văn trang trí. Các ngôi chùa ở miền Bắc trước đây phần lớn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Trung hoa từ thời Bắc thuộc. Còn các chùa ở các tỉnh phía Nam hầu hết chịu ảnh hưởng kiến trúc của Ấn Độ.
 Trong quần thể kiến trúc chùa, ngoài những dãy nhà còn có những kiến trúc có giá trị nghệ thật cao như các tháp chuông,gác chuông, lầu khánh và các bia cùng nhà bia. Các tháp dựng lên cũng là nơi thờ Phật nhưng mang tính kỷ niệm. Nhiều tháp còn dùng để thờ hài cốt của các sư tăng có công trụ trì khi đã viên tịch. Hầu hết các tháp gắn liền với chùa, cao vút lên như một biểu tượng của một quần thể kiến trúc chùa tạo cho khách hành hương từ xa đã trông thấy, đồng thời gợi cho dân chúng quanh vùng sự tồn tại của đức Phật tổ trênn thế gian, luôn vẫy gọi chúng sinh hãy làm điều từ bi bác ái. Cùng với các tháp chùa nào cũng có chuông và gác chông- đây là nét độc đáo của chùa nước ta.
 Các bia ở chùa tuy không liên quan đến việc thờ Phật nhưng lại giúp ích rất nhiều cho người đời sau tìm hiểu về lai lịch ngôi chùa qua các lần trùng tu, ca ngợi Phật và vẻ đẹp của chùa.

2- Bài trí tượng Phật ở chùa Việt nam:
   Trong các chùa ở Việt nam, tượng được thờ rất đa dạng và phong phú. Chùa là nơi thờ Phật nên chùa nào cũng có tượng Phật  và tượng Phật là một quần thể chứ không phải là một vài bức tượng đơn lẻ. Tượng Phật ở trong các ngôi chùa Việt nam thường được tạ bằng nhiều chất liệu khác nhau như : gỗ, đá, đồng,vàng và cả bằng đất sét.
  Nếu dùng gỗ thì tượng Phật thường được tạc bằng gỗ mít vì gỗ mít có màu vàng,thớ nhỏ và mịn mềm, dễ đục đẽo và không bị cong vênh. Những tượng được tạc rất công phu và được sơn phủ nhiều lần rất kỹ nên có thể lưu giữ được vài trăm năm mà vẫn giữ được vẻ đẹp.
 Một số chùa ở Việt nam cũng có thờ tượng Phật được tạc bằng đá có giá trị tồn tại vĩnh cửu. Một số chùa còn dùng đất sét để làm tượng Phật cỡ lớn rất kỳ công và với kỹ thuật cao.
   BÀI TRÍ TƯỢNG PHẬT Ở CÁC CHÙA :
- Bộ tượng Tam Thế Chư Phật : đây là 3 pho tượng khá lớn với kích cỡ ngang nhau được đặt theo hàng ngang ở vị trí cao nhất của Phật điện gần sát nóc chùa sát vách của tường trong. Tượng đều ngồi tĩnh tọa trên tòa sen là những biểu tượng cao đẹp nhất của ba thời kỳ tu hành: quá khứ, hiện tại và vị lai. ( Phật Hiện tại được đặt ở giữa, tượng Phật quá khứ đặt bên phải, tượng Phật Vị lai đặt ở bên trái. ( còn nữa..) 

Tác giả bài viết: VTC

Nguồn tin: Sưu tầm và biên soạn

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây