Chủ tịch hội hữu nghĩ Nhật Việt sẽ phát biểu tại lễ cầu nguyện Hòa Bình 17/09/2012

Thứ bảy - 15/09/2012 16:40
Tuy chưa đến ngày cầu siêu, nhưng Mr Furuta, Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật Việt đã chia sẻ với câu lạc bộ, bài phát biểu sẽ được đọc tại lễ cầu nguyện hoà bình tại Bắc Ninh ngày 17/9/2012.

Kính thưa: Đại diện Hội hữu nghị Việt Nam Nhật Bản Kính thưa: Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh  Kính thưa ông Lê Viết Nga , giám đốc bảo tàng Bắc Ninh Kính thưa ngài Tanizaki, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật bản tại Việt Nam

 
Hôm nay, Hội hữu nghị Nhật bản Việt Nam rất vui mừng được tổ chức lễ cầu nguyện hòa bình tại Bắc Ninh. Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến các bạn Hội hữu nghị Việt Nam Nhật Bản và các bạn tỉnh Bắc Ninh. Chúng tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc các vị khách quí dù công việc bận rộn vẫn dành chút thời gian quí báu đến tham dự lễ cầu nguyện ngày hôm nay.
 
Tháng 9 năm 1977, luật sư Watanabe Takuno đã phát hiện có một quả chuông đồng Việt Nam được trưng bày tại một cửa hàng đồ cổ tại Ginza, Tokyo. Rất hân hạnh là ngài luật sư Watanabe Takuno cũng có mặt tại lễ kỷ niệm ngày hôm nay. Luật sư Watanabe Takuno là người đã tích cực tham gia phong trào ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngay sau đó luật sư Watanabe Takuno đã thông báo cho những người có quan tâm biết tin này. Rồi sau đó người ta biết được quả chuông này của chùa Ngũ Hộ, tỉnh Bắc Ninh của Việt Nam . Họ cũng biết được rằng quả chuông được đúc lại trong những năm 1820 bằng tiền của người dân những làng xung quanh chùa. Nhân dân Nhật Bản hết sức xúc động ghi đọc những dòng chữ khắc trên thân chuông ghi lại lý do đúc chuông. Đó là nhiều việc không may đã xảy ra đối với quả chuông này. Quả chuông đầu tiên đã mất trong chiến tranh. Quả chuông thứ hai thì bị lấy trộm. Dân làng không được nghe tiếng chuông thì thấy rất buồn nên họ quyết định cùng dân những làng xung quanh góp tiền để đúc lại chuông này. Mãi 3 năm sau quả chuông mới được đúc xong. Đầu thế kỷ 19, Việt Nam đang trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc nên  đối với dân làng tiếng chuông chùa chính là lời cầu nguyện cho hòa bình. Theo lời kêu gọi của 3 nhân vật nổi tiếng là sư cụ Oshini Ryokei, trụ trì chùa Kiyomizu, nhà sư Huzi Nitatsu , trụ trì chùa Nihon zan Myohoji và nhà văn nổi tiếng  Matsumoto Seicho  phong trào quyên góp để trả lại Việt Nam quả chuông quí đã được phát động. Không chỉ hội hữu nghị Nhật Việt mà đông đảo nhân dân Nhật bản trong đó có giới Phật giáo đã tham gia phong trào này. Chỉ trong một thời gian ngắn số tiền quyên góp đã lên tới 900 triệu Yên vượt cả mục tiêu quyên góp ban đầu là 700 triệu Yên. Một năm sau vào tháng 6 năm 1978 quả chuông đã được trả lại Việt Nam một cách bình an vô sự. Hiện nay quả chuông này đang trược lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Bắc Ninh.
 
Khi đó tại Việt Nam chiến tranh mới kết thúc và cũng như nhân dân Nhật bản , nhân dân Việt Nam đều thiết tha mong mỏi một nền hòa bình thực sự ở Việt Nam. Chúng tôi gửi vào phong trào trao trả quả chuông này nguyện vọng tha thiết về  một nền hòa bình ở Việt nam cũng như trên toàn thế giới. Báo Nhân dân số ra ngày 15 tháng 12 năm 1977 có đăng bài giới thiệu về phong trào này và coi đây là sự giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước để tiếng chuông hòa bình ngân vang mãi.
 
35 năm đã trôi qua kể từ phong trào đó, nhân dân Việt nam đã giành được nhiều thành quả trong công cuộc đổi mới, người dân được sống trong hòa bình và ổn định. Do vậy lễ kỷ niệm hòa bình ngày hôm nay có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc vì tại đây chúng ta cùng được đánh lên hồi chuông chùa Ngũ Hộ để cùng cầu nguyện cho nền hòa bình của Việt Nam, Nhật bản cũng như nhân dân  châu Á và toàn thế giới.
 
Sang năm, năm 2013 chúng ta sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và lễ kỷ niệm hôm nay cũng bao hàm ý nghĩa đó. Một lần nữa tôi xin được chân thành cảm ơn tất cả các quí vị đã tham dự buổi lễ này hôm nay và xin được gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người.
 
Ngày 17-9-2012
Chủ tịch hội hữu nghị Nhật bản Việt nam
Furuta Motoo

Tác giả bài viết: Nguyễn Tiến Hùng modified

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây