Thứ Tư, 25.1.2012 | 22:36 (GMT + 7)
Mùng 3 Tết, nhiều hàng ăn, hàng rau, hàng thực phẩm đã mở hàng, thu hút khá đông người mua. Hàng ít, người mua nhiều, chính vì thế, giá cả đều cao chót vót hơn so với ngày thường.
Rau xanh đội giá
Mặc dù các khu chợ lớn đều đóng cửa nhưng các chợ cóc, chợ tạm lại mọc lên nhan nhản quanh cổng chợ hoặc trong các khu dân cư.

Rau là mặt hàng được bán nhiều nhất trong ngày mùng 3 Tết này với khá nhiều loại như su hào, bắp cải, rau cần, cải cúc, cải xanh... Chị Hòa (Hải Dương) cho biết: “Mấy ngày Tết ăn toàn thịt, hôm nay chắc chắn nhiều người sẽ muốn mua rau, thêm nữa, mùng 3 nhiều nhà hóa vàng nên họ cũng muốn đi chợ để mua thức ăn mới. Từ sáng đến giờ tôi đã bán được hơn nửa chỗ rau mang từ quê lên rồi”.
Tuy nhiên, giá rau cũng cao… ngất ngưởng khiến không ít người giật mình. Rau cần 15.000đ/mớ, su hào 10.000đ/củ, rau muống dù chỉ là rau cạn, lại trái vụ nhưng cũng được bán với giá 15.000đ/mớ, hoa chuối để làm nộm được người bán “quát” giá 35.000đ/cái… Thậm chí đến cả đậu phụ Mơ cũng được nâng lên thành 5.000đ/bìa đậu.
Theo chị Hòa, người nông dân cũng muốn nghỉ Tết sau cả năm quần quật vất vả trên đồng, vì thế chẳng ai muốn thò chân xuống ruộng hái rau trong cái rét buốt này, chỉ có vài người, vì hoàn cảnh khó khăn như chị nên mới chịu xuống ruộng lấy rau đi bán. Vì thế, giá có cao hơn ngày thường cũng là điều không có gì phải nghĩ.
Trong khi giá rau xanh tăng vọt thì giá các loại cá, thịt gà, thịt lợn, thịt bò tăng không đáng kể. Thịt thăn lợn có giá 300.000đ/kg, bắp bò 350.000đ/kg, gà làm sẵn 250.000đ/kg…
Quán ăn vỉa hè thi nhau “chặt chém”
Mùng 3 Tết, trên nhiều con phố đã xuất hiện các dãy hàng quán, từ bún riêu đến phở, bún chả, bánh cuốn, bún ốc… Tuy nhiên, giá cả đều tăng gấp đôi, gấp ba so với ngày thường.

Chị Ngọc (Thanh Xuân) phàn nàn: “Đưa con đi chơi Tết, đến bữa trưa cả nhà tạt vào quán bún riêu vỉa hè. 4 bát bún lèo tèo, nhạt thếch mà hết những 180.000đ, trong khi bình thường tôi ăn bát bún đầy đặn, đậm đà chỉ mất có 30.000đ”.
Giống chị Ngọc, anh Hoàng cùng bạn ra hàng bún ốc ăn 2 bát bún cùng 2 chén rượu trắng. Lúc đứng lên thanh toán được chủ hàng “quát”: 100.000đ, trong đó bát bún ốc có giá 45.000đ chỉ loáng thoáng vài con ốc con và nước dùng thì nhạt thếch. Thắc mắc với chủ hàng, anh nhận được câu trả lời: Tết mà, người làm không có, chợ chưa họp nên đắt là đương nhiên.
Nhiều du khách đi chơi xuân không khỏi thấy bực mình khi phải trả 50.000đ cho một bát phở hay 40.000đ/đĩa bánh cuốn, thậm chí xúc xích rán Đức Việt ngày thường chỉ 12.000đ giờ cũng được bán với giá 20.000đ/cái.
Vòng ra đằng sau những hàng quán vỉa hè này mới thấy giật mình vì quá bẩn và mất vệ sinh. Hầu hết mỗi quán chỉ có một xô nước vừa dùng để rửa, vừa dùng để tráng bát. Khăn lau bát cũng chính là khăn lau tay của chủ quán. Cốc uống nước của khách hầu như không được rửa, người phục vụ chỉ đổ nước cũ đi, nhúng qua xô nước rồi lại rót nước mới cho khách.
Giá “cắt cổ”, chất lượng kém, thêm vào đó điều kiện vệ sinh chỉ ở mức tối thiểu đang là thực trạng diễn ra trong những ngày Tết tại Hà Nội.
Bạch Dương
Mùng 3 Tết, nhiều hàng ăn, hàng rau, hàng thực phẩm đã mở hàng, thu hút khá đông người mua. Hàng ít, người mua nhiều, chính vì thế, giá cả đều cao chót vót hơn so với ngày thường.
Rau xanh đội giá
Mặc dù các khu chợ lớn đều đóng cửa nhưng các chợ cóc, chợ tạm lại mọc lên nhan nhản quanh cổng chợ hoặc trong các khu dân cư.
Rau là mặt hàng được bán nhiều nhất trong ngày mùng 3 Tết này với khá nhiều loại như su hào, bắp cải, rau cần, cải cúc, cải xanh... Chị Hòa (Hải Dương) cho biết: “Mấy ngày Tết ăn toàn thịt, hôm nay chắc chắn nhiều người sẽ muốn mua rau, thêm nữa, mùng 3 nhiều nhà hóa vàng nên họ cũng muốn đi chợ để mua thức ăn mới. Từ sáng đến giờ tôi đã bán được hơn nửa chỗ rau mang từ quê lên rồi”.
Tuy nhiên, giá rau cũng cao… ngất ngưởng khiến không ít người giật mình. Rau cần 15.000đ/mớ, su hào 10.000đ/củ, rau muống dù chỉ là rau cạn, lại trái vụ nhưng cũng được bán với giá 15.000đ/mớ, hoa chuối để làm nộm được người bán “quát” giá 35.000đ/cái… Thậm chí đến cả đậu phụ Mơ cũng được nâng lên thành 5.000đ/bìa đậu.
Theo chị Hòa, người nông dân cũng muốn nghỉ Tết sau cả năm quần quật vất vả trên đồng, vì thế chẳng ai muốn thò chân xuống ruộng hái rau trong cái rét buốt này, chỉ có vài người, vì hoàn cảnh khó khăn như chị nên mới chịu xuống ruộng lấy rau đi bán. Vì thế, giá có cao hơn ngày thường cũng là điều không có gì phải nghĩ.
Trong khi giá rau xanh tăng vọt thì giá các loại cá, thịt gà, thịt lợn, thịt bò tăng không đáng kể. Thịt thăn lợn có giá 300.000đ/kg, bắp bò 350.000đ/kg, gà làm sẵn 250.000đ/kg…
Quán ăn vỉa hè thi nhau “chặt chém”
Mùng 3 Tết, trên nhiều con phố đã xuất hiện các dãy hàng quán, từ bún riêu đến phở, bún chả, bánh cuốn, bún ốc… Tuy nhiên, giá cả đều tăng gấp đôi, gấp ba so với ngày thường.
Chị Ngọc (Thanh Xuân) phàn nàn: “Đưa con đi chơi Tết, đến bữa trưa cả nhà tạt vào quán bún riêu vỉa hè. 4 bát bún lèo tèo, nhạt thếch mà hết những 180.000đ, trong khi bình thường tôi ăn bát bún đầy đặn, đậm đà chỉ mất có 30.000đ”.
Giống chị Ngọc, anh Hoàng cùng bạn ra hàng bún ốc ăn 2 bát bún cùng 2 chén rượu trắng. Lúc đứng lên thanh toán được chủ hàng “quát”: 100.000đ, trong đó bát bún ốc có giá 45.000đ chỉ loáng thoáng vài con ốc con và nước dùng thì nhạt thếch. Thắc mắc với chủ hàng, anh nhận được câu trả lời: Tết mà, người làm không có, chợ chưa họp nên đắt là đương nhiên.
Nhiều du khách đi chơi xuân không khỏi thấy bực mình khi phải trả 50.000đ cho một bát phở hay 40.000đ/đĩa bánh cuốn, thậm chí xúc xích rán Đức Việt ngày thường chỉ 12.000đ giờ cũng được bán với giá 20.000đ/cái.
Vòng ra đằng sau những hàng quán vỉa hè này mới thấy giật mình vì quá bẩn và mất vệ sinh. Hầu hết mỗi quán chỉ có một xô nước vừa dùng để rửa, vừa dùng để tráng bát. Khăn lau bát cũng chính là khăn lau tay của chủ quán. Cốc uống nước của khách hầu như không được rửa, người phục vụ chỉ đổ nước cũ đi, nhúng qua xô nước rồi lại rót nước mới cho khách.
Giá “cắt cổ”, chất lượng kém, thêm vào đó điều kiện vệ sinh chỉ ở mức tối thiểu đang là thực trạng diễn ra trong những ngày Tết tại Hà Nội.
Bạch Dương