Kĩ thuật bóng đá cơ bản

Sưu tầm một số kĩ thuật cần thiết

Kĩ thuật bóng đá cơ bản

Gửi bàigửi bởi admin » 11 Tháng 7 2012

AD sưu tầm được một số bài viết trên báo, anh em click vào ảnh để xem cho rõ nhé.












Click vào để xem rõ hơn
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Kĩ thuật bóng đá cơ bản

Gửi bàigửi bởi admin » 11 Tháng 7 2012

Phần một: KIỂM SOÁT BÓNG:
Điều cốt yếu hãy coi quả bóng như người bạn của mình: Hãy đặt quả bóng xuống đất và nhìn thẳng vào nó.Bạn hãy giữ cho thân người luôn được thăng bằng, còn cơ bắp ở trong trạng thái nghỉ, hãy đặt bàn chân lên bóng và lăn về phía sau, cố tìm cách tâng bóng lên khỏi mặt đất bằng mũi chân. Để giữ thăng bằng, bạn hơi ngã người tới trước một chút, bàn chân phải luôn nhắm vào trọng tâm quả bóng. Dùng cổ chân(gần mắt cá)để tâng bóng lên.
Kiểm soát bóng bằng hai chân:Bạn hãy dùng đùi, đầu, hai vai để kiểm soát bóng, Dùng bàn chân tâng bóng lên đầu gối, rồi từ đầu gối lên đầu, hoặc ngược lại. Tập đi tập lại bạn sẽ kiểm soát bóng càng thành thạo và nhanh hơn đấy!

Phần hai: CHUYỀN BÓNG
Có nhiều cách để chuyền bóng, tầm thường nhất là má trong bàn chân,cách chuyền này hiệu quả nhất vì bề mặt tiếp xúc giữa chân và bóng rộng rãi hơn, đối với đường chuyền bóng dài, hãy dùng mu bàn chân, vì lực chạm sẽ mạnh hơn, bạn có thể dùng má ngoài của bàn chân để chuyền bóng hoặc sút chéo, nhất là khi bạn có bóng mà một đối thủ xuất hiện trước mặt, và lúc này có 1 đồng đội đang sẵn sàng phối hợp với bạn,bạn cũng có thể chuyền bóng bằng lòng bàn chân, gót chân, đầu gối, đầu và bả vai;
Chuyền bóng qua cầu thủ để đến được đồng đội của mình cũng là 1 cách: để thực hiện được đường chuyền này bạn phải dùng mũi chân đá vào phía dưới quả bóng đang đứng yên hay lăn tới trước mặt, sao cho quả bóng bay qua đầu đối thủ và rơi xuống ngay trước mặt đồng đội của bạn;
Dùng vai chuyền bóng : Hãy xoay người thật nhanhtrong lúc dùng vai chuyền bóng về phía đồng đội, nhớ buông thẳng hai tay xuống
Chuyền bật tường:Đồng đội coi là bức tường-bóng sẽ bật trở lại cho bạn khi bạn vừa thoát khỏi sự kèm cặp của đối thủ, Đồng đội bật tường phải tính toán trong khoảnh khắc sức nặng và hướng phải bật bóng lại,đồng thời phải phán đoán chuẩn xác vị trí mà đồng đội sẽ di chuyển để đón bóng
Chuyền bóng theo đường vòng cung: Có thể dùng má trong, má ngoài để chuyền bóng về phía trái hoặc phải, hãy sút vào cạnh quả bóng để bóng xoay tròn như bông vụ và lăn theo đường vòng cung như bạn muốn
Một điều quan trọng ko kém là bạn phải chú ý đến vị trí bàn chân trụ:ở đường bóng sệt, bàn chân trụ phải song song với bóng, đặt sát vào bóng;đối với đường chuyền bóng cao hoặc dài:bàn chân trụ phải đặt lui về phía sau quả bóng một chút, Bàn chân và đầu gối của chân trụ được dùng để điều chỉnh hướng quả bóng đến mục tiêu,mũi chân và đầu gối của chân trụ nhất thiết phải nhắm thẳng vào mục tiêu, ở đây là nhắm thẳng vào đồng đội mà mình muốn chuyền bóng đến;
Chuyền bóng bằng ám hiệu: cần biết rõ toàn đội mình như thế nào và biết cả kích thước của sân,đây là lối chuyền bóng mà không cần nhìn thấy anh ta, vì lẽ bạn đang quay lưng về phía anh ta, chỉ phán đoán được vị trí anh ta qua ám hiệu.

Phần 3: ĐÁNH ĐẦU
Khi đánh đầu, chỉ nên dùng trán giữa "đánh" vào tâm bóng, chớ ko bao giờ đánh vào đỉnh đầu,và ko nên nhắm mắt khi đánh đằu(cái này em thấy đúng vì các ông nhà minh đánh đầu xong chẳng biết bóng ở đâu).Ngoài ra là nhớ ngậm miệng lại để đề phòng bất lực, như cắn răng vào lưỡi.Để làm tăng thêm lực quả đánh đầu, bạn hơi ngã thân người về phía sau, rồi lại gập thân người thật nhanh và thật mạnh về phía trước ngay lúc chạm bóng,khiến cho thao tác này ko chỉ vận dụng thuần túy các cơ bắp ở cổ mà thôi,động tác ngã thân người về phía sau tương đối chậm hơn việc gập người về phía trước,dùng đầu có thể đánh bóng về phía trước-ngang-hoặc về phía sau,hoặc đến nhiều tầm cao khác nhau:thật cao, trung bình hoặc xà,bạn có thể vừa phóng người về phía trước đánh đầu, nhớ dùng trán giữa vì sẽ ko đau, trong lúc chúi người xuống bạn phải biết tự che chở bằng hai cánh tay để ko gặp tai nạn bất ngờ,khi học đánh đầu ban ko phải chỉ sử dụng chân thuận mà còn phải thực tập luôn cả chân kia,nếu bật chân trái lên thì phải cong đầu gối trái để tăng cường sức phóng lên cao, cũng có khi phải bật cả 2 chân lên khi đang đứng hoặc đang chạy,ngay trước khi chân rời mặt đất hãy duỗi 2 tay về phia sau, khi thân người vừa nhón lên khỏi mặt đất hãy đẩy 2 tay về phía trước và lên cao để tăng cường sức bật.

Nguồn: otofun.com
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Kĩ thuật bóng đá cơ bản

Gửi bàigửi bởi admin » 11 Tháng 7 2012

Phần 4: SÚT BÓNG:
Chân sút bóng trong thực tế ít quan trọng hơn chân trụ,vì chân trụ tạo điều kiện cho chân sút di động theo 1 góc chuẩn xác,VD: nếu chân trụ đặt phía sau quả bóng thì bóng sẽ đi lên cao, nếu chân trụ áp sát vào bóng thì bóng sẽ đi sệt hoặc chỉ ngang tầm đầu gối,nếu chân trụ đặt phía trước quả bóng, lực sút sẽ bị giảm đi và quả bóng sẽ chạm xuống đất hoặc sai hướng,vì vậy góc bóng bay đi được xác định bằng vị trí chân trụ liên hệ với đường đi của bóng, dù bóng có động hay ko, đường đi của bóng thực tế là đường tưởng tượng xuyên qua tâm bóng
Hướng sút bóng cũng được xác định bằng vị trí bàn chân và đầu gối chân trụ ngay lúc giầy của bạn chạm vào bóng, khi sút bóng, bàn chân và đầu gối của chân trụ phải hướng thẳng mục tiêu
Tư thế thân người: đối với đường sút bóng tầm cao trung bình hay sệt, vai của bạn phải nằm thẳng phía trên chân trụ, còn thân người hơi nghiêng về phía trước,đối với đường sút bóng cao: thân người hơi ngã về phía sau, vai đặt ở phía sau gối và bàn chân trụ
Dùng nhiều phần khác nhau để sút bóng: mu bàn chân, cạnh trong, cạnh ngoài của mu bàn chân, gót và mũi chân, mũi chân được sử dụng trong cú sút móc bóng bổng vào khung thành
Cạnh trong và cạnh ngoài mu bàn chân sút bóng hình vòng cung, để đưa bóng vòng sang trái bằng chân phải phải dùng cạnh trong của mu bàn chân và ngược lại,muốn đưa bóng sang phải bằng chân phải phải dùng cạnh ngoài mu bàn chân để sút vào cạnh trái của bóng,
má ngoài và má trong bàn chân thường được sử dụng khi tiến gần đến khung thành đối phương
Khi tiến sát đến khung thành rồi điều chủ yếu là bạn phải luôn chú ý đến vị trí thủ môn, vì thông thường thủ môn dễ đón những đường bóng căng hơn là đường bóng sút nhẹ nhàng nhưng khéo léo,nếu sử dụng má trong bàn chân sẽ chuẩn xác hơn
Đối với đường sút bóng dài:
1. Chân ko được giữ cứng đờ
2. Thao tác tung chân về phía trước phải thực sự "bùng nổ"
3. Ngay lúc vừa sút xong, bạn phải tiếp tục hướng tới trước và lên cao theo đà sút như để hoàn tất 1 vòng bán cung tưởng tương.
Đối với quả sút "vô lê" và "nửa vô lê" hãy tung gối và chân lên cao về phía sau, sao cho mũi bàn chân và gối cách đều mặt đất, khiến cho đường bóng sút sệt hoặc ngang tầm đầu gối
Tay: Tạo thăng bằng cho người trong sút bóng, cánh tay phía trên chân sút phải duỗi dọc theo hông, trong khi tay kia nâng lên cao,trên hoặc dưới tầm vai, ko nên co thắ cơ bắp nào ko cần thiết trong lúc sút, khi chạm chân vào bóng, bạn phải có cảm giác như một tiếng nổ.

Phần 5: ĐỘNG TÁC GIẢ VÀ LỪA BÓNG
Động tác giả và lừa bóng có thể thực hiện bằng chân hay bàn chân, thân người, hai tay hoặc đầu, hay ngay cả mắt của bạn
Lừa bóng là cách thay đổi tốc độ và hướng đi của bóng, bằng những động tác đột xuất, đến từ nhiều hướng khác nhau với bàn chân trái hoặc phải
Đầu tiên bạn đẩy nhẹ quả bóng tới, rồi ngưng, rồi giữ thăng bằng, quay ngang, đột nhiên xoay người đột phá mãnh liệt, đó là yếu tố và cách thức lừa bóng, bạn sẽ có lợi thế hơn đối thủ vì họ khó đoán được bạn sẽ làm gì tiếp theo đó, phải luôn chủ động và sáng tạo, đặt đối thủ thường xuyên trong tình huống phải suy đoán ý định của bạn, mục đích là tìm cách đưa dối thủ đang mong đoạt được bóng vào tư thế mất thăng bằng; đồng thời thế cân bằng vẫn thuộc về bạn.Đôi lúc đối phương sẽ mở lối thoát cho bạn; nhưng hãy coi chừng, đây có thể là cái bẫy của họ dùng để đoạt bóng của bạn.

Phần 6: DỪNG BÓNG
Dừng bóng hay gọi là chặn bóng, đón bóng, là cách nhận, giữ cho bóng nằm trong tầm kiểm soát của mình
Bạn có thể dùng lóng bàn chân, mu bàn chân, má trong , má ngoài, goát chân, phần trước của xương ống quyển, đùi, bụng, ngực, vai, đầu và thậm chí theo tác giả là dùng cả cái...ấy nữa khi bạn đang chạy hoặc đứng yên
Bí quyết đầu tiên để dừng bóng tốt là cầu thủ phải thả lỏng phần thân thể sắp sửa phải dừng bóng, vừa kéo lui về phía sau cùng với hướng bóng đang tiến đến

Khi bạn dừng bóng ở tư thế đứng hãy dừng trọng lượng thân người lên chân trụ, trong lúc chạm bóng chân hơi kéo ra phía sau để hãm bớt lực chạm lại. Bạn nên học cách dừng bóng bằng má trong của của cả hai bàn chân, mũi bàn chân chĩa thẳng lên cao nhằm tạo cho khoảng va chạm càng rộng rãi hơn, trọng lượng thân người dồn lên chân trụ, hai tay di động thoải mái để giữ thăng bằng; hãy nhìn kỹ vào bóng cho đến khi dừng lại bóng, nếu dừng bóng bằng má ngoài chân thì hãy xoay mũi bàn chân vào phía trong

Nếu dùng đùi để dừng bóng, hãy cẩn thận đặt chân trụ vững vàng trên mặt đất, còn chân kia hơi cong lại; điều này còn phụ thuộc vào tầm của bóng đến, nhưng thông thường nên nâng đùi lên ngang hông; nếu đón đường bóng thấp, bạn không nên nâng đùi quá cao
Đón bóng bằng ngực: trước khi chạm bóng, hãy hít vào và thở ra ngay khi chạm bóng, đồng thời đưa hai tay và vai ra phía trước; động tác phối hợp này sẽ làm cho thân người hứng bóng được an toàn, nếu bóng rơi từ trên cao xuống, bạn hãy nghiêng người và đầu ra phía sau, giữ thăng bằng bằng cách phân phối đều trọng lượng thân người lên 2 chân, và bóng sẽ dính vào bạn; nếu dùng vai để dừng bóng, bạn có thể chuyền ngay cho 1 đồng đội, hoặc đưa bóng xuống chân để sút thật nhanh vào lưới đối phương.Khi bóng chạm vào phần vai đang lùi lại, bạn phải lập tức xoay người để đẩy quả bóng sang cho đồng đội;

Đối với đường bóng rơi thẳng từ trên xuống, nếu dùng đầu để dừng bóng, nên đặt mình ở tư thế ngay dưới bóng, nhớ là mắt lúc nào cũng phải mở to, khi bóng chạm vào trán, hãy cong chân lại, hai bàn chân vẫn dang xa, đẩy 2 bên hông về phía trước, giữ cho thân người thật thăng bằng, hai tay mở rộng, ngay khi vứa chạm bóng, đầu gục xuống phía vai, để hãm ngay đà bóng
Toàn bộ bí quyết nằm ở tư thế thân người thẳng tắp ngay dưới quả bóng và thả lỏng đôi chân khi vừa chạm bóng.

Nếu bóng từ khoảng cách xa bật xuống đất nẩy về phía bạn, có thể dùng bụng để dừng bóng; bạn hướng về phía bóng đến, đôi chân dang rộng ra, trọng lượng thân người chia đều lên đôi chân hơi cong, hai tay sát bên hông nhưng đừng rời mắt khỏi quả bóng.Khi bóng chạm vào bụng, nghiêng người ra sau để hãm lực chạm, đồng thời đưa 1 chân lùi ra sau, sao cho chân trước thật thẳng, cùng lúc cong phần trên thân người về phía trước tạo ra 1 hình lõm ở bụng để giữ bóng.
Dùng gót chân hay cổ chân để dừng bóng:trọng lượng thân người đặt lên chân trụ hơi cong lại, thân người gập phía trước và hơi nghiêng về cùng 1 phía với chân dừng bóng.Để giữ thăng bằng, đưa cánh tay phía bên chân trụ ra trước, và cánh tay kia hơi vung về sau, bàn chân dừng bóng phải nằm song song với mặt đất và xoay má ngoài đối diện vói bóng đến; khi chạm bóng, nhấc chân cao hơn tí nữa, và hơi ngã về phía trước, nếu hất nhẹ vào bóng, bóng sẽ bay vòng bán cung và rơi xuống trước mặt bạn.

Dừng bóng bằng mu bàn chân:Chân trụ chịu trọng lượng thân người, chân kia phải được nhấc lên cao, nhưng giữ cho hơi cong lại, rồi nhón mũi chân trụ lên, bóng sẽ rơi vào chỗ lõm ở giữa phần ngoài xương ống quyển và mũi chân nâng lên cao, ngay lúc này hạ chân xuống, cùng 1 tốc độ với bóng đang rơi xuống, rồi từ từ hạ xuống chậm dần, hãm đà bóng lại.Khi đưa chân lên rồi hạ xuống, trọng tâm hơi chuyển về phía sau 1 chút, do vậy thân người bạn hơi nghiêng về phía trước, hai tay mở rộng đủ đảm bảo thân người thăng bằng, nhớ phải để mặt theo dõi các thao tác từ đầu đến cuối.Dĩ nhiên đưa chân lên cao đến mức nào còn tùy thuộc tầm cao bóng đến, bóng đến càng cao, chân càng được đưa lên bằng ấy.

Nguồn: otofun.com
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Kĩ thuật bóng đá cơ bản

Gửi bàigửi bởi nguyensyhoa » 11 Tháng 7 2012

Tài liệu của Bác ad rất hay và cơ bản ạ. Các cầu thủ nhà mình chỉ Cần nắm được tất cả kiến thức này mà vận dụng tốt là thừa sức đi chiến đấu rồi.
Mãi mãi 1 tình yêu. Mãi mãi yêu bóng đá và mãi mãi yêu cả nhà.
Hình đại diện của thành viên
nguyensyhoa
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 267
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2012


Quay về Kĩ năng trong bóng đá

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.3 khách.

cron