Thu nhập “choáng váng” của ăn xin chùa Bái Đính

Thu nhập “choáng váng” của ăn xin chùa Bái Đính

Gửi bàigửi bởi minhsinh » 05 Tháng 3 2012

Thứ Hai, 05/03/2012 - 14:07
Khoác lên mình những bộ quần áo rách rưới, nhếch nhác, lê lết ở ngoài đường nhưng thu nhập của “cái bang” ở chùa Bái Đính vào mùa lễ hội lên đến 4-5 triệu đồng/ngày.
Thật khó tin rằng cái “nghề” ăn mày được cho là “ở đáy của xã hội” lại mang về thu nhập “khủng” như vậy. Thế nhưng ở những ngôi chùa lớn, chuyện ăn xin kiếm được tiền triệu/ngày không còn là chuyện hiếm.

Tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, vào mùa lễ hội (từ mùng 6 đến mùng 10 tháng Giêng, âm lịch) đội ngũ ăn xin đông đảo hơn cả. Nắm được tâm lý hào phóng khi đi viếng chùa của khách thập phương, đội “cái bang” tìm mọi cách phô ra sự nghèo khổ, đau đớn của mình để du khách thương hại bố thí.


Theo tiết lộ của một người ăn mày ở đây, vào ngày cao điểm, có những người ăn xin được 4-5 triệu đồng/ngày. Người ít cũng được 1-2 triệu/ngày.

Mỗi người vài nghìn đến vài chục nghìn, vào những ngày đầu khai hội, mỗi ngày có tới vài nghìn lượt du khách tới thăm, ăn xin ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này có thể kiếm dăm triệu/ngày là chuyện không khó.

Hình ảnh
Theo tiết lộ của một người ăn mày ở đây, vào ngày cao điểm, có những người ăn xin được 4-5 triệu đồng/ngày. Người ít cũng được 1-2 triệu/ngày.

Nhà có sạp hàng bán cơm cháy ở chùa Bái Đính, ngày ngày tiếp xúc với hội “cái bang” ở đây, Trịnh Văn Thành (Trường Yên, Ninh Bình) cho biết ăn mày ở đây có ăn mày giả và ăn mày thật. Ăn mày thật là những người khuyết tật thực sự. Còn ăn mày giả là những người còn lành lặn, ăn mặc rách rưới giả dáng khổ sở để xin tiền quan khách. Ăn mày giả chỉ dám xin lén lút, thấy bóng dáng công an, bảo vệ là “chuồn” ngay.

“Anh con nhà bác mình bị khuyết tật cũng ngồi xe lăn ăn xin ở chùa này. Vào ngày lễ hội cao điểm, anh cũng kiếm được 1-2 triệu/ngày. Còn ngày bình thường thì trung bình 2-3 trăm. Giờ hết mùa lễ hội anh ấy về nhà rồi”, anh Thành nói.

Anh Thành cũng cho biết, ăn xin ở đây chỉ hoạt động mạnh vào mùa lễ hội. Hết mùa lễ hội thì chỉ còn lại vài người khuyết tật ngồi xe lăn bám trụ lại chùa.

“Gần đây công an, bảo vệ dẹp ác nên ăn xin ít đi và cũng không xin được nhiều mấy. Chứ mấy năm trước thấy anh mình thu nhập khá lắm”, anh Thành nói.

Theo La Hoàn
VietNamnet
Hình đại diện của thành viên
minhsinh
Guide đã quen nghề
Guide đã quen nghề
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: 29 Tháng 2 2012
Đến từ: Công ty du lịch MINHSINH 12A/22 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Re: Thu nhập “choáng váng” của ăn xin chùa Bái Đính

Gửi bàigửi bởi minhsinh » 05 Tháng 3 2012

Ăn xin ở chùa Bái Đính kiếm... 10 triệu đồng/ngày?

Tại lễ khai hội chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất VN, các dịch vụ đều “ăn nên làm ra”. "Ngay cả người ăn xin vệ đường cũng kiếm gần 10 triệu đồng/ngày...", một người trong ban trị sự chùa Bái Đính cho biết.

Hôm qua (28/1, tức mùng 6 tháng Giêng), tại Ninh Bình, hàng vạn người đã đổ về chùa Bái Đính trong ngày khai hội để thắp nhang khấn Phật cầu mong một năm mới bình an và thịnh vượng.

Trời mưa, thời tiết lạnh vẫn không ngăn được dòng người nô nức hành hương về chùa Bái Đình tham gia nghi lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mọi người có cuộc sống ấm no hạnh phúc và vãn cảnh chùa.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Bãi đỗ xe vào chùa Bái Đính chật kín người. Những hàng xe nối dài tít tắp. Khó khăn lắm, nhóm phóng viên mới tìm được cho mình một chỗ dựng xe còn trống. Đại diện ban quản lý bãi gửi xe cho biết: “Ngày nào cũng nườm nượp khách ra vào, hôm nay (mùng 6 Tết – pv), chưa kể lượng ô tô, chỉ tính riêng số xe máy cũng đã ngót nghét 10.000 xe tới thăm viếng chùa”.

Hình ảnh

Với giá tiền gửi xe 10.000 đồng/xe máy/lần, mỗi ngày, đơn vị trông xe có thể đút túi một lượng tiền khổng lồ lên tới 100 triệu đồng là điều hoàn toàn có thể hiểu được!

Hình ảnh

Mặc dù, ban quản lý chùa Bái Đính đã huy động lực lượng an ninh đảm bảo an ninh, trật tự và cảnh quan khu chùa chiền, tuy nhiên, cảnh tượng các quán hàng ăn mọc lên nhan nhản, bát nháo như thế này khiến không ít du khách ngán ngẩm.

Hình ảnh

Khai hội chùa Bái Đính cũng là dịp“ăn nên làm ra” của đội ngũ ăn xin. “Dịch vụ” ăn xin "đổ bộ" ngay trước cửa chùa. Đây là một vấn nạn nhức nhối đã tồn tại nhiều ngày qua, mặc dù ban quản lý chùa đã nỗ lực ổn định tình hình nhưng vẫn không quản lý xuể.

Hình ảnh

Trong cuộc nói chuyện ngoài lề với phóng viên, một người trong ban trị sự chùa Bái Đính cho biết: Với lượng khách đông như những ngày đầu xuân, thu nhập của một người ăn xin có thể kiếm được gần 10 triệu đồng/ngày. Và điều đặc biệt là:“Du khách có thể thấy nhiều ăn xin bị què chân, cụt tay nhưng cứ thấy lực lượng an ninh tới là họ chạy rất nhanh”.

Hình ảnh

Các cửa hàng bánh kẹo, đặc sản Ninh Bình luôn luôn đông khách. Theo ghi nhận của phóng viên, giá cả có thể cao hơn gấp đôi, gấp rưỡi so với giá thị trường.

Hình ảnh

Nếu như ở Hà Nội, thông thường, giá chiếc xúc xích này khoảng 8.000 đồng thì tại lễ khai hội chùa Bái Đính, một chiếc xúc xích được đội giá lên 15.000 đồng. Theo ước tính của người bán xúc xích này, mỗi ngày anh bán sơ sơ cũng được... vài trăm chiếc.

Hình ảnh

Hoa quả như xoài xanh cũng“đắt sắt ra miếng”. Một quả xoài có giá 10.000 đồng kèm theo một ít muối bột canh. Mặc dù đắt vậy nhưng mặt hàng này lúc nào cũng đông khách, bà chủ luôn tay bán hàng.

Hình ảnh

Các quầy hàng lưu niệm trên đường vào chùa cũng đông nghit khách. Tâm lý người du xuân, ai cũng muốn mua về một món đồ làm kỷ niệm hoặc lấy lộc, lấy may đầu năm.

Hình ảnh

Dịch vụ đổi tiền lẻ theo đó cũng bội thu khi hàng ngày có hàng vạn người tới thăm quan và cúng viếng chùa Bái Đính. Với mức hoán đổi “10 ăn 7” hoặc “10 ăn 8”, theo chia sẻ của những người làm nghề: “mỗi ngày tôi cũng kiếm được vài trăm gọi là đủ sống”.

Hình ảnh

Một cành lộc tại chùa Bái Đính được“hét giá” 15.000 – 20.000 đồng không mặc cả.

Hình ảnh

Mặc dù, Ban quản lý chùa Bái Đính đã đặt biển quy định cấm chụp ảnh, quay phim, tuy nhiên, các thợ ảnh vẫn chèo kéo, mời mọc khách chụp hình với mức giá: 20.000 đồng/tấm.

Hình ảnh

Năm nay, điều đặc biệt, ấn tượng nhất của các du khách thăm quan chùa Bái Đính trong lễ khai hội không phải là những kỷ lục lớn nhất của Việt Nam như chuông đồng lớn nhất, các pho tượng nặng nhất, hành lang La Hán dài nhất,…mà là cảnh các sư thầy đứng ngoài đương xin... cúng dường như thế này!?

Theo Hân Ni - GDVN
Hình đại diện của thành viên
minhsinh
Guide đã quen nghề
Guide đã quen nghề
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: 29 Tháng 2 2012
Đến từ: Công ty du lịch MINHSINH 12A/22 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Re: Thu nhập “choáng váng” của ăn xin chùa Bái Đính

Gửi bàigửi bởi admin » 05 Tháng 3 2012

Ai muốn đăng ký gia nhập đội ngũ "cái bang" xin hãy đăng ký ngay cho Admin, để admin trình lên "trưởng bang", nhờ "trưởng bang" duyệt xem có đủ năng lực không?
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Thu nhập “choáng váng” của ăn xin chùa Bái Đính

Gửi bàigửi bởi nghiemcong164 » 21 Tháng 3 2012

Mùa hè vắng việc chắc em sẽ đầu quân :D. Bác cho em xin 1 slot nha! có khi mấy tháng hè làm cái bang = kả năm dẫn khách :D
Công không dùng signature này nhé, ảnh to như vậy, chiếm nhiều không gian trắng trên diễn đàn. Tham khảo cái này nhé: Sưu tầm các signature đẹp
Hình đại diện của thành viên
nghiemcong164
Guide đã quen nghề
Guide đã quen nghề
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: 14 Tháng 9 2011


Quay về Mặt trái của ngành du lịch

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.4 khách.

cron