7 tỷ người và nỗi lo của hành tinh

Đây là phần kiến thức xã hội rất cần thiết khi đi guide, tin tức sự kiến nóng hổi.

7 tỷ người và nỗi lo của hành tinh

Gửi bàigửi bởi admin » 03 Tháng 9 2011

07:39 | 02/09/2011
Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 30.10.2011 là mốc biểu tượng để đánh dấu ngày công dân thứ 7 tỷ của thế giới ra đời. Trong dài hạn, dự báo dân số thế giới sẽ đạt mốc 10 tỷ người vào cuối thế kỷ này. Đây chắc chắn sẽ là một thách thức lớn đối với Trái đất.

Hình ảnh

Theo nghiên cứu được công bố hai năm một lần của Viện nghiên cứu Nhân khẩu học quốc gia Pháp (INED), tình hình tăng dân số đã phần nào bớt nóng hơn. Mức tăng dân số đạt mốc kỷ lục 2%/năm cách đây đã nửa thế kỷ, và năm 2011 con số này giảm xuống còn khoảng 1,1%. Mặc dù tỷ lệ tăng dân số đang giảm dần, nhưng một số xu hướng phát triển kỳ quặc, nhất là ở châu Phi, lại tạo thêm nhiều mảng màu xám phủ lên hành tinh Xanh.
Năm 400 trước Công nguyên, Trung Quốc với 19 triệu dân “lẽo đẽo” theo sau Ấn Độ với 30 triệu dân. Đến năm 1000, đất nước của Khổng Tử vượt lên dẫn trước nhưng 3 thế kỷ sau đó lại bị tụt lại phía sau. Năm 1800, Trung Quốc một lần nữa vượt lên và từ đó đến nay luôn xếp trên người láng giềng phía Tây Nam. Tuy nhiên, những dự báo cho thấy cuộc đua Ấn - Trung vẫn rất gay cấn và đến giữa thế kỷ này, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc với 1,7 tỷ người so với 1,31 tỷ của Trung Quốc, tức đông hơn 300 triệu dân. Nguyên nhân lý giải cho việc dân số Trung Quốc không tăng là do chính sách một con được áp dụng rất chặt chẽ ở nước này.

Tuổi thọ cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm. Tuổi thọ trung bình của người dân trên thế giới (gộp cả nam và nữ) hiện nay là 70 tuổi, trong khi tuổi thọ của người dân sống tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) là 80. Tuy nhiên, kỷ lục về sống thọ lại thuộc về Nhật Bản, một quốc gia ở châu Á, với tuổi thọ trung bình của người dân là 83 tuổi. Trái lại, Zimbabwe (ở châu Phi) giữ kỷ lục đáng buồn trong lĩnh vực này (với tuổi thọ trung bình rất thấp là 46 tuổi).

- Nếu tính từ năm số 0, tổng cộng có khoảng 80 tỷ người được sinh ra trên Trái đất, trong đó gần một nửa chào đời trong hai thiên niên kỷ trở lại đây (tức sau Công nguyên) và 1/5 được sinh ra trong hai thế kỷ qua.

- Về mật độ dân số, Macao (Trung Quốc) dẫn đầu thế giới với 21.423 dân/1 km2, cao gấp... 185 lần so với EU (116 người/1km2). Mông Cổ là nước có mật độ dân số thấp nhất với 2 người/1km2.

- Tỷ lệ nam - nữ hiện nay trên thế giới khá cân bằng. Tuy nhiên, số trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái (107 bé trai so với 100 bé gái). Ở độ tuổi khoảng 25, tỷ lệ nam - nữ tương đối đồng đều. Từ 25 tuổi trở lên, phụ nữ lại đông hơn nam giới và khoảng cách này tiếp tục gia tăng theo độ tuổi.


Không ngạc nhiên khi châu Phi có nhiều quốc gia đạt tỷ lệ sinh đẻ cao nhất thế giới. Theo nghiên cứu của INED, lục địa Đen cách đây hơn 1 thập kỷ có khoảng 800 triệu dân, tăng lên 1,05 tỷ người vào tháng 6 năm nay và ước tính với tốc độ tăng dân số cao như hiện nay, châu lục này sẽ có khoảng 3,4 tỷ người vào năm 2100. Hiện trung bình mỗi phụ nữ Niger có 7 con, và để so sánh, tỷ lệ sinh trung bình của thế giới là 2,5 trẻ/1 phụ nữ trong khi của EU là 1,6 trẻ/1 phụ nữ. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em châu Phi cũng thuộc diện cao nhất thế giới. Cứ 1.000 trẻ được sinh ra ở châu Phi, lại có 74 trẻ tử vong, so với mức trung bình 44 trẻ trên thế giới, và 6 trẻ ở Mỹ và châu Âu. Dự báo đến năm 2050, Nigieria sẽ vươn lên vị trí thứ ba trong danh sách các nước đông dân nhất thế giới (nước này hiện đứng thứ 7 trong số các nước đông dân nhất với 162,3 triệu người). Tính thời điểm năm 2011, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Pakistan và Nigeria chiếm tới nửa số dân của thế giới.

Kể từ sau thời kỳ big-bang dân số hậu Chiến tranh Thế giới thứ II đến nay, việc dân số thế giới đạt tới một mốc mới có lẽ luôn khiến thế giới lo hơn là mừng. Dân số thế giới ngày càng tăng trong khi diện tích không thay đổi kéo theo nhiều hệ lụy lớn tác động trực tiếp tới cuộc sống, thiên nhiên, môi trường Trái đất.

Làm thế nào để đảm bảo đủ lương thực cho 7 tỷ ngườâi và hơn thế nữa là một thách thức lớn. Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) ước tính trên thế giới có khoảng 1 tỷ người lâm vào tình cảnh thiếu lương thực, chủ yếu ở các nước đang phát triển. Biến đổi khí hậu, chiến tranh, xung đột, khủng hoảng kinh tế, giá nhiên liệu tăng… đặt ra nhiều vấn đề về sản xuất lương thực - thực phẩm và đảm bảo nguồn cung cho toàn cầu.

Dân số tăng dẫn đến các nhu cầu về nhà ở và đất canh tác tăng theo, đặt các nước vào thế bí trong việc phân bổ nguồn đất đai có hạn và nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Nguồn nước cũng sẽ là một trận chiến mới trong những thập kỷ tới. LHQ cảnh báo trong vòng 40 năm tới sẽ có khoảng 2 tỷ người thiếu nước ngọt. Thế giới đang và sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi sống và giải tỏa cơn khát cho hành tinh Xanh.

Tốc độ tăng dân số trong nhiều thập kỷ qua đang tạo ra biến động dân số chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Nếu không hành động khẩn cấp và quyết liệt, bức tranh dân số thế giới sẽ càng phức tạp và có nhiều biến cố khó lường.

Bình Đông
Theo Le Figaro
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Quay về Sự kiện bình luận

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.3 khách.

cron