Chứng khoán sợ... thịt lợn

Đây là phần kiến thức xã hội rất cần thiết khi đi guide, tin tức sự kiến nóng hổi.

Chứng khoán sợ... thịt lợn

Gửi bàigửi bởi nqt » 02 Tháng 8 2011

Mấy tuần nay giới đầu tư CK lại quan tâm đến giá... thịt lợn. Cũng không khó hiểu khi giá thực phẩm - mà thịt lợn là “blue-chip” – còn tăng thì khả năng kiềm chế lạm phát càng giảm và CK càng khó.
Thịt lợn bỗng nhiên được giới đầu tư để ý, không chỉ vì đầy rẫy thông tin trên các phương tiện truyền thông về thực trạng tăng giá thời gian qua, mà còn xuất hiện trong cả báo cáo của chính phủ, quốc hội, lẫn báo cáo kinh tế của tổ chức phân tích chuyên nghiệp.
Từ đầu tháng 6 đến nay, biến động của giá thịt lợn chiếm vị trí quan trọng trong các bản tin của giới truyền thông với đủ các từ ngữ nghiêm trọng: Tăng phi mã, thiếu hụt nguồn cung, nông dân không tái đàn... Thậm chí có cả so sánh mức tăng giá của thịt lợn đã tăng nhanh gấp 3 lần giá vàng trong gần một năm qua. Thủ tướng cũng phải có công điện tìm các biện pháp bình ổn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thậm chí phải họp khẩn để bàn biện pháp tháo gỡ tình trạng thực phẩm tăng giá đột biến.
Báo cáo phân tích vĩ mô của Công ty Chứng khoán SBS mới đây cho rằng giá lương thực, thực phẩm đang gây áp lực lạm phát. Báo cáo ngày 29/7 của SBS nhận xét mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 đã phá vỡ xu hướng giảm trong các tháng trước. Con số lạm phát đang ở mức 22,16% và có khả năng sẽ còn tăng trong một hai tháng tới trước khi giảm xuống vào quý 4.
“Đã có nhiều kỳ vọng về lạm phát tháng 7 giảm xuống dưới mức 1%. Tuy nhiên đa số mọi người đều tỏ ra hơi quá lạc quan về tầm ảnh hưởng từ nhóm lương thực, thực phẩm, thanh phần chiếm tỉ lệ lớn trong giỏ tính CPI của Việt Nam”, báo cáo viết.
SBS tin rằng việc giá lương thực ở Trung Quốc tăng mạnh đã ảnh hưởng đến Việt Nam mặc dù khó có thể tín được con số chính xác. Trung Quốc hiện cũng đang phải trải qua hoàn cảnh tương tự Việt Nam, trong đó có xu hướng tăng cao của giá lương thực, thực phẩm. “Chúng tôi nhận thấy xu hướng tăng trở lại của giá dầu cũng như giá lương thực thế giới. Vậy, có khả năng lạm phát sẽ còn tăng trong các tháng tới? SBS vẫn giữ quan điểm lạc quan và vẫn cho rằng lạm phát sẽ đạt đỉnh trong tháng 9, khoảng 23%”.
Một báo cáo khác công bố hôm 28/7 của Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho rằng nhóm hàng lương thực, thực phẩm đóng vai trò quan trọng nhất trong việc kéo lạm phát đến tháng 7 lên trên mức 20% so với cùng kỳ. Cụ thể, nhóm hàng lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống đã tăng giá đến hơn 30% so với cùng kỳ. Với mức tăng lớn như vậy, nhóm hàng này đã đóng góp gần 60% và mức tăng của CPI so với cùng kỳ.
“Mức tăng giá hàng lương thực thực phẩm hiện tại của Việt Nam không chỉ bị chi phối bởi yếu tố nội tại mà còn bị dẫn dắt mang tính toàn cầu. Chỉ số giá lương thực của FAO cho thấy đã tăng khoảng 40% so với tháng 6 năm ngoái và chưa cho thấy xu thế sớm đảo chiều.... Tại Trung Quốc giá thịt lợn đã tăng 57% trong tháng 6. Trong vài tháng tới giá lương thực thế giới vẫn có thể tiếp tục ở mức cao và đe dọa lạm phát tại các nước đang phát triển”, báo cáo nhận xét.
Thậm chí, trong báo cáo chiến lược đầu tư tháng 8 vừa công bố của Công ty Chứng khoán SME còn nói rõ “trong tháng 7, giá thịt lợn là đề tài được quan tâm nhiều nhất và đã có nhà đầu tư ví rằng giá thịt lợn trong thời gian tới sẽ là nhân tố quan trọng quyết định hướng đi của thị trường chứng khoán Việt Nam”!
Theo ý kiến này, Việt Nam đang ở trong thời kỳ lạm phát tâm lý và muốn dập tắt hiện tượng này có lẽ cần những cú sốc bất ngờ như kiểu giá cả hàng hóa sụt giảm mạnh năm 2008: “Những biện pháp mang tính kỹ thuật của Ngân hàng nhà nước trong trường hợp này thường không hiệu quả. Trong tháng 8, CPI nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng cao khi chúng tôi quan sát thấy giá thịt lợn hơi và lợn bán lẻ tại Hà Nội trong tuần cuối tháng 7 vẫn tiếp tục tăng giá mạnh”.
Tại một cuộc hội thảo do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tổ chức cuối tuần qua, ông Lê Đức Thúy, nguyên Chủ tịch ủy ban này, cho rằng vẫn chưa thể nói được nền kinh tế đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất hay chưa.
“Mức tăng CPI tháng 6 ở mức 1,09% được xem là giảm tốc nhiều nhất, nhưng đó là so sánh với tháng trước đó. Chúng ta phải nhớ rằng nếu so với cùng kỳ thì con số này cao gấp 5 lần: mức tăng CPI tháng 6/2010 chỉ là 0,23%. Hay như tháng 7/2011, tốc độ tăng CPI là 1,17%, cao gấp 20 lần so với tốc độ tăng CPI của tháng 7/2010 (0,06%)”, ông Thúy nói.
Thực ra các lo ngại như trên không phải là mới. Biến động trên thị trường chứng khoán đã cho thấy khá rõ điều này. Các thông tin tích cực chỉ có thể hãm đà giamr chức chưa thể tạo đột biến. Việc CPI theo tháng giảm được khuyến cáo là chưa đủ tin cậy vì mức tăng CPI tính theo năm vẫn đang trong xu hướng tăng và chưa biết chắc chắn sẽ đạt đỉnh vào thời điểm nào. Khá nhiều phân tích, dự báo tương đồng về mặt thời điểm vào tháng 9. Tuy nhiên sự cảnh giác của giới đầu tư lúc này khiến họ cần một số liệu khẳng định, hơn là những dự báo.


Theo Trọng Nghĩa
Hình ảnh
Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh
Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi
Ngược lòng mình tìm về...nông nổi
Lãng du đi vô định cánh chim trời...
Hình đại diện của thành viên
nqt
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 232
Ngày tham gia: 21 Tháng 7 2011

Re: Chứng khoán sợ... thịt lợn

Gửi bàigửi bởi admin » 02 Tháng 8 2011

“Thịt lợn tăng giá nhanh hơn vàng”

Thứ Năm, 14/07/2011 - 01:40
(Dân trí) - “Vàng năm ngoái so với năm nay tăng 30%, còn thịt lợn tăng tới 100%, như vậy giá thịt lợn tăng nhanh hơn giá vàng. Nguyên nhân tăng giá là thức ăn cho lợn phần lớn nhập từ bên ngoài, dịch bệnh và thương lái gom hàng bán sang Trung Quốc”.
>> Thịt lợn, rau tăng giá bất thường vì đâu?
>> Giá thực phẩm tăng vọt từng ngày
Bên lề kỳ họp thứ 2, HĐND Hà Nội khóa XIV, phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng có những phân tích với báo chí xung quanh vấn đề các loại giá thực phẩm tăng mạnh thời gian qua.

Tại sao giá nhiều loại thực phẩm tăng quá nhanh trong thời gian qua đặc biệt là thịt lợn, thưa ông?

Tôi theo dõi mấy tháng qua giá cả nhiều mặt hàng đặc biệt là giá thị tăng rất cao nhưng đó là điều không mong muốn. Việc tăng giá đó là do tác động từ nhiều yếu tố đặc biệt là giá đầu vào nguyên liệu tăng.

Hình ảnh
Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Huy Tưởng, các chính sách bình ổn giá đang có tác dụng nhất định

Năm ngoái vàng chỉ có 2,8 triệu đồng một chỉ, năm nay tăng lên 3,7 triệu. Còn thịt lợn hơi năm ngoái chỉ có 37.000 đồng/kg năm nay lên 72.000 đồng. Nói ra điều này để thấy vàng chỉ tăng 30% nhưng thị hơi tăng gấp đôi.

Tôi theo dõi được nhiều thông tin để phân tích, phải nói sản xuất nông nghiệp chăn nuôi của bà con phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Thức ăn chăn nuôi phần lớn là nhập bên ngoài, giá đầu vào tăng theo giá thế giới. Chúng ta chưa làm chủ được dịch bệnh một cách triệt để nên cũng ảnh hưởng khi ảnh hưởng số lượng đàn lợn và cung không đáp ứng được cầu.

Nhiều người cho rằng do thương lái gom hàng bán sang Trung Quốc nên mới có tình trạng thực phẩm tăng giá?

Giá cả nguyên vật liệu ở Trung Quốc tăng cao nên rất nhiều thương lái Trung Quốc thu mua các loại thực phẩm trong đó có thịt lợn, do vậy làm tăng giá thịt ở nước ta.

Trong tình hình như thế UBND Thành phố đã có chỉ đạo sở Tài chính và Công thương kiểm soát dự báo kịp thời để thông tin trao đổi với các đơn vị thương mại tránh khan, cháy hàng quá mức.

Quỹ bình ổn giá chúng tôi yêu cầu phải có cơ cấu trong việc đặt mua hàng hóa trong đó có mặt hàng thịt lợn để doanh nghiệp chủ động cung cấp hàng cho thị trường. Nhiệm vụ tiếp theo là kiểm soát chống đầu cơ găm hàng và phải tăng cường tuyên truyền cho bà con vì không ít chính sách của nhà nước Trung Quốc tốt, nhưng không ít doanh nghiệp Trung Quốc nhiều khi cam kết với người dân nhưng thực hiện không nghiêm chỉnh. Người dân nên hướng vào doanh nghiệp nội địa làm ăn bền vững lâu dài.

Thành phố có đưa ra biện pháp cụ thể nào để ghìm giá thực phẩm không?

Thành phố đã bỏ ra 475 tỷ từ quỹ dự trữ tài chính cho các doanh nghiệp thương mại vay không tính lãi để họ dự trữ 9 mặt hàng thiết yếu để khi giá cả thị trường có biến động thì tung ra. Những mặt hàng này bán thấp hơn giá thị trường từ 10 - 15% góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân đặc biệt người lao động.

Hình ảnh
Nhiều người chưa được tiếp cận hàng bình ổn giá

Thành phố còn xác định phải làm nhiều biện pháp nữa để góp phần bình ổn giá chứ không thể trông vào nguồn quỹ bình ổn giá. Chúng ta phải kiểm soát người mua, người bán để niêm yết giá ở tất cả các loại hàng.

Cử tri ngoại thành cho rằng quỹ bình ổn chưa đến người nghèo, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

Chúng tôi đã phát hiện ra vấn đề này, năm nay chúng tôi yêu cầu các doanh nghiệp đăng kí nhận nhiệm vụ bình ổn giá phối hợp các ban quản lý ở các chợ dân sinh.

Mục đích của chương trình là cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho người lao động. Tuy nhiên, về tổ chức thực hiện đang gặp khó khăn vì mạng lưới phân phối còn kém do vậy mục đích đạt chưa cao. Trong những năm tới chúng tôi sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng thương mại đẩy mạnh hệ thống các tổ chức thương mại để đáp ứng được yêu cầu này.

Từ giờ đến cuối năm liệu giá thực phẩm có bị đội giá cao hơn nữa không thưa ông?

Các chính sách nhà nước về kiềm chế lạm phát đặc biệt tài khóa thắt chặt tiền tệ lượng tiền đưa ra thị trường giảm. Thực tế cho thấy chỉ số CPI đang giảm và tôi tin trong những tháng tới tốc độ tăng giá tiêu dùng chậm lại. Tôi tin lạm phát sẽ đạt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra khoảng 15 - 17%.

Quang Phong
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội


Quay về Sự kiện bình luận

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.4 khách.

cron