Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Đây là phần kiến thức xã hội rất cần thiết khi đi guide, tin tức sự kiến nóng hổi.

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi hungcay » 11 Tháng 6 2011

daudat_nhoem đã viết:Cho phép em hỏi khí không fải chị lan anh bao nhiêu tuổi rồi và đang làm cho công ty nào ạ?.
:;38 :;38 :;38 :;38 :;38 :;38 :;38 :;38 :;38 :;38 :;38 :;38 :;38 :;38 :;38 :;38
Cậu này đúng là người ko phải dân trong nghề Tiếng Nhật, nên ko biết cái công ty to tướng Lan Anh để biểu tượng đó thi..
Sửa lần cuối bởi hungcay vào ngày 23 Tháng 6 2011 với 1 lần sửa trong tổng số.
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi daudat_nhoem » 11 Tháng 6 2011

hix.thỳ không biêt em mới hỏi. :;8 :;8 :;8 :;8 :;8 :;8 :;8
daudat_nhoem
Guide đã quen nghề
Guide đã quen nghề
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: 25 Tháng 4 2011

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi hungcay » 11 Tháng 6 2011

Tàu Việt Nam lại bị cắt cáp

"Hành động cắt cáp của tàu Trung Quốc được chuẩn bị kỹ lưỡng"
VnMedia) - Khoảng 6h sáng nay,(9/6) đang thăm dò tại lô 136.03 vùng biển Vũng Tàu, một tàu thăm dò của Việt Nam đã bị tàu đánh cá của Trung Quốc lao vào cắt cáp. Chiều nay, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: "Hành động cắt cáp của tàu Trung Quốc đã được chuẩn bị kỹ lưỡng".

>Hội Dầu khí Việt Nam cực lực phản đối Trung Quốc

Sự việc xảy ra lúc 6h sáng nay tại lô 136.03, vị trí hoàn toàn nằm trong vùng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết chiều ngày 9/6.

Tàu Việt Nam bị cắt cáp có tên là Viking 2, là tàu khảo sát địa chấn 3D do liên doanh CGG Veritas (Pháp) được Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) thuê.

Hình ảnh
Tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu Bình Minh 02 hôm 26/5.

Theo đó, vào lúc 6h sáng nay, trong khi tàu Viking 2 do Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D lô 136/03 tại thềm lục địa của Việt Nam thì tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đã chạy ngang qua mũi tàu Viking II, sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ.

Mặc dù, phía Việt Nam đã phát pháo báo hiệu cảnh báo nhưng tàu 62226 vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu ViKing II, làm cho tàu ViKing II không thể hoạt động bình thường. Tiếp đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với một vài tàu cá khác của Trung Quốc đã vào giải cứu cho tàu 62226.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, khu vực tàu Viking II đang thu nổ nói trên thuộc phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước về luật biển quốc tế năm 1982.

"Hành động nói trên của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển 1982 và tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, đi ngược lại nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam", bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.

Vụ việc xảy ra ngay sau khi vụ tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 tại lô 148 thuộc thềm lục địa của Việt Nam ngày 26/5 vừa qua, làm cho tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng.

"Phía Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm nói trên của phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt- Trung, chấm dứt ngay và không để tái diễn mọi hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bồi thường thiệt hại đã gây ra cho Tập Đoàn Dầu khí Việt nam", bà Nguyễn Phương Nga khẳng định.

Trong một diễn biễn khác, chiều nay, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động này của phía Trung Quốc.

Đây là lần thứ 2 liên tiếp trong vòng hai tuần qua, tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Trước đó hôm 26/5, nhóm 3 tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 đang làm việc trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

Vạn Xuân - Thanh Hường
Sửa lần cuối bởi hungcay vào ngày 23 Tháng 6 2011 với 1 lần sửa trong tổng số.
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi hungcay » 11 Tháng 6 2011

Có cuộc chiến hackers Việt-Trung?

Hình ảnh
Một số website của Trung Quốc được nói bị hacker Việt Nam tấn công, dẫn tới việc 'hàng trăm website Việt Nam' bị hack.


(BBC Tiếng Việt)Đó là nhận định của báo điện tử VietnamNet trong bản tin hôm thứ Tư 08/06. Báo này dẫn nguồn các diễn đàn công nghệ và bảo mật Việt Nam liệt kê hàng trăm website của Việt Nam, tức có đuôi .vn, đã bị tấn công.
"Trong số này, có cả các tên miền của cơ quan bộ ngành."

Theo VietnamNet, việc một số website Trung Quốc bị tấn công hôm 02/06, được tin là do hacker Việt Nam, đã dẫn tới hành động “trả đũa” nhằm vào các website của Việt Nam.

Thực tế, đã có một số website của chính phủ Trung Quốc, với đuôi gov.cn, bị tấn công và hacker để lại hình ảnh cùng các thông điệp như 'Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam'...

Cho tới nay, một số website như của chính quyền thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, vẫn còn tê liệt.

Về phía Việt Nam, nhiều website liên quan tới chính quyền, như thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vẫn chưa hoạt động trở lại sau khi bị tấn công tin tặc.

Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc hôm thứ Tư cũng đăng tin về việc hacker Trung Quốc đánh sập trang web của Trung tâm Biên Phiên dịch Quốc gia, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Việc sa đà vào chiến tranh mạng sẽ khiến Việt Nam thiệt hại nặng nề. Hi vọng các bạn Hacker Việt Nam giữ bình tĩnh.
Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa

Hoàn Cầu nói các hacker 3King và Tiểu Phong để lại trên trang web này hình lá cờ Trung Quốc cùng khẩu hiệu 'Nam Sa (Trường Sa) là của Trung Quốc' và nhạc nền là Quốc ca Trung Hoa.

Cho tới sáng thứ Năm, website của trung tâm này tại địa chỉ http://ntc.mofa.gov.vn/ vẫn còn tê liệt.

Tranh chấp chủ quyền
Các nguồn an ninh mạng của Việt Nam cảnh báo các website bị tấn công, kể cả website của cơ quan nhà nước, đều không có biện pháp bảo mật tốt.

Tuy nhiên họ cũng nói các chỉ dấu cho thấy trình độ của hacker "không chuyên nghiệp và chỉ mang tính tự phát".

Nhiều ý kiến tỏ ra không đồng tình với hành động cũng bột phát từ phía hacker Việt Nam, cho rằng làm công việc này "không mang lại kết quả gì".

Ban quản trị Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, mà website hoangsa.org đã bị tấn công nặng nề, đã ra khuyến cáo: "Về việc tấn công trả thù các trang website của Trung Quốc, như chúng tôi đã cảnh báo từ 2007, việc chúng ta tấn công các website Trung Quốc không giải quyết được vấn đề gì, trái lại nó chỉ khiến chúng ta phải trả giá nặng nề".

"Việc sa đà vào chiến tranh mạng sẽ khiến Việt Nam thiệt hại nặng nề. Hi vọng các bạn Hacker Việt Nam giữ bình tĩnh."

Thông điệp mà hacker hai bên để lại trên các trang mạng cho thấy đợt tấn công mới nhất có liên hệ trực tiếp tới làn sóng phản đối chính sách Biển Đông của Trung Quốc, và phản ứng trước việc này trong một số tầng lớp dư luận Trung Quốc.
Sửa lần cuối bởi hungcay vào ngày 23 Tháng 6 2011 với 2 lần sửa trong tổng số.
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi hungcay » 11 Tháng 6 2011

Việt Nam ta thì luôn thụ động thế này..chỉ có chịu trận và sau đó lại nhờ bộ ngoại giao giúp đỡ, sau khi sự đã rồi. Người bị hại thì ít bằng chứng, có chăng chỉ là những bức hình chụp đối phương mờ mờ ảo ảo, khó xác định, còn cơ quan nhà nước thì đang bất lực trước nạn "ngư tặc" Trung Quốc.
Đúng với suy nghĩ : Việt Nam ta "rừng vàng biển bạc", biển nhiều bạc nên có bị xâm lấn tí thì cũng chẳng ảnh hưởng gì..
:;24 :;24 :;24 :;24 :;24 :;24 :;24 :;24 :;24 :;24 :;24 :;24 :;24 :;24
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi hungcay » 11 Tháng 6 2011

HQ 16 Và Trận Hải Chiến Hoàng Sa
Click vào để xem chi tiết bài báo
Hình ảnh
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi hungcay » 11 Tháng 6 2011

Hơn 1.500 trang web Việt bị tấn công

Tuổi Trẻ - Theo thống kê của một số diễn đàn tin học, đã có hơn 1.500 trang web của các cơ quan, đơn vị, công cụ tìm kiếm và cả của các doanh nghiệp VN bị tấn công trong những ngày qua.
Ngày 9-6, tin tặc bắt đầu chuyển sang tấn công vào hệ thống phân giải tên miền website (DNS Server) để chuyển hướng website đến một địa chỉ khác theo ý thích của tin tặc và có thể chiếm luôn tên miền.

Trước đó ngày 8-6, trang web của Trung tâm biên phiên dịch quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao VN tại địa chỉ ntc.mofa.gov.vn đã bị tin tặc xâm nhập và treo cờ Trung Quốc, đồng thời thay đổi nội dung các liên kết phụ bên trái.

Hàng loạt trang web khác cũng bị tấn công. Trong số đó, nhiều trang rơi vào tình trạng xuất hiện hình ảnh cờ Trung Quốc, nội dung viết bằng chữ Trung Quốc trên trang chủ. Đến chiều 9-6, một số trang đã khắc phục được sự cố nhưng số còn lại vẫn trong tình trạng ngắt máy chủ để sửa chữa như trang ntc.mofa.gov.vn, gdt.gov.vn...

Ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena, nhận định các trang web đang bị tấn công một cách có tổ chức và có định hướng.

Theo ông Thắng, việc tấn công hệ thống phân giải tên miền rất nguy hiểm bởi DNS Server là điểm yếu, dễ tấn công nhưng để lại hậu quả rất lớn.

Hàng chục ngàn trang web ở nhiều ISP khác nhau có thể bị ảnh hưởng cùng lúc như mất tên miền, bị chuyển đến trang web có nội dung khác nên các nhà cung cấp dịch vụ như PA, FPT, VDC... cần phải nâng cao cảnh giác.

Theo ông Nguyễn Tử Quảng - tổng giám đốc Công ty BKIS, các quản trị mạng không nên lơ là trước sự kiện hàng loạt trang web bị tấn công trong mấy ngày nay. Đối với các trang web đã bị tấn công, cần lập tức ngắt máy chủ bởi có thể bị điều khiển thành công cụ tấn công lan rộng.

Người quản trị cần nhanh chóng lấy ngay log file là nơi ghi lại toàn bộ hoạt động trên hệ thống lưu sang nơi khác để tránh tin tặc xóa file nhằm xóa dấu vết, sau đó liên hệ các đơn vị chuyên về an ninh mạng nhờ trợ giúp tìm ra đúng nguyên nhân và vá lỗ hổng vì quản trị mạng thông thường có thể phục hồi được giao diện trang web nhưng không thể biết có phần mềm gián điệp, virut nằm ẩn bên trong hay không và tin tặc đã làm gì trong hệ thống.

Không sử dụng nên tắt kết nối
Các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người dùng máy tính không được truy cập vào những website trong danh sách này cho đến khi có thông báo lỗi đã được khắc phục, bởi rất nhiều trang web đã bị tin tặc cài mã độc, virut để tạo mạng máy tính ma botnet. Khi truy cập vào đây, máy tính của người dùng sẽ lây nhiễm mã độc, vô tình trở thành zombie (máy tính ma) đi tấn công các hệ thống khác lớn hơn. Mặt khác, nếu không có nhu cầu vào mạng thì người dùng nên tắt modem kết nối Internet để tránh bị tin tặc lợi dụng.

HỒNG NHUNG
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi admin » 11 Tháng 6 2011

Tận dụng cơ chế Liên hợp quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia

(VnMedia)- “Trung Quốc đang có những hành động nằm trong chuỗi kế hoạch đã tính toán từ trước, sắp đặt mọi việc với mục tiêu làm phép thử với những nước khác có liên quan đến vấn đề Biển Đông. Nếu chúng ta không tỉnh táo sẽ rơi vào bẫy của Trung Quốc đặt ra”, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ khẳng định.

Theo ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, sau hai sự kiện liên tiếp mà Trung Quốc gây ra đối với Bình Minh 02 và Viking II của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đặc biệt lại diễn ra sau Shangri la 10 khiến cho mục đích của Trung Quốc càng lộ rõ. Nếu Việt Nam có bất cứ hành động nào không tỉnh táo, sẽ rơi vào "bẫy" mà Trung Quốc đang đặt ra.

Hình ảnh
Ngày 9/6, tàu Viking II của Việt Nam tiếp tục bị tàu Trung Quốc cắt cáp khi đang làm nhiệm vụ trên biển Đông.



Trong khi tại Đối thoại đó Trung Quốc đã 27 lần nhắc đến từ “hòa bình” trong phát biểu tại Đối thoại Shangri la 10. Tất cả những người tham dự Đối thoại Shangri la 10 đều hy vọng Trung Quốc sẽ thực hiện đúng như những gì họ đã nói. Mặc dù trên thực tế, đã nhiều lần Trung QUốc nói mà không làm.

Hy vọng và mong muốn của những nước tham gia Đối thoại Shangri la 10 là vấn đề biển Đông sẽ được giải quyết đúng đắn. Nhưng, quả thật là hy vọng mong manh khi chỉ vài ngày sau Đối thoại Shangri la 10 kết thúc, phía Trung Quốc đã lặp lại hành động cắt cáp tàu của PVN với sự bày binh bố trận có tính toán.

Như vậy, có thể hiểu hành động này là gì, thưa ông?

- Ông Nguyễn Công Trục: Theo tôi, hành động của Trung Quốc đang mạnh mẽ hơn. Cùng kết quả là phá, nhưng hành động khác nhau. Trong sự kiện ngày 26/5, họ dùng tàu hải giám vào lãnh hải của Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh 02, nhưng lần này phía Trung Quốc lại dùng tàu đánh cá và luận điệu vướng vào chân vịt của tàu Viking II nên mới cắt cáp. Nhưng ngay sau khi tiến hành cắt cáp của Viking II lại xuất hiện một số tàu khác đến giải nguy cho tàu cắt cáp. Đây rõ ràng là hành vi phá hoại trắng trợn. Bản chất của vấn đề không có gì khác nhau cả, vẫn là phá hoại

Hình ảnh
Ông Nguyễn Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. Ảnh: Lam Nguyên.



Thật ra sự kiện xảy ra ngày 9/6 không phải là cái mới mà nó là tiếp tục trong chuỗi kế hoạch mà Trung Quốc đã tính toán, bố trí với mục tiêu làm phép thử đối với phản ứng của các nước trong khu vực và những nước khác có liên quan như Hoa Kỳ, Mỹ, Nga…

Điều đầu tiên họ muốn khẳng định trên thực tế họ đang thực hiện theo đúng quyền hạn của họ về đường biên giới chín đoạn trên biển Đông như bản đồ mà họ đưa ra công bố với Liên Hợp Quốc.

Bằng hành động này, phía Trung Quốc đang biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp. Họ đã bộc lộ công khai tham vọng của họ là muốn các bên cùng ngồi lại với nhau và hoạt động khai thác, thăm dò dầu trên biển Đông phải cùng hợp tác với Trung Quốc. Nghĩa là gác tranh chấp cùng khai thác trong vùng không phải là của mình mà hoàn toàn là vùng biển của nước khác. Điều này Trung Quốc đã thường nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần tại các diễn đàn kể cả song phương hay trong các hội nghị đa phương khác…

Nếu đã là vùng tranh chấp theo thông lệ thông thường thì phải ngồi lại đàm phán hoặc cùng khai thác để cùng được hưởng lợi.

Điều này cực kỳ vô lý. Nó cũng giống như việc của hai người hàng xóm, cùng có nhà có cửa nhưng một hôm một người tự ý vẽ phần ranh giới lãnh thổ của nhà bên và một mực cho rằng đó thuộc sở hữu của mình.

Điều đặc biệt khác là Trung Quốc tiếp tục làm điều này cùng với những thông tin khác như chuẩn bị đưa giàn khoan rất lớn 3 tỷ USD vào biển Đông; tăng cường lực lượng hải giám… cho thấy Trung Quốc đang âm hầm chuẩn bị những bước tiếp theo trong quá trình tranh giành tài nguyên của các nước trong khu vực biển Đông tại vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong đó có Việt Nam.

Mặt khác, việc họ phá hoại cắt cáp những tàu nghiên cứu, thăm dò của PVN trong đó có những chuyên gia nước khác đang hợp tác với Việt Nam để tạo tâm lý lo lắng bất ổn cho các đối tác của ta. Họ sẽ tranh thủ hợp tác để tranh giành tài nguyên của Việt Nam.
Hình ảnh
Ngư chính 311, một trong các tàu vào giải cứu cho tàu cá Trung Quốc trong vụ Viking II hôm qua. Đây là tàu lớn nhất trong đội ngư chính của Trung Quốc, được hoán cải từ một tàu chiến. Ảnh: China Daily.



Nếu như vì lý do tranh chấp như vậy mà các bên tranh chấp không đủ kiên nhẫn đủ tỉnh táo để xử lý cho đúng thông lệ quốc tế về chủ quyền pháp lý tạo ra một xung đột nào đó thì Trung Quốc có thể kiếm cớ đó để làm mạnh hơn, tăng xung đột. Vì Trung Quốc đang ở cái thế có sức mạnh áp đảo so với các nước trong khu vực. Trong khi những nước lớn có quyền lợi ở đây đang bận rất nhiều ở các khu vực khác. Nên việc họ để tâm để có hướn

Nếu chúng ta không xử lý triệt để, đúng mức mà do một cái gì đấy bột phát thì sẽ là cái cớ để Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh trên biển của Việt Nam. Nhưng không phải vì lý do này mà ta để mất chủ quyền của chúng ta.

Những hành động này có phải là sự vị phạm lãnh hải mạnh mẽ nhất từ 79 đến nay?

- Đây cũng là sự kiện khá là được dư luận quan tâm, nhưng không phải là bước đi mạnh mẽ nhất của Trung Quốc trong những năm gần đây đối với hoạt động ngoại giao với nước ta.

Năm 2008, Trung Quốc đã dùng lực lượng quân sự xuống chiếm một số đảo ở phía Tây quần đảo Trường Sa. Năm 2009, phía Trung Quốc một bước nữa tiến thẳng xuống phía Đông Nam của quần đảo Trường Sa chiếm đảo Vành Khăn và bắt đầu xây dựng một số cơ sở quân sự tại đây để tạo ra sự chiếm đóng xen kẹt với các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippin… Đây là sự xâm phạm nghiêm trọng có tính toán của phía Trung Quốc, đặt bàn đạp từ việc chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 đến việc chiếm Trường Sa của Việt Nam để mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc.

Hình ảnh
Đây là tàu hải giám cắt cáp tàu Bình Minh 02 ngày 26/5



Song song với những hoạt động đó, phía Trung Quốc cũng tiến hành một số các hành động khác để thể hiện rõ mưu đồ của mình. Cụ thể, năm 2009 khi Việt Nam nộp hồ sơ về ranh giới ngoài thềm lục địa 200 hải lý cho Tiểu ban ranh giới và thềm lục địa của Liên Hợp Quốc Trung Quốc có công hàm gửi Liên Hợp Quốc phản đối hồ sơ của Việt Nam. Kèm theo công hàm này là bản đồ có đường biên giới “hình lưỡi bò”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc biến bản đồ do một cá nhân người Đài Loan vẽ để dùng nó trong công tác tuyên truyền trên trường quốc tế. Sự kiện này bộc lộ ý đồ rất rõ ràng của Trung Quốc.

Tiếp theo việc hợp thức hóa “đường chín đoạn” bằng cách gửi cho một tổ chức quốc tế rất là quan trọng, Trung Quốc đã tiến hành các hành động để thể hiện quyền của mình như việc những năm gần đây Trung Quốc liên tục ban hành những lệnh cấm đánh bắt hải sản trong khu vực biển Đông trong đó có những vùng biển hoàn toàn của Việt Nam và một số vùng biển hiện vẫn đang trong quá trình đàm phán tranh chấp.

Ngoài ra, phía Trung Quốc đã tiến hành bắt giữ, giam cầm, phá hoại tài sản của ngư dân Việt Nam gây ra những hậu quả rất to lớn cho người dân. Đây là những hành động không có tính nhân đạo đối với người dân Việt Nam trong việc kiếm sống mưu sinh trên vùng lãnh hải của Việt Nam.

Đầu năm nay, cũng đã diễn ra những hành động tương tự. Đáng nói là không những “bắt chẹt” Việt Nam mà họ còn có những hành động với Philippin như bắn đe dọa…

Lần này, họ tiến hành đưa các tàu hải giám, tàu vũ trang núp bóng tàu đánh cá vào phá hoại tàu thăm dò khai thác dầu khí của PVN như sự kiện ngày 26/5 và 9/6.

Để tránh những hành động tiếp theo nếu có của Trung Quốc thì chúng ta cần phải làm gì?

- Chúng ta mới có những tuyên bố về mặt nguyên tắc thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền. Nhưng điều này không ngăn cản được hành động của Trung Quốc. Như vậy, theo tôi một mặt chúng ta vẫn tiếp tục các biện pháp như đã làm và triển khai một số hoạt động có tính cụ thể hơn như yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho những hành động họ gây ra trong việc thăm dò, khai thác dầu của PVN để thế giới và các tổ chức thực hiện pháp lý khác được Liên Hợp Quốc lập ra để bảo vệ mình.

Mặt khác, tiếp tục đề nghị Trung Quốc ngồi lại để đàm phán về vấn đề biển Đông và cần nói một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn về việc Trung Quốc đã có những hành vi vi phạm vào vùng biển của Việt Nam và không phải là vùng biển có tranh chấp.

Trung Quốc muốn song phương, không muốn đa phương để bẻ gẫy bó đũa Asean. Nên nếu Asean không có tiếng nói thống nhất bằng một diễn đàn có tính chất đặc biệt để giải quyết vấn đề này. Bởi nếu chỉ có Việt Nam phát biểu thì chưa đủ sức mạnh.

Nên gửi toàn bộ hồ sơ chống phá của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam lên Liên Hợp Quốc. Chúng ta cần phải tận dụng cơ chế của Liên Hợp Quốc để chủ quyền của Việt Nam được đảm bảo.

Nhưng tại sao Trung Quốc lại chọn thời điểm hiện tại để thể hiện tham vọng của mình với Biển Đông và tại sao đến thời điểm gần đây mới công bố và thực hiện một số hành động theo luận điệu “đường lưỡi bò”?

- Đúng là có những lý do nhất định để Trung Quốc thực hiện hàng loạt những hành động trên biển Đông trong thời gian gần đây.

Ngoài việc Trung Quốc thăm dò phản ứng của các nước về vấn đề biển Đông, phía Trung Quốc có tính toán đến việc chuyển mâu thuẫn trong nội bộ ra bên ngoài để đánh lạc hướng dư luận trong nước.

Ngoài ra phía Trung Quốc cũng tính toán đến bối cảnh chính trị trong khu vực và trên thế giới.

Cụ thể là trong khi Mỹ, Nga và các nước Phương Tây khác đang quan tâm đến Trung Đông, Bắc Phi mà không quá chú ý đến biển Đông thì Trung Quốc ra mặt hành động

Vậy chúng ta có thể kiện ra tòa án quốc tế hay không?

- Chúng ta hoàn toàn đủ cơ sở để đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Nhiều học giả trên thế giới cũng nói về điều này. Vừa rồi, trong cuộc họp của MTTQ Việt Nam, Hội đồng tư vấn cũng có ý kiến rằng chúng ta có thể kiện tàu Trung Quốc phá hoại tàu của PVN theo luật dân sự để đòi bồi thường ra tòa án quốc tế.

Rõ ràng, chúng ta phải làm cương quyết, vì sau sự kiện cắt cáp tàu Bình Minh 02, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục cắt cáp tàu Viking II, nghĩa là họ đang bất chấp và không từ bỏ tham vọng của mình. Nếu chúng ta không làm cương quyết hơn thì chắc chắn sự việc sẽ không chỉ dừng lại ở việc cắt cáp nữa.

Trong toàn bộ diễn biến sự việc Trung Quốc gây ra với Việt Nam tính đến thời điểm này, tôi thấy Trung Quốc có một điểm yếu chí tử mà chúng ta cần khai thác. Đó là phạm vi tàu hải giám, tàu cá của Trung Quốc cắt cáp tàu của PVN không phải là vùng trùng lấn, cũng như không phải vùng thuộc Trung Quốc quản lý nên phía Trung Quốc luôn luôn thanh minh tại Đối thoại Shangri la 10 là hải quân Trung Quốc không tham gia, Trung Quốc mong muốn giải quyết mọi chuyện hòa bình. Trong vụ cắt cáp tàu Viking II hôm 9/6, Trung Quốc cũng phải vin vào cớ tàu cá của nước này vướng vào chân vịt của Viking II nên mới cắt cáp... Thật ra việc thanh minh bằng cách "đổ tội" này đang thể hiện sự yếu lý của Trung Quốc. Và chúng ta cần phải khai thác triệt để điểm mạnh này.

Xin chân thành cảm ơn ông!
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi hungcay » 21 Tháng 6 2011

"Đường lưỡi bò" của Trung Quốc bị bác bỏ
Hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ tổ chức đã diễn ra từ sáng 20/6 (giờ địa phương) tại thủ đô Washington, Mỹ với sự tham dự của khoảng 150 học giả, nhà nghiên cứu, quan chức ngoại giao và phóng viên báo chí đến từ nhiều nước trên thế giới.

Hình ảnh
Các học giả tại hội thảo. (Ảnh: Đỗ Thúy/TTXVN

Sau phát biểu của ông Su Hao, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh, trong phiên thảo luận đầu tiên về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều học giả quốc tế đã ngay lập tức lên tiếng phản bác các lập luận của học giả Trung Quốc, đặc biệt là "cơ sở lịch sử" của tuyên bố chủ quyền đường chữ U.

Trong bài phát biểu ngay sau đó, ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an ninh của Ban Thư ký ASEAN, nói: "Tôi không cho rằng Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền."

Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ, không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường chữ U liên quan tới lịch sử. Ông nói: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS."

Tiến sỹ Dutton cũng nói rằng việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS.

Nhà nghiên cứu nổi tiếng, giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.

Cũng liên quan đến khía cạnh luật quốc tế, bà Caitlyn Antrim, Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, khẳng định tuyên bố đường 9 đoạn (đường chữ U) không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.

Bà Antrim nói: "Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường chữ U đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó."

Trong phiên thảo luận buổi chiều, các học giả Bonnie Glaser của Mỹ, Trần Trường Thủy của Việt Nam, Carl Thayer của Australia và Ian Storey của Singapore đã trình bày về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, đưa ra cách giải thích cho các sự kiện này.

Trước câu hỏi của học giả Trung Quốc về việc tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này, tiến sĩ Trần Trường Thủy nói: "Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la".

Tại hội thảo, ngoài các học giả còn có bài phát biểu của Thượng nghị sỹ John McCain, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte và một số quan chức của Mỹ.

Về tình hình tại Biển Đông, Thượng nghị sỹ McCain nói: "Một trong nhưng nguyên nhân chính làm xấu thêm những căng thẳng tại Biển Đông và khiến cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp tại đây trở nên khó khăn hơn là thái độ hiếu chiến của Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc muốn thúc đẩy."

Hội thảo sẽ tiếp tục trong buổi sáng ngày 21/6 với các phiên thảo luận về tính hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế an ninh trên biển hiện nay cho Biển Đông và các đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy an ninh trong khu vực.

(theo Vietnam+)
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi hungcay » 23 Tháng 6 2011

Trung Quốc lại yêu cầu Mỹ tránh xa Biển Đông

Quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc hôm nay yêu cầu Mỹ để các bên tuyên bố chủ quyền tranh chấp trên Biển Đông tự giải quyết, và nói thêm rằng sự tham gia của Mỹ chỉ làm tình hình thêm xấu đi.

Hình ảnh
Tàu Rajah Humabon, soái hạm của Philippines. Ảnh: Inquirer

Đây là lời cảnh báo trực diện nhất trong những tuần gần đây của Trung Quốc đối với Mỹ kể từ khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, được đưa ra bởi ông Thôi Thiên Khải, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc.

"Mỹ không phải là một bên tuyên bố chủ quyền" ở Biển Đông vì thế "tốt nhất là Mỹ nên để các bên tự giải quyết với nhau", Reuters dẫn lời ông Thôi nói trong một cuộc họp báo trước vòng thứ nhất của cuộc tham vấn châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii, sẽ diễn ra cuối tuần này.

"Dù một số người bạn Mỹ muốn Mỹ giúp một tay trong vấn đề này, chúng tôi đánh giá cao cử chỉ đó, nhưng thường thì những cử chỉ như thế chỉ làm cho mọi việc phức tạp thêm", ông Thôi nói.

Ông Thôi và Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell sẽ đồng chủ trì cuộc tham vấn nói trên. Ông Thôi nói rằng nếu Mỹ tham gia vào vấn đề Biển Đông, thì nên khuyên các nước khác "kiềm chế", AP cho hay.

"Tôi cho rằng các nước đó đang thực sự chơi với lửa và tôi hy vọng lửa sẽ không lan đến Mỹ".

Ông Thôi nhắc lại quan điểm đã được đăng trên nhiều báo chí Trung Quốc gần đây, rằng Trung Quốc không phải là nguyên nhân gây căng thẳng ở Biển Đông.

"Chúng tôi rất lo ngại trước các diễn biến gần đây" ở Biển Đông, "nhưng chúng tôi không phải là người châm ngòi các vụ việc", ông Thôi nói.

Trong một diễn biến liên quan, hôm nay phủ tổng thống Philippines tuyên bố Manila ủng hộ những nhận xét của thượng nghị sĩ Mỹ John McCain về vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tại hội thảo về an ninh hàng hải Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ tổ chức, ông McCain thúc giục chính phủ Mỹ trợ giúp các nước Đông Nam Á trong tranh chấp Biển Đông.

Manila cũng hoan nghênh tuyên bố của Bộ Ngoại giao Singapore trong đó đề nghị Trung Quốc nên làm rõ các tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông, bởi tình trạng mập mờ hiện nay gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế, theo Manina Bulletin. Tuyên bố của Singapore được đưa ra khi tàu hải tuần lớn nhất của Trung Quốc cập cảng quốc đảo sau chuyến hải hành qua Biển Đông.

Sau tuyên bố của Singapore, hôm nay ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông "không ảnh hưởng đến tự do hàng hải", đài phát thanh quốc tế Trung Quốc CRI đưa.

Từ nhiều tuần nay, căng thẳng gia tăng quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sau khi Việt Nam và Philippines tố cáo tàu Trung Quốc vi phạm các vùng nước mà các nước này tuyên bố có chủ quyền và các quyền liên quan. Các cuộc tập trận đã được công bố hoặc tiến hành tại khu vực trong thời gian này. Philippines tuyên bố đưa hành động của Trung Quốc ra Liên hợp quốc, kêu gọi sự ủng hộ của các nước trong ASEAN và quốc tế. Manila cũng triển khai soái hạm của mình trong khi Trung Quốc cho tàu hải tuần xuống gần khu vực tranh chấp. Một hội thảo về an ninh hàng hải Biển Đông cũng vừa kết thúc tại Washington DC, Mỹ, trong khi báo chí Trung Quốc loan tin nước này sắp chạy thử tàu sân bay đầu tiên.

Mai Trang
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Sự kiện bình luận

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.7 khách.

cron