Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Đây là phần kiến thức xã hội rất cần thiết khi đi guide, tin tức sự kiến nóng hổi.

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi hungcay » 23 Tháng 6 2011

Với những lời lẽ kiểu như thế này, thì đúng là Trung Quốc ngày càng mất đi hình ảnh ở Châu Á cũng như trên thế giới. Bây giờ người ta ko chỉ dị ứng với hàng Trung Quốc mà còn dị ứng luôn với cả các nhà làm lập pháp ở Trung Quốc. Nói một từ chuẩn là họ "chua ngoa".

Hình ảnh
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi hungcay » 25 Tháng 6 2011

Xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam

Ngày 11/6 vừa qua, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề "Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.

Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới hiểu đúng sự việc, thiết nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.

Hình ảnh
2 trong số 3 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam, lao vào cắt cáp và cản trở hoạt động của tàu Bình Minh 02 ngày 26/5/2011.


Năm nay vừa tròn 20 năm hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau sau những năm tháng sóng gió. Một trong những nguyên tắc cơ bản hai bên đã thỏa thuận là "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, xây dựng mối quan hệ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, trở thành "láng giềng tốt, anh em tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hơn thế nữa, gần đây hai nước còn thỏa thuận xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đó là những tài sản quý giá, phải mất bao nhiêu công sức mới tạo dựng được và phía Việt Nam hết sức trân trọng giữ gìn.
Tiếc rằng, một số sách báo và báo mạng ở Trung Quốc không biết vì lẽ gì không ngớt đưa ra những bài không thiện chí, xuyên tạc về Việt Nam và mối quan hệ Trung-Việt. Tình hình này càng rộ lên sau hai sự việc liên tiếp trong chỉ có hai tuần lễ là vụ tầu hải giám của Trung Quốc vô cớ xông vào cắt phá cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 và dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc phá hoại tuyến cáp của tàu Viking II đang hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Trong số những tờ báo ấy, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc "lớn tiếng” nhất. Ngày 11/6 vừa qua, Thời báo này đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề "Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.

Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới - đang rất lo ngại về những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông - hiểu đúng sự việc, thiết nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.

Bài xã luận nói Việt Nam "đe dọa”, "dọa dẫm” Trung Quốc thì thật nực cười vì đâu phải tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc mà là ngược lại. Hành vi của tàu Trung Quốc không chỉ là "đe dọa” hay "dọa dẫm” mà là hành vi khiêu khích, gây hấn như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ. Đó là chưa kể hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc. Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau. Bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11-6 đầy rẫy những lời hăm dọa như: phía Việt Nam "dường như hoàn toàn không đếm xỉa đến những phản ứng mà Trung Quốc có thể đưa ra”, "nếu dùng biện pháp chiến tranh để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam sẽ đều thất bại...” (nhân đây, tuy rất không muốn nhưng buộc phải nhắc lại những sự kiện năm 1974 quân đội Trung Quốc tiến đánh Hoàng Sa, năm 1979 tiến hành chiến tranh biên giới, năm 1988 tiến đánh một số đảo ở Trường Sa để thấy rõ ai là người chẳng những hay đe dọa mà còn dùng biện pháp chiến tranh trong quan hệ Trung-Việt). Nhân dân Việt Nam đã phải bỏ ra hàng mấy chục năm đấu tranh chống ngoại xâm, nay thiết tha mong có hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, lẽ nào lại muốn gây hấn với bất kỳ ai, nếu độc lập không bị đe dọa, chủ quyền không bị chà đạp.

Chính hành vi ngỗ ngược của tàu hải giám Trung Quốc và những bài đại loại như xã luận ngày 11/6 của Thời báo Hoàn cầu đã làm cho những cảm giác của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc (không phải với nhân dân Trung Quốc nói chung) bị xói mòn, chứ không phải là "người dân Trung Quốc khi nhìn thấy các kiểu thể hiện của Việt Nam thông qua tin tức báo chí thì những cảm giác tốt đẹp của họ về Việt Nam tích lũy trong những năm qua gần như đã tiêu tan hết” như Thời báo Hoàn cầu viết.

Một mệnh đề được tác giả bài xã luận nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là mối quan hệ giữa "nước lớn” và "nước nhỏ”. Trên thực tế, quả thật cũng có nước lớn và nước nhỏ. Song trong quan hệ quốc tế thì mọi quốc gia đều bình đẳng – một điều chính Trung Quốc cũng hay rao giảng. Hành vi ứng xử của phía Trung Quốc trong những ngày qua rõ ràng không phản ánh, hay nói đúng hơn là đi ngược lại chủ trương "tôn tiểu” mà bài báo nói tới; hơn thế nữa còn lộ rõ thái độ lấn lướt theo kiểu nước lớn – một điều đang gây lo ngại trong dư luận khu vực và quốc tế, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một nước Trung Hoa "trỗi dậy hòa bình”.

Bài xã luận còn suy luận rằng, sự phản ứng chính đáng của phía Việt Nam dường như do áp lực nội bộ, cổ vũ tinh thần trong nước, tăng cường sự chú ý của cộng đồng quốc tế..., phản ứng chủ nghĩa dân tộc, gây nên sự đối lập giữa nhân dân hai nước... Gốc gác của vấn đề chính là nằm ở sức ép của phía Trung Quốc thông qua hành vi ngang ngược, chà đạp luật pháp và thông lệ quốc tế của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông. Bất kỳ một người Việt Nam nào cũng đều bất bình; bất luận người nào có lương tri trên thế giới cũng đều lo ngại. Trong quan hệ giữa các quốc gia thời hiện đại không thể hành xử theo kiểu cứ lấn lướt rồi buộc đối phương câm lặng theo kiểu "trùm chăn mà đánh” được! Thử hỏi, tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu sẽ hành xử ra sao nếu tàu nước ngoài xông vào cắt cáp của tàu địa chấn Trung Quốc đang hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế thực sự của Trung Quốc đúng theo luật pháp quốc tế (chứ không phải cái đường 9 đoạn tự dựng lên ở cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn dặm)? Trung Quốc đã từng bị nước ngoài xâm lấn, người dân Trung Quốc đã từng bị hạ nhục. Vì vậy, chắc rằng họ có thể hiểu nỗi bất bình của người dân Việt Nam.

Hình ảnh
Vị trí tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp cách Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên, Việt Nam 120 hải lý ngày 26/5/2011.

Bài xã luận đánh giá rằng, "Hà Nội đang có bước thụt lùi trước những kinh nghiệm thành công về giải quyết vấn đề trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ, đang đưa hai nước quay lại con đường đọ sức giữa cứng rắn và cứng rắn”. Có lẽ chẳng cần tốn lời bác bỏ luận điệu nực cười như vậy. Cho nên, chỉ cần thay chữ "Hà Nội” bằng chữ "Bắc Kinh” là đủ! Thật đáng tiếc, trong hai chục năm qua đã phải bỏ ra biết bao công sức mới khép lại được quá khứ bất hạnh, tạo dựng được mối quan hệ hợp tác mới, thế mà hành vi quá khích của tàu Trung Quốc đã đẩy quan hệ hai nước giật lùi! Tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu đã kết thúc bài báo bằng câu: mời các ngươi hãy xem lại lịch sử đi. Đúng vậy! Hãy xem lại lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nhau để ứng xử sao cho phải đạo là hai nước láng giềng hữu hảo!

Ứng xử sao cho đúng là hai nước láng giềng hữu nghị, đó là mong mỏi chân thành của mỗi người dân Việt Nam. Và chắc rằng đó cũng là ý nguyện của người dân Trung Quốc và khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

Theo Hoàng Trường
Đại Đoàn Kết
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi admin » 26 Tháng 6 2011

Bức xúc với phát ngôn đổ lỗi, dọa dẫm Việt Nam của tướng Trung Quốc
Cập nhật lúc 21h38" , ngày 25/06/2011 -

Hình ảnh
Tướng Bành Quang Khiêm trên một chương trình truyền hình của Trung Quốc về Biển Đông. (Nguồn: v.ifeng.com)

Trang web của hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc ngày 25/6 dẫn lời Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia, Hội Nghiên cứu Khoa học Chính sách Trung Quốc, ngạo mạn tuyên bố rằng Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam bài học lớn hơn.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc, Tướng Bành Quang Khiêm nói tranh chấp Biển Đông tồn tại từ lâu và tình hình (Biển Đông) đột nhiên căng thẳng là do Việt Nam và Philippines gần đây "liên tục khiêu khích."

Viên tướng này nói: "Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn.”

Ông Bành còn dùng những ngôn từ kích động rằng "nếu Việt Nam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao."

Trước đó, báo Văn Hối, vốn được coi là tiếng nói của Bắc Kinh ở Hong Kong ngày 18/6 cũng đã đăng bài xã luận chỉ rõ Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan khăng khăng làm theo ý mình và có hành động khiêu khích thái quá trên Biển Đông thì họ sẽ bị giáng trả mạnh mẽ.

Bài xã luận của tờ Văn Hối, cộng với phát biểu vừa qua của một quan chức cao cấp phụ trách vấn đề an ninh Trung Quốc đã thể hiện thái độ không nhất quán của một số quan chức nước này xung quanh vấn đề Biển Đông.

Trước đó, về mặt chính thức, Trung Quốc luôn cao giọng nhấn mạnh tới “hòa bình” và chỉ có một bộ phận cư dân mạng sử dụng ngôn từ mang tính chất quyết liệt như “khai chiến” trên các trang web quân sự.

Trong cuộc Đối thoại Shangri-la lần thứ 10 tại Singapore từ 3 đến 5/6, chính Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có bài phát biểu nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc về việc phát triển hòa bình.

Trong khi ấy, trước và sau bài phát biểu của ông Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-la, các tàu của Trung Quốc đã liên tục có những hành vi gây hấn, cắt cáp các tàu thăm dò Bình Minh 02 và Viking II của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trong lúc các tàu này đang khảo sát hoặc tiến hành thăm dò địa chất tại vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Sự việc tàu Trung Quốc liên tục có hành vi gây hấn tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng đã gây quan ngại trong giới học giả quốc tế. Giáo sư Carl Thayer, hiện đang công tác tại Khoa Nhân văn và Xã hội học trường Ðại học New South Wales của Australia, cho rằng: “Hành động cắt dây cáp của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm luật biển quốc tế và làm cho vùng biển này không còn an toàn như trước. Tàu Việt Nam đang làm việc trong vùng biển đặc quyền kinh tế mà Công ước về luật biển quốc tế đã quy định cho họ. Hành động này rõ ràng đã chấm dứt những gì lạc quan nhất mà Trung Quốc và ASEAN đã và đang thương thảo về Biển Đông.”

Còn trong cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ hôm 21/6 vừa qua, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

Ông nhấn mạnh: "UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế."

Cũng tại hội thảo này, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã nêu đích danh Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông đồng thời khẳng định những tuyên bố chủ quyền của nước này là "không có cơ sở nào theo luật quốc tế."

Tại cuộc hội thảo quốc tế “Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông” do Trung tâm Habibie của Indonesia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ tổ chức tại Jakarta mới đây, tiến sĩ Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), cho rằng những vụ việc đã và đang xảy ra cho thấy tình hình ở Biển Đông đang diễn tiến đáng quan ngại. Theo nhà nghiên cứu về an ninh hàng hải khu vực Iskander Rehman, cách hành xử của Trung Quốc “đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật Bản và Philippines.”

Như thế, một cách khách quan nhất, chính Trung Quốc mới là bên khiến cho tình hình biển Đông trở nên căng thẳng, và phát biểu trên của ông Bành Quang Khiêm càng làm sai lệch bản chất của sự việc và cho thấy phía Trung Quốc luôn sẵn sàng hăm dọa dùng vũ lực với các nước láng giềng trong khu vực.

Ngược lại, trước sau như một, Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm và lập trường của là thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.

Tại Hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 đã diễn ra từ ngày 13-17/6, tại New York, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Lương Minh khẳng định việc gần đây Trung Quốc liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước.

Trưởng đoàn Việt Nam cũng bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.
Chia sẻ quan điểm của Việt Nam, nhiều nước ASEAN đã phát biểu nhấn mạnh cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Luật Biển khi tiến hành các hoạt động trên biển; đề cao sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

(theo Vietnam+)
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 29 Tháng 6 2011

Tranh chấp ở Biển Đông 'có thể dẫn tới xung đột'

Một cuộc xung đột ở quy mô lớn hơn đang nhen nhóm từ những tranh chấp rất nguy hiểm trên Biển Đông suốt thời gian qua, các nhà phân tích quốc phòng Australia cảnh báo.
> Thế giới dự báo về Biển Đông

Các chính phủ trong khu vực đang chưa tìm được tiếng nói chung về các vùng biển tranh chấp vốn được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn, một nhóm chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế Lowy của Australia nhận định. Những phân tích và dự đoán của nhóm chuyên gia được đưa vào một bản báo cáo có tên "Khủng hoảng Niềm tin: Những cường quốc chính và An ninh hàng hải tại Ấn Độ-châu Á Thái Bình Dương", với người chủ biên là Rory Medcalf.

Phần lớn các vụ va chạm gây căng thẳng xảy ra trên Biển Đông, với các bên tham gia tranh chấp gồm Việt Nam, Trung Quốc (gồm Đài Loan), Philippines, Brunei và Malaysia. Các quan chức Việt Nam và Trung Quốc mới đây đã gặp gỡ trực tiếp tại Bắc Kinh để nói về những va chạm trên biển vừa qua. "Tình hình đang lắng dịu sau một thời gian căng thẳng, nhưng không ai biết điều gì sẽ xảy ra", WSJ dẫn lời của nhóm nghiên cứu.
Hình ảnh
Tàu khu trục USS Howard của Mỹ. Con tàu này đang tham gia tập trận với hải quân Philippines gần Biển Đông. Ảnh: Navsource


Nếu một cuộc chiến tranh được châm ngòi, Mỹ và các cường quốc khác sẽ không thể đứng ngoài. Ảnh hưởng của cuộc chiến sẽ lan rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Viện Lowy cảnh báo. Hải quân Mỹ vốn hoạt động trong các vùng biển ở châu Á và đang tiến hành tập trận chung với Philippines, sắp tới là với Australia.

Sức ép về tài nguyên, những tranh chấp chủ quyền, chủ nghĩa dân tộc và những căng thẳng giữa quân đội Mỹ - Trung là tâm điểm của một viễn cảnh hỗn loạn có thể xảy ra. Đây là nhận định của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Lowy, dựa trên việc tham vấn các chuyên gia an ninh tại Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ.

Một trong những vấn đề được chỉ ra trong bản báo cáo của Viện Lowy là việc Trung Quốc không sẵn sàng cho phép các kênh liên lạc thường xuyên với các lực lượng nước ngoài. "Có một nhu cầu cấp thiết trong việc cải thiện và thực sự sử dụng các kênh liên lạc giữa Trung Quốc với các cường quốc quân sự khác", chuyên gia Medcalf nói.

Nhận định chung của nhóm chuyên gia thuộc Viện Lowy là các tuyến đường biển tại Ấn Độ-châu Á Thái Bình Dương đang ngày càng trở nên chật chội, là chủ đề gây tranh cãi và rất dễ bị tổn thương bởi xung đột vũ trang. Các lực lượng hải quân và không quân tại khu vực này đang được tăng cường, trong bối cảnh sức nặng chiến lược trong cán cân kinh tế đang thay đổi theo hướng lệch đông.

Nhóm chuyên gia của Viện Lowy đưa ra bản báo cáo khi Australia nhận thức rõ đòi hỏi của việc phải triển khai lại các nguồn lực quân sự để bảo vệ tốt hơn cho các cơ sở hạ tầng năng lượng, và sẵn sàng đối phó với các cường quốc châu Á, trong đó có việc Trung Quốc đang mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược tại khu vực.

Trong thời gian gần đây, Biển Đông - nằm giữa Ấn Độ-dương và Thái Bình Dương - liên tục "dậy sóng" vì những tranh chấp chủ quyền vùng nước và các đảo. Các vụ việc tàu Trung Quốc cắt cáp và cản trợ hoạt động của các tàu thăm dò địa chấn Việt Nam, cũng như các va chạm giữa Trung Quốc với Philippines khiến tình hình Biển Đông trở nên nóng hơn lúc nào hết, các nhà phân tích nhận xét.

Phan Lê
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 29 Tháng 6 2011

Người ta thường nói, biểu tượng chiến tranh là "Bút", hay nói đúng hơn, chính phủ Mỹ thường mang lại rất nhiều rắc rối cho thế giới, nhất là chiến tranh vũ trang. Nhưng giờ có thể thấy, xu thế này dần dần chuyển sang Trung Quốc. Càng ngày Trung Quốc càng tỏ ra hiếu chiến..口にするが、実行が伴わない (Nói ko đi đôi với làm).
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 02 Tháng 7 2011

Trung Quốc có kích động một cuộc chiến châu Á?

Cập nhật lúc 02/07/2011 06:01:00 AM (GMT+7)
Bắc Kinh đang cố gắng đẩy các nước láng giềng ra khỏi Biển Đông – vùng biển được cho là giàu tài nguyên dầu khi, và một tổ chức tư vấn chính sách đã cảnh báo, căng thẳng có thể dẫn tới xung đột.
Viện Lowy về các chính sách quốc tế của Australia cảnh báo, cách xử gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông có thể kích động một cuộc chiến tranh. Các tàu Trung Quốc đã quấy nhiễu – thậm chí là làm hư hại – các tàu thăm dò của Việt Nam và Philippines, biến Biển Đông trở thành một “vùng nguy hiểm”, báo cáo của Viện Lowy nhấn mạnh.

Một tàu chiến Trung Quốc (phía trước) và tàu Nhật Bản đậu gần phía nam Nhật Bản. Các tàu Trung Quốc bị cáo buộc đã quấy nhiễu nhiều tàu của các láng giềng trong các cuộc tuần tra gần đây. Ảnh: Reuters/Kyodo
Bất chấp những tuyên bố chủ quyền của các nước khác ở Biển Đông, Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền với hầu như toàn bộ vùng biển này gồm cả các đảo được cho là rất giàu trữ lượng dầu khí. Vùng biển này có lần được xem như là Vịnh Ba Tư thứ hai. Và nguy cơ nhiều thế nào, có khả năng biến thành xung đột ra sao?
Tất cả các bên chắc chắn đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất: "Trung Quốc là nghiêm trọng thực sự” về tuyên bố chủ quyền của họ với các vùng tranh chấp, Mark Vanencia nói trên Japan Times, thậm chí chứng cớ hợp pháp của họ yếu ớt, và sự chèn ép của họ đang xói mòn “câu thần chú trỗi dậy hòa bình” với các nước láng giềng. Vanencia khuyến cáo: “Tại thời điểm này, tất cả có thể nói là hãy giữ chặt chiếc mũ của bạn”.
Bạn có thể đặt cược rằng Mỹ sẽ dập tắt xung đột: "Với Trung Quốc cho thấy sự sẵn sàng hơn trong việc sử dụng cách tiếp cận phô sức mạnh”, Daniel Alpert nói trên EconoMonitor, thì một cường quốc khác phải đẩy mạnh như một đối trọng. Nhật Bản, nước có những vấn đề của riêng mình, không thể làm điều này. Và Mỹ can thiệp – nếu “quan tâm tới cân bằng quyền lực của châu Á” – và tham gia vào những tranh chấp lãnh thổ.
Nhưng Mỹ có thể không muốn cuộc chiến này: Trung Quốc mới chỉ phô trương sức mạnh hải quân mới bằng cách tiết lộ tàu sân bay đầu tiên, Peter Goodspeed nói trên Nation Post của Canada, và có kế hoạch bắt đầu khoan dầu ở một số khu vực tranh chấp trong tháng 7. Cho dù Thượng viện Mỹ tuần này đã chỉ trích việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại các tàu của những nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông, Trung Quốc đã cảnh báo Mỹ đứng ngoài cuộc tranh chấp và tránh “bị bỏng vì lửa”. Ngăn chặn Bắc Kinh là một trò chơi ngày càng nguy hiểm và cũng là trò Mỹ có thể không muốn chơi.
Thụy Phương (Theo theweek)
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 02 Tháng 7 2011

Cuộc chơi chèn ép chủ quyền song phương của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: TS LÊ HỒNG NHẬT
Bài đã được xuất bản.: 02/07/2011 05:00 GMT+7

Sự chèn ép, hay tranh chấp song phương về chủ quyền biển đảo, quyền khai thác dầu và đánh bắt cá, chỉ là bước đi ban đầu, được lồng trong một tranh chấp lớn hơn về quyền kiểm soát đường hàng hải chiến lược đi qua Biển Đông.
>> Biển Đông: Giành thời cơ, thoát hiểm hoạ
Gây hấn, chèn ép nước nhỏ để vẽ lại bản đồ khu vực
Như đã nêu trong Phần 1, mục tiêu chính của Trung Quốc là nhằm kiểm soát con đường hàng hải quốc tế, đi từ Trung Cận Đông qua eo biển Malacca, đi qua Biển Đông, dọc theo Trường Sa (Spratlys), tiếp đến là qua Hoàng Sa (Paracels). [Xem Bản đồ 1]. Con đường biển này ngày càng trở nên có tính sống còn với Trung Quốc*. Nhưng nó cũng có tính chất sống còn với Mỹ, Nhật và các nước trong vùng. Một sự hợp tác an ninh hàng hải quốc tế giữa Trung Quốc với Mỹ, Nhật và ASEAN sẽ là lý tưởng cho sự ổn định và phồn thịnh của khu vực. Nhưng việc biến vùng biển quốc tế đó thành lãnh hải thuộc địa phận Trung Quốc, lại là một bảo đảm an ninh hơn cho Trung Quốc, với cái giá là chủ quyền của các nước nhỏ hơn trong khu vực bị xâm hại.
Nói khác đi, chúng ta đang chứng kiến một tiến trình mà Trung Quốc đang tìm cách chèn ép các nước nhỏ để vẽ lại bản đồ khu vực. Sự chèn ép, hay tranh chấp song phương về chủ quyền biển đảo, quyền khai thác dầu và đánh bắt cá, chỉ là bước đi ban đầu, được lồng trong một tranh chấp lớn hơn về quyền kiểm soát đường hàng hải chiến lược đi qua Biển Đông. Để tránh một cuộc xung đột về quyền tự do hàng hải trong tương lai, chúng ta phải hiểu rõ sự được mất của mỗi bên trong cuộc chơi chèn ép về chủ quyền song phương mà Trung Quốc đang tiến hành. Trung Quốc kỳ vọng gì? Và tại sao đó lại là các bước đệm ngắn hạn cho việc đạt mục tiêu dài hạn của Trung Quốc? Việc trả lời các câu hỏi như vậy sẽ cho phép tìm ra cơ chế thúc đẩy an ninh khu vực, thông qua các giải pháp thương lượng hòa bình.
Để cụ thể, hãy nhìn lại vụ Trung Quốc cắt cáp tham dò dầu khí của Tầu Bình Minh 02, Viking 02 của Việt Nam; hoặc việc Trung Quốc cho xây dựng cột sắt và thả phao ở bãi Amy Douglas, hay cho tàu bắn xuống nước, xua đuổi tàu đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam hay Philippines ngay tại vùng biển của các nước này.

Hình ảnh
Bản đồ 1

Trước các hành động gây hấn như vậy của Trung Quốc, phía Việt Nam và Philippines có thể có bốn lựa chọn chính: Thứ nhất, không có phản ứng gì. Thứ hai, ra công hàm phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc trên các diễn đàn song phương hoặc đa phương, như tại Liên hiệp quốc. Thứ ba, đem vụ việc ra kiện ở Tòa án Quốc tế. Thứ tư, có hành động tự vệ một cách thích hợp, như việc Philippines cho nhổ các cột sắt, hoặc cho bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và đòi xử họ theo luật.
Cần phải nói rằng, nếu vụ việc chỉ gói gọn trong xung đột có tính song phương, thì việc ra công hàm phản đối cũng gần giống như không làm gì cả. Mặt khác, việc đem ra kiện tại tòa án quốc tế về tranh chấp đánh bắt cá hay khai thác dầu thường hết sức tốn kém, mất thời gian và dễ bị làm cho rắm rối, do luật quốc tế không thể đủ chi tiết để áp dụng ngay cho việc xử các vụ kiện như vậy. Thêm vào đó, khi xẩy ra một chuỗi các vụ tranh chấp liên tiếp, thì tính phức tạp của vụ việc chỉ có tăng. Điều đó dĩ nhiên chỉ có lợi cho bên lớn hơn, dùng sức mạnh mềm để chèn ép, hơn là bên nhỏ hơn, bị xâm hại và đem vụ việc ra kiện.
Như vậy, xét trên quan điểm của Trung Quốc, việc gây hấn về quyền đánh bắt cá hay khai thác dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia nhỏ hơn trên Biển Đông sẽ có lợi ở chỗ: (i) Trung Quốc có thể giữ cho mức độ xung đột đủ nhỏ, để mâu thuẫn mang tính song phương, mà phía bị xâm hại ít làm được gì để thay đổi cục diện tình hình; và (ii) Chuỗi xung đột phải đủ liên tục và đều khắp ở các điểm chiến lược trên Biển Đông, để biến các sự việc đã rồi thành quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc về việc khai thác các nguồn lợi mang tính loại trừ.
Nói rõ hơn, việc Philippines xua đuổi tầu cá Trung Quốc hay nhổ cọc ở bãi đá mà Trung Quốc vừa dựng lên chỉ làm tăng rủi ro bị Bắc Kinh tố cáo trên khắp các phương tiện đại chúng, mà tiền bạc và sức mạnh mềm làm cho tiếng nói của nó có hiệu lực, rằng Philippines sẽ phải hứng chịu các hành động "chấp pháp" của Trung Quốc. Sức mạnh quân sự vượt trội và ngày càng mạnh của Trung Quốc khiến cho nước nhỏ trong vùng phải đối mặt với rủi ro là sẽ chịu tổn thất rất lớn, nếu một mình dám cưỡng lại hành động "chấp pháp" của Trung Quốc**. Nhìn trước kết cục như vậy, nước nhỏ đó có thể phải ngồi yên không làm gì, ngoài việc ra công hàm phản đối, mà về thực chất cũng là không làm gì, như đã nói.

Hình ảnh
Tàu Viking 02 của Việt Nam bị tàu Trung Quốc cắt cáp trong vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Ảnh: PVN

Chính vì logic của sự chèn ép đó, mà Việt Nam ngồi yên, khi Trung Quốc ra lệnh cấm bắt cá trong thời gian dài, trên một vùng biển rộng lớn, bao gồm cả thềm lục địa của Việt Nam. Cam chịu sẽ dần biến thành sự buộc phải chấp thuận quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc đối với Biển Đông. Khi đó, việc có hay không các công ước về Luật Biển, bao hàm cả UNCLOS, thì cũng chẳng thể làm được gì nhiều để thay đổi một thực tế: Đường lưỡi bò đã được xác lập dần trên thực tế. Điều đó bao hàm rằng, đường hàng hải chiến lược đi qua Biển Đông, dần sẽ thuộc về Trung Quốc. Các nước khác sẽ buộc phải tuân thủ trật tự mới (unirule), được cưỡng chế bởi sức mạnh quân sự của Trung Quốc, theo dự đoán là có thể thách thức Mỹ ở Tây Thái bình Dương vào năm 2030.

Chiến lược chèn ép của Trung Quốc
Chiến lược chèn ép của Trung Quốc nhằm thôn tính Biển Đông có thể được tóm tắt như sau:
Ngay sau vụ việc Trung Quốc xâm hại quyền khai thác tài nguyên mang tính loại trừ, như đánh bắt cá hoặc khai thác dầu của Việt Nam/ Philippines. Cụ thể là vụ cắt cáp thăm dò dầu của tàu Bình minh 02. Nếu không gặp phải phản ứng gì, thì Trung Quốc sẽ ghi được 1 điểm trong chuỗi các bước chèn ép nhằm thôn tính Biển Đông. Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam/ Philippines bị mất 1 điểm trong việc bảo vệ chủ quyền. Hay nói rõ hơn, Việt Nam/ Philippines đã bị tước mất một phần quyền được khai thác tài nguyên trên lãnh thổ, bao gồm biển đảo mà dân cư mình sinh sống.
Một lựa chọn khác là thay vì ngồi yên, Việt Nam/ Philippines có thể có phản ứng tự vệ một cách thích hợp, phù hợp với thỏa thuận khu vực và công ước quốc tế. Nhưng ngay sau khi vấp phải sự phản ứng tự vệ đó của Việt Nam/ Philippines, Trung Quốc có thể đáp lại bằng hai cách: Thứ nhất, tôn trọng cam kết của mình về nguyên tắc ứng xử Biển Đông (DOC) và Luật Biển quốc tế (UNCLOS). Khi đó, các bên đạt được sự hòa giải sau xung đột vừa xẩy ra. Trung Quốc không ghi thêm được điểm nào trong chuỗi các bước thôn tính Biển Đông (ghi điểm 0). Và Việt Nam/ Philippines cũng không bị mất điểm về chủ quyền (tức là "mất" 0 điểm).
Ngược lại, Trung Quốc có thể nuốt lời hứa tôn trọng thỏa thuận khu vực và Luật quốc tế. Cụ thể là Trung Quốc tô vẽ lại vụ việc xung đột vừa xẩy ra như mình là bên bị xâm hại và vì vậy, buộc phải có hành động "chấp pháp". Khi làm như vậy, Trung Quốc đã liên tiếp xâm phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của quốc gia nhỏ hơn. Với sự bất cân xứng về sức mạnh kinh tế và quân sự, phần thắng trong xung đột song phương sẽ thuộc về kẻ nào mạnh hơn, bất kể công lý. Cụ thể là, Trung Quốc ghi được 2 điểm liên tiếp trong chuỗi các bước thôn tính Biển Đông. Việt Nam/ Philippines bị mất 2 điểm.
Các tình huống trên được biểu diễn bởi lược đồ sau:

Hình ảnh
Sơ đồ 1: Cuộc chơi chèn ép chủ quyền song phương do Trung Quốc tiến hành

Ta có thể thấy là, nếu Việt Nam/ Philippines phản ứng tự vệ một cách đơn phương, thì sự thôn tính sẽ diễn ra nhanh hơn. Trung Quốc nhất định sẽ nuốt lời hứa, chà đạp lên các thỏa thuận DOC hay luật quốc tế UNCLOS. Vấn đề là Trung Quốc sẽ đẩy nhanh gấp 2 lần nhịp độ thôn tính Biển Đông, nếu phá thỏa ước hơn là tôn trọng thỏa ước. Nhìn trước kết cục như vậy, Việt Nam/ Philippines không được phép kỳ vọng rằng, Trung Quốc sẽ thực hiện những gì họ đã cam kết. Nhưng nếu vậy thì ngay từ đầu, khi vừa xẩy ra việc Trung Quốc gây hấn (cắt cáp thăm dò dầu, dùng súng bắn đuổi dân chài), Việt Nam/ Philippines sẽ chọn việc gửi công hàm phản đối, mà không có hành động tự vệ. Kết cục là Trung Quốc chỉ ghi được 1 điểm. Việt Nam/ Philippines chỉ bị mất có 1 điểm về bảo vệ chủ quyền. Dù sao đi nữa, Việt Nam/ Philippines vẫn bị xâm hại.
Dĩ nhiên Trung Quốc và Việt Nam/ Philippines có thể ký kết một thỏa thuận mang tính pháp lý mạnh hơn DOC. Theo đó, Việt Nam/ Philippines có thể đem kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, nếu Trung Quốc tái vi phạm công ước pháp lý vừa được ký kết. Nhưng những thỏa thuận pháp lý kiểu như vậy không thể tính hết được mọi tình huống tranh chấp phức tạp, có thể xẩy ra trong tương lai (bounded rationality). Trung Quốc có thể lợi dụng những tình huống không được ghi rõ trong thỏa thuận như là một kẽ hở về xác định chủ quyền để tiếp tục chèn ép Việt Nam/ Philippines, bất chấp công ước đã ký kết.
Mặt khác, việc đạt được một thỏa thuận có tính pháp lý như vậy sẽ làm tăng tính đạo lý và cơ sở pháp lý (legitimacy) về chủ quyền của Việt Nam/Philippines với các vùng Biển đảo của mình. Nó sẽ là cơ sở cho việc thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong khu vực và trên trường quốc tế để bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam/ Philippines. Nếu tính cả đến eo biển Malacca, mà nó sẽ là cái đích tiếp theo trong chiến lược Trung Quốc muốn kiểm soát đường hàng hải cho riêng mình, thì một liên minh phi chính thức bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đã được hình thành.
Cuộc chơi tự nó đã có tính đa phương và sẽ phải giải quyết trong khuôn khổ hợp tác đa phương. Chính ở điểm này, nếu sự chèn ép của Trung Quốc trong quan hệ song phương càng thô bạo, thì hành động của họ càng đi ngược đạo lý và càng đặt ra những tiền lệ nguy hiểm cho tự do và an toàn hàng hải quốc tế. Trên quan điểm đa phương mang tính thực tiễn đó, sự chèn ép nhằm thôn tính Biển Đông của Trung Quốc sẽ vấp phải sự phản đối ngày càng mạnh mẽ hơn của cộng đồng quốc tế và khó có thể thực hiện được.
(còn nữa)
-------------------------
Chú thích:
* Hơn 1/3 thương mại toàn cầu đi qua con đường hàng hải này.
** Theo cách nói của diễn đàn khu vực, Trung quốc mưu toan biến các vùng hoàn toàn không có tranh chấp thành vùng tranh chấp để chèn ép các nước yếu hơn.
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 12 Tháng 7 2011

Trung Quốc phản đối đưa Biển Đông ra tòa quốc tế
Thứ ba, 12/7/2011, 16:36 GMT+7
Trung Quốc hôm nay bác bỏ kêu gọi của Philippines về việc đưa tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ra trước một tòa án của Liên Hợp Quốc.
> Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa LHQ

"Trung Quốc giữ quan điểm rằng tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết qua đàm phán trực tiếp giữa các nước có liên quan trực tiếp", AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết. Ông Hồng cũng thêm rằng các tranh chấp nên được dàn xếp theo "luật pháp quốc tế đã được thừa nhận".

Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền một số vùng chồng lấn nhau ở Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 trên thế giới. Việt Nam, Brunei và Malaysia cũng khẳng định chủ quyền ở khu vực.

Hôm qua tại một hội nghị ở Hong Kong, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh cũng đòi hỏi các nước liên quan giải quyết vấn đề Biển Đông bằng phương cách ngoại giao "khôn khéo" và nói rằng Trung Quốc đang đi theo hướng này.

Hình ảnh
Sơ đồ đường yêu sách 9 đoạn - đường lưỡi bò - của Trung Quốc trên Biển Đông. Yêu sách này bị các bên liên quan bác bỏ vì không có cơ sở.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario - vừa tới thăm Trung Quốc tuần trước - cho biết ông đã đặt vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển với giới chức Bắc Kinh. Đây là một tòa án độc lập do UNCLOS - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển - thành lập. Trung Quốc cũng là thành viên của UNCLOS.

Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo điều 76 của công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852 mét).

Trong vài tháng trở lại đây, Philippines và Việt Nam tố cáo Trung Quốc có những hành vi ngày càng quyết liệt ở Biển Đông. Hồi tháng 4, Manila đã đệ đơn phản đối chính thức lên Liên Hợp Quốc để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Hải Ninh
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 12 Tháng 7 2011

Nhìn đường 9 đoạn đó có thể thấy sự tham lam của Trung Quốc là như thế nào, bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế. Hình ảnh Trung Quốc ngày càng xấu đi đối với thế giới.

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Chủ đề về sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gần đây.

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 15 Tháng 7 2011

Trung Quốc muốn đàm phán trực tiếp vấn đề Biển Đông
Thứ sáu, 15/7/2011, 11:33 GMT+7
Bắc Kinh hôm qua một lần nữa nhấn mạnh rằng các tranh chấp tại Biển Đông nên được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan.

Hình ảnh
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua. Ảnh: Gov.cn

"Có rất nhiều dẫn chứng thực tế chứng minh rằng đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan là cách hiệu quả nhất để giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cũng như tranh chấp về các lợi ích và các quyền hàng hải", Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.

Ông Hồng cho biết thêm rằng quan điểm của nước này trong vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán, đồng thời thể hiện mong muốn những cuộc đàm phán giữa các bên liên quan sẽ diễn ra phù hợp với các chứng cứ lịch sử và được luật pháp quốc tế công nhận.

Phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra trong cuộc họp báo thường kỳ ngày hôm qua, nhằm đáp lại tuyên bố công khai của Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario về tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông.

Ông Del Rosario cho rằng việc Trung Quốc e ngại việc đưa tranh chấp giữa hai nước ra trước tòa án quốc tế và dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) cho thấy các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc đối với hầu hết các vùng nước ở Biển Đông là không vững.

Quan hệ Trung Quốc - Philippines căng thẳng suốt thời gian qua, kể từ sau khi Manila cáo buộc các tàu của cường quốc châu Á đã ít nhất 9 lần xâm phạm các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc và các nước trong ASEAN đã ký Tuyên bố chung về ứng xử Biển Đông năm 2002. Tuy nhiên các bên đều mong muốn có một văn bản ràng buộc hơn. Dự thảo tuyên bố chung của hội nghị bộ trưởng ASEAN tới đây cho biết các nước sẽ thúc đẩy việc đưa ra một bộ quy tắc ứng xử (thường được đề cập là COC) nhằm giải quyết các tranh chấp Biển Đông.

Các quan chức Bắc Kinh từng nhiều lần nói muốn giải quyết vấn đề Biển Đông giữa các bên liên quan trực tiếp, và cảnh báo Mỹ nên đứng ngoài tranh chấp này.

Phan Lê
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Sự kiện bình luận

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.6 khách.

cron