Những đứa trẻ 'con lai' ở Sa Pa

Đây là phần kiến thức xã hội rất cần thiết khi đi guide, tin tức sự kiến nóng hổi.

Những đứa trẻ 'con lai' ở Sa Pa

Gửi bàigửi bởi hungcay » 19 Tháng 4 2011

Cánh xe ôm ở Sa Pa nói, muốn biết ở đây có nhiều “con lai” như thế nào thì hãy chọn ngày cuối tuần, ngày của lễ hội. Thời điểm đó, trẻ con từ trong các bản ra thị trấn rất nhiều.

Hình ảnh
Hình ảnh những đứa trẻ tóc vàng thường thấy ở bản làng người Mông.
Người dân sinh sống lâu năm ở Sa Pa, khẳng định họ chứng kiến nhiều trẻ em mặc dù mẹ là người dân tộc nhưng con thì “tóc vàng mắt xanh”, những đứa trẻ này hay lên thị trấn vào ngày cuối tuần vào các buổi chợ phiên. Họ gọi các cháu có đặc điểm như thế là “con lai”, mặc dù chưa có một bằng chứng thuyết phục.

Từ thành phố Lào Cai, du khách muốn lên Sa Pa phải vượt đoạn đường dốc hơn ba mươi cây số bằng xe buýt mấy chục chỗ ngồi. Thuỷ, một hướng dẫn viên du lịch khơi mào buổi nói chuyện, Sa Pa mùa này vắng khách, đêm trời trở lạnh. Mười giờ sáng, mà đoạn đường ngắn lên tâm điểm du lịch Sa Pa bao phủ bởi cơ man sương mù, dày đặc, trắng xoá, che kín cả lối đi.

“Con lai” đấy!

Hết mùa hè, khách lên du lịch Sa Pa cũng ít hơn, chủ yếu là du khách quốc tế trú ngụ trong những khách sạn cổ kính, hoặc nhà nghỉ rẻ tiền. Ngay trước cổng nhà thờ thị trấn, nhiều phụ nữ dân tộc Mông, Dao, Giáy mời khách mua quà lưu niệm.

Thử nói chuyện về “con lai”, một chủ quán nước ngay cạnh nhà thờ nói ở đây nhiều lắm. “Bây giờ không như ngày xưa, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Hôn nhân cũng thoải mái hơn. Có đứa trẻ con rất giống Tây, tóc vàng, da trắng còn mẹ của những đứa trẻ này thì da đen”, người chủ quán nước này, cho hay.

Cánh xe ôm ở Sa Pa nói, muốn biết ở Sa Pa có nhiều “con lai” như thế nào thì hãy chọn ngày cuối tuần, ngày của lễ hội. Thời điểm đó, trẻ con từ trong các bản ra thị trấn rất nhiều, gặp những đứa “con lai” tóc vàng là không hiếm. “Đấy, đứa bé mà người phụ nữ Mông địu sau lưng là con lai đấy, anh nhìn có giống “con lai” không”, chủ quán nước chỉ cho tôi. “Con lai”, theo cái chỉ tay của người phụ nữ này thì đó là một bé gái, tóc vàng, chừng hai tuổi. Mẹ của cháu, thật thà nói rằng bà là người dân tộc Mông, đến từ xã Hầu Thào gần đó.

Cũng người mẹ này, trả lời chồng bà cũng là người Mông. Bà không biết “con lai” là gì, rồi quay sang người bạn cùng xuống chợ phiên nói bằng thứ tiếng dân tộc, cười rưng rức rồi bỏ đi. Nếu chỉ nhìn “tóc vàng” mà khẳng định là “con lai”, có vẻ rằng hơi sớm, bởi trẻ con vùng núi cao này, suốt ngày đội nắng, tóc làm sao mà không vàng cho được!

“Sinh sống ở đây được sáu bảy năm, em biết ở Sa Pa có một số đứa trẻ lai Tây. Nhưng Tây tốt lắm, khi có con với phụ nữ dân tộc thì người ta không bỏ rơi con mình, nhưng do bà mẹ không cho đưa con ra nước ngoài nên hàng tháng họ vẫn gửi tiền về nuôi con”. Một nhân viên của công ty du lịch Lào Cai cho biết như vậy.

Chỉ chọn phụ nữ người Mông?

Hình ảnh
Nét đặc sắc của du lịch Sa Pa, hầu như hướng dẫn viên đều là người bản địa, phần lớn họ là phụ nữ. Và ở đây, những đứa trẻ sớm rời ghế nhà trường từ cấp tiểu học, cũng theo người lớn làm du lịch, bán đồ thổ cẩm và các vật dụng “cây nhà lá vườn”. Các em bé này nói tiếng Anh đủ để khách quốc tế phải ngạc nhiên. Chưa thể khẳng định kết quả của những “hợp đồng du lịch” ấy sẽ tạo ra kết quả là những đứa con mang hai dòng máu khác nhau, nhưng đó cũng chính là điểm khởi nguồn cho những mối tình “Mông — Tây”.

Nhiều sơn nữ dưới ngọn núi Hoàng Liên Sơn lên Sa Pa (Lào Cai) làm du lịch. Trong các chuyến hướng dẫn du khách nước ngoài tham quan, tình cảm nảy sinh và có những cuộc tình xuyên biên giới giữa phụ nữ người Mông với các chàng trai nước ngoài hình thành, rồi họ nên duyên chồng vợ. Và cũng ở vùng đất du lịch sôi động vào loại bậc nhất miền Bắc này, người ta đang rỉ tai nhau về những “đứa con lai”, giống người Tây như đúc.

Hàng ngày dẫn khách đi tham quan, hướng dẫn viên du lịch một công ty ở Sa Pa cho biết, người nước ngoài rất có cảm tình với phụ nữ người Mông, mỗi lần khách quốc tế hỏi họ là dân tộc gì, dù là người Dao, Giáy, họ cũng hay nhận là người Mông.

Khi đêm xuống, nhiều cặp tình nhân gồm chàng trai là người nước ngoài, và cô gái là người Mông mà dân bản địa hay gọi là cặp “Mông — Tây” hay ra quán đồ nướng ở trung tâm thị trấn Sa Pa ăn uống. “Trông họ rất tình tứ. Bằng cảm nhận thì mình nghĩ những đứa trẻ da trắng, tóc vàng, mắt xanh bắt gặp đâu đó ở vùng đất này đó là con lai. Nhưng chứng minh sự thật, thì khó lắm”, hướng dẫn viên này nói.

Người phụ nữ mang trang phục của đồng bào dân tộc Giáy có tên Vàng Vui, ở xã Tả Van không giấu giếm khi nói rằng, người Mông nói tiếng Anh rất giỏi nên người Tây chỉ thích lấy phụ nữ Mông. Theo những người sinh sống ở vùng đất du lịch này, càng đi vào những địa điểm nhiều khách du lịch tham quan như Hầu Thào, Cát Cát, thung lũng Mường Hoa thì dễ tìm ra những đứa trẻ con lai. “Chỉ có Tây “đi bộ”, Tây balô mới có con rơi, khách tử tế không ai làm vậy cả”, một người dân ở đây nói ý kiến của mình.

Phó giám đốc trung tâm văn hoá huyện Sa Pa, ông Giàng Seo Gà, nói rằng mặc dù có con lai thật nhưng cơ thể của đứa con đó không trắng như người châu Âu. “Tôi biết có trường hợp con lai, nhưng sinh ra không giống ông bố mà giống người Mông cơ, không giống người Tây mà giống người ta”. Những ngày ở Sa Pa, nhiều khách du lịch chứng kiến cặp vợ chồng là người dân tộc, nhưng đứa con địu sau lưng người mẹ thì giống trẻ em nước ngoài không thể tả. Tóc bàng bạc, da trắng nõn, mắt cháu bé cũng thăm thẳm màu xanh. Tôi định lấy máy ảnh ghi lại khoảnh khắc này, nhưng lại thôi, bỏ đi bằng sự tiếc nuối. Đôi vợ chồng sau đó địu con đi về phía bãi Đá Cổ nằm ở thung lũng Mường Hoa. Ghi nhận về các trường hợp “con lai”, thật sự mới chỉ qua những lời kể.

theo chudu24
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Quay về Sự kiện bình luận

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.5 khách.

cron