Du lịch Việt: quảng bá chưa trúng, xài tiền chưa ’khôn’

Đây là phần kiến thức xã hội rất cần thiết khi đi guide, tin tức sự kiến nóng hổi.

Du lịch Việt: quảng bá chưa trúng, xài tiền chưa ’khôn’

Gửi bàigửi bởi admin » 19 Tháng 4 2011

VN chưa tìm hiểu thị trường chuyên nghiệp nên quảng bá cái người ta không cần. Tiền quảng bá cực kỳ thấp so với nhiều nước nhưng đôi khi mình lại sử dụng đồng tiền không hiệu quả. - PGS.TS. Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, nhận xét.

LTS: Một đất nước với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa giàu bản sắc, môi trường sống an toàn và người dân thân thiện nhưng vẫn chưa trở thành một điểm đến thực sự hấp dẫn với nhiều du khách quốc tế..

Trăn trở với điều này, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam đã mở loạt bài về quảng bá cho du lịch Việt. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến thảo luận của độc giả. Để tạm khép lại loạt bài này, VEF.VN đã có buổi trò chuyện với PGS.TS. Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch để có thêm thong tin về chiến lược xúc tiến quảng bá sắp tới..

Ông Lương chia sẻ:.

Ngành du lịch đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Trong chiến lược này có 6 chiến lược thành phần. Một trong 6 chiến lược thành phần là chiến lược xúc tiến quảng bá..

Khi hội nhập, chuyện cạnh tranh trên thương trường, chuyện thương hiệu rất quan trọng. Thứ 2 là làm roadshow, tham gia các hội chợ về du lịch ở nước ngoài, tổ chức các festival, lễ hội trong nước để giới thiệu hình ảnh đất nước và con người Việt Nam hoặc từng vùng miền. Tiếp theo có thể làm những tờ rơi, tờ gấp, trên TV. Du lịch Việt Nam giai đoạn trước đã bỏ tiền thuê cả những kênh như CNN, NHK để làm các clip nhỏ quảng cáo trên các kênh có đông khán giả như vậy...

Hình ảnh
Ông Phạm Trung Lương (ảnh DNSGCT).

Trong chiến lược tới đây sẽ tập trung sử dụng thương hiệu mạnh và có hình ảnh tương đối nổi ở trong khu vực quốc tế về du lịch Việt Nam. Chiến lược lần này tiến tới khắc phục những hạn chế của hoạt động xúc tiến quảng bá trước đây. Giai đoạn trước mình đi theo lối mòn là quảng bá những cái gì, xúc tiến những cái gì mà mình cứ chứ chưa quan tâm nhiều đến cái gì mà thị trường đang cần..

Vấn đề nữa là trong chiến lược tới đây định hướng thị trường của mình đến năm 2020 là thị trường gần chứ không có thị trường xa. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực du lịch. Đặc điểm của khách là cân nhắc thời gian di chuyển nên Việt Nam trong giai đoạn tới tập trung vào các thị trường gần, thị trường trong khu vực, thị trường Đông Bắc Á và những thị trường đặc biệt ưu tiên. Sau đó mình mới mở rộng ra một số thị trường châu Âu truyền thống cũng như Mỹ..

Dồn sức cho du lịch biển.-Vừa rồi ông nói mình sẽ tập trung xây dựng thương hiệu, vậy thương hiệu của du lịch Việt Nam sẽ là gì?.PGS. TS. Phạm Trung Lương: Trong chiến lược du lịch Việt Nam giai đoạn tới đây tập trung vào du lịch biển cho nên chắc chắn thương hiệu phải gắn liền với nó. Du lịch biển là thế mạnh của Việt Nam bởi đây là nơi tập trung nhiều tài nguyên hấp dẫn nhất của đất nước. Đơn cử, hiện nay trong tổng số khoảng 10 di sản thì vùng ven biển tập trung đến 2/3, từ vịnh Hạ Long đến vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đến cố đô Huế, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn....

Ngoài ra, các bãi biển Việt Nam có khả năng cạnh tranh trong khu vực rất tốt nhưng mình chưa khai thác tốt. Hệ thống đảo ven bờ của Việt Nam có nhiều đảo đẹp. Du lịch biển còn nhiều cái mình chưa khai thác như hệ thống du lịch đảo, hệ sinh thái dưới biển mình chưa khai thác nhiều, các thế mạnh về cảnh quan, các vũng, vịnh rất riêng tư, hoang sơ mà mình chưa khai thác nhiều. Đấy là các thế mạnh đặc biệt của Việt Nam, kể cả so với các nước trong khu vực..

Du lịch thể thao cũng sẽ là một ưu tiên. Festival thuyền buồm ở Bình Thuận giữa tháng 3 là hoạt động mở đầu trong việc dần dần đánh thức các tiềm năng rất lớn của Việt Nam về du lịch biển mà hiện nay vẫn chưa làm được..

- Nhưng trong khu vực, Thái Lan cũng đẩy mạnh du lịch biển phải không, thưa ông?.Nhưng nói về chất lượng các bãi biển, mình ít nhất là không thua kém, chưa nói đến hơn. Thái Lan còn có nguy cơ sóng thần. Sản phẩm du lịch của họ đã phát triển đến giai đoạn cực trào, nghĩa là đến giai đoạn bão hòa. Còn Việt Nam mới đang ở giai đoạn đi lên..

Trong du lịch bao giờ cũng tìm cái gì mới, những bãi biển mới, những con người mới thân thiện, những nơi đến mới cảnh quan khác đi thì Thái Lan hiện nay trong hơn 20 năm qua phát triển rất nhanh về du lịch biển. Những bãi biển như Phuket quá bình thường trong con mắt du khách. Thái Lan đang làm mới lại các sản phẩm du lịch. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu nên có thế mạnh trong khai thác..

- Một vị giám đốc công ty du lịch người Anh đã làm việc ở Việt Nam 7,8 năm nay nói theo số liệu mà ông có, tỷ lệ khách quay lại Việt Nam chỉ có 5%, trong khi con số này của Thái Lan là 50%. Vị này cho rằng rằng Việt Nam xây dựng hình ảnh từ xưa đến nay là một đất nước giàu văn hóa, mà văn hóa người ta chỉ tìm hiểu 1, 2 lần thôi. Còn Thái Lan là một điểm đến vui vẻ tức là nơi vui chơi, năm nay đến, năm sau người ta cần nghỉ ngơi lại đến tiếp. Ông đánh giá thế nào về nhận định này?.Ông ấy nói đúng vì Việt Nam chưa xây dựng được sản phẩm du lịch để người ta có thể quay lại. Người ta chỉ quay lại vì những sản phẩm, như vui chơi giải trí kia hoặc nghỉ dưỡng. Với các khu nghỉ dưỡng, nếu khách thấy ở đó có dịch vụ tốt về chăm sóc sức khỏe, có cảnh quan đẹp thì người ta sẽ quay lại còn du lịch tham quan người ta chỉ đi một lần thôi. Giống như vậy, các điểm di tích lịch sử văn hóa của mình rất nhiều, người ta chỉ đến một lần thôi. Lễ hội rất nhiều, người ta chỉ đến một lần thôi.

Hình ảnh
Mới khoe cái mình có, không phải cái người khác cần.

- Ông nói trước kia mình chỉ xúc tiến những gì mình có chứ không phải những gì người ta cần. Ông có thể nói rõ hơn về ý này? Trước kia mình xúc tiến thế nào? Hướng sắp tới là gì, thưa ông?.Trước kia, mình chưa tìm hiểu thị trường nào cần cái gì để mình xúc tiến cho trúng. Vì thế, mình quảng bá cái người ta không cần. Cũng một sản phẩm về nghỉ dưỡng biển, cũng brochure đấy mang đến nước nào cũng thế mà không để ý khách Mỹ khác khách Hàn Quốc thế nào. Từng thị trường lại có phân khúc thị trường: người già, người trẻ, người có thu nhập cao, người có thu nhập trung bình..
Ví dụ Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài phần lớn là người trẻ. Người trẻ đi thích những chỗ sôi động, thành phố lớn, nơi có shopping chứ ít quan tâm đến văn hóa. Ngược lại, người Nhật đi du lịch có thu nhập và cao tuổi. Những người này lại thích những nơi yên tĩnh, nghỉ dưỡng, đi thăm các điểm văn hóa. Khách Úc thích tắm biển, thể thao chứ không thích văn hóa. Tất nhiên, đây là đa số chứ không phải tất cả..
Mỗi thị trường là một đặc điểm riêng. Khi xây dựng một sản phẩm để xúc tiến hình ảnh hay điểm đến nào đó cho thị trường nào, mình phải biết được các đặc điểm ấy. Như mình xúc tiến cho thị trường Úc, mình phải giới thiệu hình ảnh bãi biển đẹp, đảo người ta sẽ đến. Ngược lại, vớ khách Hàn Quốc, mình phải giới thiệu hình ảnh các thành phố rất năng động, các làng nghề để họ đến, họ mua..
Như vậy mình phải có nghiên cứu rất cơ bản đối với đặc điểm thị trường và phải chuyên nghiệp ở kênh thông tin đến họ, đi theo hình thức gì để người ta tiếp nhận một cách tốt nhất..
Cho đến hiện nay qua nhiều nghiên cứu cho thấy kênh quảng bá tốt nhất, hiệu quả nhất chính là qua bạn bè, người thân. Gần đây mình có hợp tác với ĐH Chiangmai cho một nghiên cứu về hình ảnh khu vực GMS (khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng)..
Có nhiều nội dung nghiên cứu, trong đó có nội dung nghiên cứu điều tra khách "ông bà biết đến Việt Nam qua những kênh thông tin nào" thì đến 65% là biết đến quan bạn bè, 33% là qua các phương tiện truyền thông. Còn những cái mình bỏ tiền ra để đi làm rất tốn tiền chỉ 13%..
Mình nghèo, tiền quảng bá cực kỳ thấp so với nhiều nước nhưng đôi khi mình lại sử dụng đồng tiền không hiệu quả..

- Tôi thấy hình thức quảng bá tương đối hiệu quả như là sử dụng internet, vừa rẻ, độ lan tỏa rất rộng....
Nhưng mình phải thiết kế website rất chuyên nghiệp, rất tiện dụng. Thông tin không chỉ có hình ảnh mà kể cả thông tin hết sức chi tiết như đi tour này giá bao nhiêu, ở đâu...
Người ta thấy chỗ này có nhiều tiện ích, người ta sẽ đến. Tôi muốn nói cách thiết kế website rất chuyên nghiệp cần những người chuyên nghiệp làm chứ không phải ai biết tí công nghệ thông tin cũng làm được..
Trang chính thức của ngành du lịch là trang của Tổng cục du lịch: vietnamtourism.com. Thông tin rất yếu. Đáng lẽ ngành du lịch phải có một trang hoành tráng, rất chuyên nghiệp chứ không như bây giờ. Trang của Tổng cục du lịch chỉ đưa tin về du lịch Việt Nam chứ không phải quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những điểm đến. Website đó không phải là website để quảng bá.

- Xin cảm ơn ông!
Theo Vef.vn
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Quay về Sự kiện bình luận

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.13 khách.

cron