“Chặt chém” ngày Tết

Đây là phần kiến thức xã hội rất cần thiết khi đi guide, tin tức sự kiến nóng hổi.

“Chặt chém” ngày Tết

Gửi bàigửi bởi admin » 29 Tháng 1 2012

Thứ Tư, 25.1.2012 | 22:36 (GMT + 7)
Mùng 3 Tết, nhiều hàng ăn, hàng rau, hàng thực phẩm đã mở hàng, thu hút khá đông người mua. Hàng ít, người mua nhiều, chính vì thế, giá cả đều cao chót vót hơn so với ngày thường.
Rau xanh đội giá
Mặc dù các khu chợ lớn đều đóng cửa nhưng các chợ cóc, chợ tạm lại mọc lên nhan nhản quanh cổng chợ hoặc trong các khu dân cư.

Hình ảnh

Rau là mặt hàng được bán nhiều nhất trong ngày mùng 3 Tết này với khá nhiều loại như su hào, bắp cải, rau cần, cải cúc, cải xanh... Chị Hòa (Hải Dương) cho biết: “Mấy ngày Tết ăn toàn thịt, hôm nay chắc chắn nhiều người sẽ muốn mua rau, thêm nữa, mùng 3 nhiều nhà hóa vàng nên họ cũng muốn đi chợ để mua thức ăn mới. Từ sáng đến giờ tôi đã bán được hơn nửa chỗ rau mang từ quê lên rồi”.
Tuy nhiên, giá rau cũng cao… ngất ngưởng khiến không ít người giật mình. Rau cần 15.000đ/mớ, su hào 10.000đ/củ, rau muống dù chỉ là rau cạn, lại trái vụ nhưng cũng được bán với giá 15.000đ/mớ, hoa chuối để làm nộm được người bán “quát” giá 35.000đ/cái… Thậm chí đến cả đậu phụ Mơ cũng được nâng lên thành 5.000đ/bìa đậu.
Theo chị Hòa, người nông dân cũng muốn nghỉ Tết sau cả năm quần quật vất vả trên đồng, vì thế chẳng ai muốn thò chân xuống ruộng hái rau trong cái rét buốt này, chỉ có vài người, vì hoàn cảnh khó khăn như chị nên mới chịu xuống ruộng lấy rau đi bán. Vì thế, giá có cao hơn ngày thường cũng là điều không có gì phải nghĩ.
Trong khi giá rau xanh tăng vọt thì giá các loại cá, thịt gà, thịt lợn, thịt bò tăng không đáng kể. Thịt thăn lợn có giá 300.000đ/kg, bắp bò 350.000đ/kg, gà làm sẵn 250.000đ/kg…
Quán ăn vỉa hè thi nhau “chặt chém”
Mùng 3 Tết, trên nhiều con phố đã xuất hiện các dãy hàng quán, từ bún riêu đến phở, bún chả, bánh cuốn, bún ốc… Tuy nhiên, giá cả đều tăng gấp đôi, gấp ba so với ngày thường.

Hình ảnh

Chị Ngọc (Thanh Xuân) phàn nàn: “Đưa con đi chơi Tết, đến bữa trưa cả nhà tạt vào quán bún riêu vỉa hè. 4 bát bún lèo tèo, nhạt thếch mà hết những 180.000đ, trong khi bình thường tôi ăn bát bún đầy đặn, đậm đà chỉ mất có 30.000đ”.
Giống chị Ngọc, anh Hoàng cùng bạn ra hàng bún ốc ăn 2 bát bún cùng 2 chén rượu trắng. Lúc đứng lên thanh toán được chủ hàng “quát”: 100.000đ, trong đó bát bún ốc có giá 45.000đ chỉ loáng thoáng vài con ốc con và nước dùng thì nhạt thếch. Thắc mắc với chủ hàng, anh nhận được câu trả lời: Tết mà, người làm không có, chợ chưa họp nên đắt là đương nhiên.
Nhiều du khách đi chơi xuân không khỏi thấy bực mình khi phải trả 50.000đ cho một bát phở hay 40.000đ/đĩa bánh cuốn, thậm chí xúc xích rán Đức Việt ngày thường chỉ 12.000đ giờ cũng được bán với giá 20.000đ/cái.
Vòng ra đằng sau những hàng quán vỉa hè này mới thấy giật mình vì quá bẩn và mất vệ sinh. Hầu hết mỗi quán chỉ có một xô nước vừa dùng để rửa, vừa dùng để tráng bát. Khăn lau bát cũng chính là khăn lau tay của chủ quán. Cốc uống nước của khách hầu như không được rửa, người phục vụ chỉ đổ nước cũ đi, nhúng qua xô nước rồi lại rót nước mới cho khách.
Giá “cắt cổ”, chất lượng kém, thêm vào đó điều kiện vệ sinh chỉ ở mức tối thiểu đang là thực trạng diễn ra trong những ngày Tết tại Hà Nội.
Bạch Dương
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: “Chặt chém” ngày Tết

Gửi bàigửi bởi admin » 29 Tháng 1 2012

200 nghìn đồng một lần rửa xe ôtô ngày Tất niên

Chủ Nhật, 22.1.2012 | 18:42 (GMT + 7)
Với mức giá tăng gấp 4 lần so ngày thường và phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ mới đến lượt nhưng nhiều người cũng đành chấp nhận vì...Tết. Nhiều điểm rửa xe tự phát mọc lên trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội.
Chọn ngày cuối cùng của năm Tân Mão để rửa xe ôtô đón năm mới nhưng nhiều lái xe cũng phải giật mình khi được biết giá tăng gấp 4 lần so với ngày thường. Anh Tuấn (phố Tôn Đức Thắng) chia sẻ: "Hôm qua trời mưa nên sáng nay đưa xe đi rửa, biết giá tăng nhưng cũng không ngờ phải trả tận 200.000đ cho một lần rửa xe".

Nhiều lái xe sau khi biết giá "cắt cổ" đã quay xe đi thẳng. "200.000đ tôi có thể đổ được gần 10 lít xăng nên không rửa hôm nay thì vài ngày nữa cũng chẳng sao" - chị Hoài Anh cho biết.

Anh Trung, chủ cửa hàng rửa xe tại phố Kim Liên đã phải huy động gần 10 người là các thành viên trong gia đình để kịp phục vụ các bác tài muốn làm đẹp. Khi được hỏi sao giá "chát" thế? Câu trả lời là một năm chỉ có một ngày nên mong các bác lái xe...thông cảm. Theo khảo sát của PV, chỉ 15-20 phút cho một chiếc xe 4 bánh, các cửa hàng rửa xe ngày tất niên có thể rửa từ 50-60 chiếc, thu về từ 10-12 triệu đồng.

Hình ảnh
Xe ôtô quây kín tại một điểm rửa xe trên phố Kim Liên (Hà Nội).

Hình ảnh

Hình ảnh
Phải huy động cả các thành viên trong gia đình để kịp phục vụ.

Hình ảnh
Các thợ rửa xe hoạt động hết công suất trong ngày Tất niên.

Hình ảnh
Xe ôtô xếp hàng chờ rửa trên phố Lê Văn Lương (Hà Nội).

Hình ảnh
Nhiều điểm rửa xe tự phát xuất hiện tại các con phố Hà Nội với giá 50.000đ/xe máy.

Hình ảnh

Hình ảnh
Một điểm rửa xe trên đường Lê Văn Lương trưng biển rửa xe...xuyên Tết.

Hình ảnh
Hơn 50 xe đã được "làm đẹp" tại một điểm rửa xe.

Hải Nguyễn
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: “Chặt chém” ngày Tết

Gửi bàigửi bởi admin » 29 Tháng 1 2012

“Choáng” với giá nửa triệu một cân hoa quả, thịt bò

Thứ Bảy, 21.1.2012 | 23:02 (GMT + 7)
Sáng 27 Tết, người dân Hà Nội được phen hụt hơi khi giá thịt, hoa quả tăng vọt so với vài ngày trước đó.

Hình ảnh
Chị bán hàng cho biết đã bán năm quả phật thủ 5 triệu đồng

Nhiều người dân của Hà Nội đi chợ vào sáng 27 Tết phải choáng váng khi giá thịt bò, thịt lợn, tôm,... tăng chóng mặt. Thậm chí, giá được tăng lên gần gấp đôi so với một tuần trước đó.

Cầm túi thịt bò hơn bảy lạng mua với giá 400 nghìn/kg, bác Toan (Đê La Thành, Hà Nội) nói: “Mới hôm qua với hôm nay mà giá đã khác một trời một vực, một cân thịt bò lõi rùa đã hơn 400 nghìn đồng/kg, đắt quá thể”.

Bác Toan còn cho biết thêm, nếu không đi chợ sớm, mua nhanh tay thì đắt mà vẫn không chọn được đồ ngon. Đến ngày mai chắc chắn giá còn bị đẩy lên cao nữa. Sáng nay tôi phải dậy sớm đi chợ mua rau, thịt tích trữ cho cả mấy ngày luôn vì sợ mai không mua được thì mất tết”.

Khảo sát tại các chợ Thành Công, Nghĩa Tân, Dịch Vọng, Ngã Tư Sở, Chợ Bưởi... giá các loại thịt lợn, thịt bò, tôm, cá, mực, ghẹ tăng từ 20.000-150.000 đồng/kg.

“Ngày bình thường một cân thịt bò lõi rùa chỉ 250 nghìn thì hôm nay tăng lên 400 nghìn đồng mà không ra sớm thì khó mà mua được. Tôm mọi ngày chỉ 300 nghìn thì hôm nay đã lên tới 400 nghìn một cân mất rồi. Để 29 Tết mới mua cho tươi thì phải chấp nhận giá đắt”- bác Hạnh (Thanh Xuân, Hà Nội) than thở.

Lý giải cho giá bán tăng đến mức chóng mặt, chị Huyền, chủ cửa hàng thịt bò ở chợ Thành Công cho biết: “Giá hàng Tết đẩy giá giao hàng lên cao nên tôi cũng phải bán giá cao. Ngày mai còn không có giá 400 nghìn đồng mà mua là cái chắc”.

Tại các chợ của Hà Nội, giá thịt lợn thăn, xương sườn đều tăng ở mức đáng kể: “Hôm qua thịt thăn, xương sườn thì chỉ 110 nghìn đồng/kg thì hôm nay tăng lên đến 140 nghìn đồng/kg rồi”- bác Lê Thị Thanh, Hoàng Mai cho biết.

Không chỉ thịt bò, thịt lợn tăng giá chóng mặt mà bia ngoại, rượu,...cũng tăng giá, sốt hàng trong những ngày cận Tết.

Anh Lê Quân (Hoài Đức- Hà Nội) năm nay quyết định mua bia Đức, bia Nhật về uống trong dịp Tết cho... “lạ”. Tuy nhiên, tối 26 âm lịch, anh ra nhiều cửa hàng chuyên bán rượu bia, bánh kẹo ngoại trên phố Hàng Gà thì được thông báo là tạm hết hàng. Anh đành lượn ra các cửa hàng trên phố Hàng Da mới mua được mấy loại bia nhưng đắt hơn từ 30-100 nghìn đồng so với mấy ngày trước đó.

“Hôm trước một két bia Asahi của Nhật có giá 485 nghìn đồng thì hôm nay hơn 500 nghìn nhưng vẫn khó mà mua được. Một két bia Đức giá cũng tăng vài chục nghìn mà cũng không mua được ngay vì hết hàng”- anh Quân nói.

Tại chợ Thành Công, chợ Châu Long, chợ Hoàng Mai sáng nay giá hoa quả cũng đắt đỏ. Giá một cân xoài thái 80 nghìn; Táo Úc: 170 nghìn; Táo Mỹ: 90 nghìn; Thanh Long: 40 nghìn; Sơ ri: 500 nghìn,...

Chị Đỗ Thị Thanh vừa mua một giỏ hoa quả với giá 800 nghìn đồng để đi biếu cho biết: “Giỏ hoa quả chỉ có một quả bưởi, quả táo, quả xoài và chùm nho,.. cũng lên tới 800 nghìn đồng. Mua cận tết quả thật là đắt đỏ”.

Hình ảnh
Giá hoa ly nửa triệu một bó.

Tại chợ hoa Quảng Bá, Dịch Vọng, chợ Bưởi, giá hoa tươi sáng nay cũng tăng cao. Cụ thể, giá hoa ly dao động từ 550-700 đồng/chục bông.

Cô Nguyễn Thị Vân (Ba Đình, Hà Nội) chỉ vào hai bó hoa ly cho biết: “Riêng hoa ly tôi đã mua mất 1,1 triệu rồi. Nếu tính cả tiền hoa hồng, salem cắm cùng thì hai lọ hoa ngày tết cũng chạm hai triệu đồng”.

Giá không cao ngất ngư như hoa ly, các loại hoa khác như hoa lay-ơn, hoa thược dược, hoa cúc, hoa hồng cũng tăng nhẹ, dao động từ 30-70.000 đồng/chục; đào có giá từ 300-1 triệu/cành,…

Anh Hoàng Văn Vinh (Mê Linh, Hà Nội) trồng cả mẫu hoa cúc và hoa hồng năm nay cho biết: “Hoa năm nay chỉ ngang ngửa năm ngoái. Hy vọng mai ngày kia giá sẽ tăng thêm nữa”.

Sáng nay, giá rau, củ, quả cũng có mức tăng từ 10-30%... Chị Liên tại chợ Châu Long (Hà Nội) cho biết, từ nay đến 29 (âm lịch) Tết Nguyên đán, giá rau trên thị trường Hà Nội sẽ còn tăng nữa.

Tuy nhiên, theo chị Liên, dù giá rau có tăng nhẹ nhưng cũng không ăn thua vì lượng tiêu thụ vẫn ít: “Không biết ngày 28,29 có bán được nhiều hơn không chứ như mấy hôm nay thì không hơn gì ngày thường”.

Dạo qua các chợ Thành Công, Châu Long, Nhà Xanh... giá rau củ đã tăng lên trung bình mỗi loại từ 2.000- 4.000 đồng/kg. Su hào: 6.000 đồng/củ; súp lơ: 10.000 đồng/chiếc; khoai tây:15.000 đồng/kg; cà chua: 20.000 đồng/kg, nấm kim chi: 20.000 đồng/túi,...

Mặt khác, giá các loại đồ khô có mức tăng từ 10 - 20% do nhu cầu mua của người dân tăng. Nấm hương khô tăng từ 380.000 đồng/kg lên 430.000 đồng/kg, mộc nhĩ tăng từ 150.000 đồng/kg lên 200.000 đồng/kg, măng khô giá dao động từ 150-250.000 đồng/kg,....

Các mặt hàng như bánh kẹo, mứt, hạt dưa, hạt bí cũng có sức tiêu thụ khá lớn, giá cả tăng nhẹ từ 10-20% so với mấy ngày trước đây.
Theo Tiền Phong
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: “Chặt chém” ngày Tết

Gửi bàigửi bởi admin » 31 Tháng 1 2012

Đắt như... phở Tết

Thứ Bẩy, 28/01/2012 - 08:40
Mở hàng ngay từ mùng 1, mùng 2 Tết, nhiều hàng phở tại Hà Nội đang hét giá đắt gấp 3 lần ngày thường.
Anh Phan, bảo vệ một công ty đá quý ở Hà Nội vừa buông đũa, đặt bát phở xuống, vừa ngập ngừng rút hầu bao: “Sao đắt thế chị, phở vỉa hè mà tính như giá phở hàng sang, 60.000 đồng/bát thì ai dám ăn”.

Hình ảnh
(Ảnh minh họa)

Năm nay, do phải ở lại Hà Nội để trực nên anh Phan thường phải ăn phở cho tiện. Anh kể, năm nào cũng vậy, mấy ngày trực Tết chi phí ăn uống đều rất tốn kém. Do là đàn ông, nhà trọ lại xa nên anh Phan hay ngủ lại cơ quan, trông nom đồ đạc luôn. Vì vậy, phở là món ăn quen thuộc dịp Tết của anh.

“Tết năm nào cũng vậy, giá phở ở Hà Nội tăng đến chóng mặt, năm ngoái mỗi bát phở ngày Tết cũng tính giá cao ngất ngưởng, tới 40.000 đồng/bát, năm nay còn cao hơn nhiều so với năm ngoái. Nhưng không ăn phở thì tôi cũng không biết ăn gì, ăn gì mấy ngày này cũng đắt”, anh Phan nhăn nhó.

Vừa đi lễ ở chùa về, vợ chồng chị My và 2 cậu con trai ghé vào một hàng phở trên phố Kim Liên gọi 4 bát phở và một đĩa quẩy. Ăn xong, cả gia đình chị được phen tá hỏa khi chủ quán hét tới 300 nghìn đồng. Như vậy, tính ra mỗi bát phở cũng có giá 70.000 đồng, cao gấp 3 lần ngày thường.
Tết năm nay do thời tiết rét đậm, rét hại nên các chủ cửa hàng mở cửa muộn hơn mọi năm, cũng chính vì thế, nên giá phở cũng đắt hơn so với những năm trước.

Mặt khác, do giá các nguyên liệu đầu vào như: gà, ngan, cá, xương,… cũng tăng cao nên giá thành mỗi bát phở cũng bị đội lên cao hơn so với ngày thường.

Ngày Tết, ít hàng quán, do vậy mỗi bát phở có giá từ 50.000 – 60.000 đồng, đắt gấp đôi, gấp ba lần ngày thường.

Bác Ba, chủ quán phở phố Đội Cấn (Hà Nội) tính toán, 1kg thịt bò thăn ngoài chợ hiện có giá 220.000 – 250.000 đồng, tăng gần 50.000 đồng so với ngày thường. Các mặt hàng khác như: gà, ngan, tim, gan, bầu dục, cá cũng tăng giá tương tự. Vì vậy, giá mỗi bát phở như vậy, tính ra không phải là quá đắt.

Đa số khách hàng ăn những ngày đầu năm mới là các bạn trẻ đi vui chơi hay lễ chùa, những nhân viên phải trực Tết, những lao động tỉnh xa vẫn phải làm việc trong dịp Tết.

Ngoài ra, nhiều gia đình do đã chán với các đồ ăn ngày Tết, nên cũng tìm đến phở như một món ăn đổi vị, tạo cảm giác ngon miệng cho bữa ăn.

Phở đắt nhưng người tiêu dùng dường như vẫn vui vẻ chấp nhận bởi đây là món ăn đã rất quen thuộc với người Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, theo các chủ hàng phở, giá phở chỉ tăng cao như vậy trong mấy ngày Tết, sau đó khi giá cả các mặt hàng đã ổn định như dịp trước Tết thì giá phở cũng sẽ áp dụng như mức giá cũ.

“Giá nguyên liệu đầu vào giảm thì giá phở cũng sẽ giảm, còn giá cao như hiện nay thì chúng tôi vẫn buộc phải bán đắt”, bác Ba cho biết.

Theo Châu Anh
VTC
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: “Chặt chém” ngày Tết

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 31 Tháng 1 2012

Giết người cướp của thì ai cũng cho rằng người đó xấu xa và phải bắt bằng được để cho đi tù, việc tự ý tăng giá ngày tết, chẳng phải tội "cướp của" đấy sao. Sao chẳng ai bắt họ cho đi tù thế nhỉ?

Trần trung kiên:
Giá vẫn còn cao là cũng đúng thôi, sau tết ai chẳng rủng rỉnh tiền, chẳng nhẽ lại ko mua, cũng phải thưởng cho những người lăn lộn quanh năm 1 ít chứ.

LinhLinh:
Nhớ những ngày trước tết, tin tức chính thức đều nói: năm nay nguồn cung hàng hóa dồi dào, nên giá cả hàng hóa những ngày sau tết sẽ không tăng như những năm trước. Nhưng thực tế hình như không phải vậy .....Sắm 1 cái tết đầy đủ đã vất vả, nay lại phải lo về giá cả sau tết nữa. Mong chính phủ có những biện pháp giải quyết triệt để vấn đề này.

yêu việt:
Kinh thật, giá thực phẩm ở Việt Nam mà còn cao hơn cả ở nước ngoài! Lạy chúa tôi!

Ngo Chanh Trung:
Cứ cái kiểu này thì người dân sẽ sống sao nổi. Vật giá cứ tới Tết là leo thang và không chịu xuống, thu nhập người dân lại thấp... không tăng lên bao nhiêu. Các ngành chức năng thì chắc...không còn cách nào khác...

Vũ Thanh:
So sánh với Hà Nội, thực ra mà nói mức tăng như trên ở TPHCM còn có thể chấp nhận được do lượng cung giảm sau tết, nhưng dự báo có thể sớm được bình ổn. Còn ở HN giá mới gọi là trên trời, thịt heo giá 200 ngàn đ/kg, các mặt hàng khác đều tăng gấp đôi. Điều đáng nói ở đây là giá cả ở HN ngày đầu năm gấp đôi các TP lân cận như Hải Phòng, Hải Dương. Hơn nữa mùng 6 tết mà hàng thuốc, hàng ăn đến vệ sinh công cộng đều đóng cửa kín mít. Nên chúng tôi bí ăn rồi bí cả....Chẳng phải học đâu xa (như Đà Nẵng, TP. HCM) mà so với ngay các đô thị lân cận thì HN vẫn thua xa. Giữ gìn một thủ đô cổ kính nhưng ko nên vẫn cổ lỗ như vậy nữa?

Thành:
Tôi thấy ở Sài Gòn hệ thống siêu thị Co.op bán thịt heo từ ngày 28 âm đến trưa 12h trưa: giá thịt ba rọi 80 ngàn 1 ký, đùi 73, vai 67... Chưa kể hàng chục, hàng trăm mặt hàng giảm giá khác như: trứng gia cầm, dưa hấu, bánh mứt, rau củ quả đều rẻ và rất rẻ so với ngày thường (dưa hấu 5-6ngàn/kg, cà chua 6.5ngàn/kg,...). Rồi hàng Vissan giảm giá từ 10-15%, chưa thấy nêu ra trong bài viết. Ngày mùng 3 đến mùng 6 Tết, ngày nào gia đình tôi cũng đi siêu thị Co.op tại Bảo Lộc, Lâm Đồng: thịt heo ba rọi 87, vai 80, đùi 83... hàng đầy ắp. Các loại rau củ quả và thực phẩm giá cả tương đương ngày tết... Còn Lotte mart ở Sài Gòn đã mở cửa suốt từ mồng 3 tết... vậy mà các báo không đưa tin để người dân đến đó mua mà toàn đưa giá của các bà bán hàng ngoài chợ , dễ gây tạo tâm lý sốt giá ảo?...

v.v và v.v....
Trích ý kiến bình luận trên dantri
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: “Chặt chém” ngày Tết

Gửi bàigửi bởi nqt » 31 Tháng 1 2012

Admin lại bức xúc rồi, chắc vừa dẫn vợ đi ăn phở bị chém giá cao hả :;1 . Lần sau trc khi ăn thì hỏi giá cả cho kỹ, chứ ko chủ quán lại đổ cho Tết, mà Tết thì làm sao bắt đi tù được :;9
Hình ảnh
Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh
Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi
Ngược lòng mình tìm về...nông nổi
Lãng du đi vô định cánh chim trời...
Hình đại diện của thành viên
nqt
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 232
Ngày tham gia: 21 Tháng 7 2011


Quay về Sự kiện bình luận

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.5 khách.

cron