Làng chài Ba Hang

Làng chài Ba Hang

Gửi bàigửi bởi admin » 10 Tháng 11 2012

Trước đây chúng ta đã thường xuyên đưa khách đến làng chài Ba Hang mỗi lần dẫn khách đến Hạ Long, và bây giờ dù không được xuống bè thăm quan và mua hải sàn. Nhưng trong hành trình tour của mỗi ACE vẫn đi qua làng chài này, dù đi qua rất nhiều nhưng không phải ACE nào cũng biết lịch sử và những thông tin quan trọng để thuyết minh cho du khách. Và đây là một số thông tin cơ bản, ACE tham khảo nhé.

Điểm trường làng chài Ba Hang: Đón niềm vui muộn

Cập nhật lúc 05:51, Thứ Bảy, 03/11/2012 (GMT+7)
Làng chài Ba Hang (Vịnh Hạ Long) là một khu làng chài nhỏ nằm cạnh động Thiên Cung, có 2 khu dân cư là Hoa Cương và Ba Hang với 78 hộ dân sinh sống. Đây cũng là 1 trong 4 điểm trường học trên biển của Trường PTCS Hùng Thắng (TP Hạ Long). Tuy là điểm trường gần nhất trong 4 điểm trường nhưng Ba Hang lại là nơi được đón năm học mới muộn nhất.

Hình ảnh
Tuy muộn nhưng giờ đây học sinh ở Ba Hang vẫn thấy vui vì được đến lớp.

Cô giáo Nguyễn Thị Thuý Anh, Hiệu trưởng Trường PTCS Hùng Thắng giải thích: “Vì lý do sức khoẻ mà năm học này, những giáo viên đã công tác ở đây năm học trước không thể tiếp tục bám biển lên lớp; trong khi đó, trường lại chưa có thêm giáo viên mới. Vì thế, trường phải chờ Phòng GD-ĐT thành phố có quyết định luân chuyển giáo viên ra nhận công tác. Thêm nữa, Ba Hang lại là một điểm trường nhỏ, ít học sinh. Vì vậy việc bố trí giáo viên tình nguyện ra giảng dạy ở đây cũng có nhiều khó khăn”. Năm học mới 2012-2013 này, điểm trường Ba Hang có 30 học sinh được chia thành 5 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5. Nhưng sĩ số học sinh/lớp không đồng đều. Lớp nhiều nhất là 10 học sinh; còn ít thì chỉ có 2 - 3 học sinh/lớp. Điểm trường là khu nhà nổi diện tích 70m2 được chia thành 3 phòng học. Mọi thứ ở đây đều khá cũ và nhiều chỗ đã xuống cấp. Đặc biệt, điểm trường này không có điện thắp sáng nên lớp học chỉ hoạt động từ 7h30’ đến 15h hàng ngày. Còn nơi ăn ở, sinh hoạt của giáo viên cũng chật chội và chẳng khá hơn.

Theo phân công của Phòng GD-ĐT thành phố, ngày 3-10 vừa qua, điểm trường Ba Hang đã được đón 3 cô giáo ra giảng dạy. Các cô đều còn rất trẻ, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Cô giáo Phạm Thị Huyền, trưởng nhóm giáo viên tại Ba Hang cho biết: “Tôi đã đi dạy được 13 năm rồi. Mặc dù đã hết nghĩa vụ vùng sâu, vùng xa vì trước đây tôi đã tham gia giảng dạy tại một số lớp học miền núi nhiều năm nhưng khi thấy học sinh ở Ba Hang không có giáo viên dạy tôi đã tình nguyện ra đây”. Cô giáo Huyền cũng cho biết thêm, cơ sở vật chất ở đây ít được đầu tư như các điểm trường trên biển khác nên việc học và dạy ở đây có nhiều khó khăn. Các giáo viên không thể nghỉ lại qua đêm vì không an toàn nên hàng ngày vẫn phải đi về bằng đò của người dân địa phương. Những hôm trời lạnh hoặc gió to, không quen với sóng, gió nên các cô đều bị mệt làm cho chất lượng bài giảng cũng kém đi. Thêm nữa, các cô đều là nữ trong độ tuổi sinh con nên cũng phải sẻ chia trách nhiệm với gia đình. Vì vậy, để công tác được ở đây là sự cố gắng rất lớn.

Qua lời cô giáo Huyền giới thiệu, chúng tôi còn biết, học sinh ở đây mỗi em một hoàn cảnh nhưng đều ham học và muốn đến trường. Hầu hết các em đều tự chèo mủng, xốp để đến lớp; trong đó, có cả những em mới bước vào lớp 1. Nhiều hôm trời mưa to, đến được lớp, quần áo các em ướt nhèm lại phải xin phép cô giáo về thay quần áo rồi quay trở lại học tiếp. Em Lê Thị Thư, 9 tuổi, học sinh lớp 3, điểm trường Ba Hang tâm sự: “Hôm khai giảng chúng cháu cũng được vào đất liền để dự lễ khai giảng với các bạn khác; lại còn được phát sách giáo khoa, cặp sách, đồng phục mới nữa. Chúng cháu mong các cô giáo mãi để còn được đến lớp học”.

Được biết, TP Hạ Long có chủ trương di chuyển các ngư dân sống trên Vịnh Hạ Long lên bờ, cấp đất, hỗ trợ xây nhà để giúp bà con tạo dựng một cuộc sống mới. Có lẽ đây sẽ là niềm vui, là hy vọng cho Ba Hang nói riêng và trẻ em ở các điểm trường trên biển khác nói chung có điều kiện tốt hơn, thuận lợi và đầy đủ hơn để học tập. Điều này cũng đồng nghĩa là những năm học sau này, nhiều em sẽ được đến trường đúng hẹn như các bạn đồng trang lứa khác mà không phải thấp thỏm... chờ cô giáo mới.

Hoàng Trình

http://baoquangninh.com.vn
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Làng chài Ba Hang

Gửi bàigửi bởi admin » 10 Tháng 11 2012

Vị Trí và đặc điểm
Vịnh Hạ Long hiện có cộng đồng cư dân sinh sống từ lâu với những nét văn hóa độc đáo riêng biệt ở các làng chài: Ba Hang, Cửa Vạn, Vông Viêng, Cống Đầm... Ngư dân trên Vịnh hiện được chính quyền địa phương và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long quản lý khá chặt chẽ, trên cơ sở các quy hoạch làng chài, các điểm nuôi trồng thủy sản, quy định vị trí neo đậu, quy định quản lý môi trường. Nghề nghiệp chủ yếu của cư dân sống trên Vịnh hiện nay là đánh bắt, nuôi trồng kinh doanh hải sản phục vụ du lịch hạ long và bán hàng tạp hóa. Phương tiện cư trú, sinh sống chủ yếu của họ là nhà bè, ngoài ra có một số ít cư trú sinh hoạt trên thuyền gỗ nhỏ và vừa.
Nguồn: halongtravelguide
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội


Quay về Quảng Ninh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.1 khách.

cron