Khu phố cổ Hà Nội

Khu phố cổ Hà Nội

Gửi bàigửi bởi admin » 17 Tháng 2 2011

Khu phố cổ Hà Nội là khu phố nằm xung quanh Thành cổ Hà Nội và mang đậm nét văn hóa cổ xưa của Hà Nội, Việt Nam. Hà Nội xưa thường được cho là có "36 phố phường", mỗi tên phố thường mang đặc trưng của một ngành nghề thủ công truyền thống.

Theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định: phía Bắc-Phố Hàng Đậu; phía Tây-Phố Phùng Hưng; phía Nam-Các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông-các phố Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.

Như vậy, khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường, tổng diện tích quy hoạch khu phố cổ khoảng 100 ha: Phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.

Phạm vị nghiên cứu quy hoạch được phân chia hai khu vực bảo vệ, tôn tạo đặc trưng như sau:

1. Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 1: Được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm và Trần Nhật Duật (diện tích khoảng 19 ha).
2. Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 2: Bao gồm phần còn lại trong ranh giới khu Phố Cổ.

Kiến trúc cổ của khu phố này là các ngôi nhà nhỏ bé với mái tranh hay mái ngói, thường có sân chung, lô nhô nối tiếp nhau từ dãy phố này đến dãy phố khác. Khu phố này cũng đã từng là đề tài của nhiều văn nghệ sĩ làm nên những giá trị văn hóa ngày nay của Hà Nội. Ngày nay nhiều khu phố đã xuống cấp, phải trùng tu để nâng cấp lại.

Khu phố cổ cũng là nơi buôn bán sầm uất nhất Hà Nội và là nơi có nhiều khách du lịch đến thăm.

Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội như sau:

Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
(Sưu tầm)
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Khu phố cổ Hà Nội

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 06 Tháng 7 2011

Để hiểu về giá trị của khu phố cổ, bạn hãy đọc tài liệu trong plog này. Phố cổ Hà Nội từ xa xưa đến hiện tại.
Link Plog: http://hungminh.wordpress.com/category/hanoixuanay/
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Khu phố cổ Hà Nội

Gửi bàigửi bởi admin » 05 Tháng 6 2012

Thông tin hay về khu phố cổ Hà nội
Lịch sử khu đô thị
Vào thế kỷ 15

Khu Phố cổ hay còn gọi là khu « 36 phố phường » nằm giữa khu Kinh thành và bờ sông Hồng. Vị trí lý tưởng cho việc thiết lập các hoạt động thương mại, các làng mạc vùng châu thổ đã xây dựng từ thế kỷ 15 những khu vực bán hàng trong mạng lưới các làng cổ. Những người làm chung một nghề tập trung lại một chỗ và lập ra một phường riêng. Vào thế kỷ 15, thành phố có 36 phường. Phần lớn các phố trong khu phố cổ đều là những nơi kinh doanh nhộn nhịp.

Cơ cấu tổ chức xã hội và chính trị của phường phỏng theo hình thức làng truyền thống của quê hương những người dân đến lập nghiệp. Mỗi phường có các hoạt động riêng và ở dọc theo các bờ đê tạo thành các xóm có cửa đóng lại. Hiện nay người ta vẫn thấy những dấu vết thông qua tên phố mà mỗi phố sản xuất và bán một loại hàng. Mỗi phường đều có một ngôi đình và những đền riêng của mình.
Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19

Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, thành phố hình thành một mạng lưới chợ chuyên biệt. Ở phía Đông là khu dân chúng, khu phố buôn bán là nơi tập trung các phường thủ công. Tại đây họ sản xuất các mặt hàng cao cấp và việc kinh doanh hết sức thuận lợi và thịnh vượng. Ở phía Bắc và phía Tây là các làng thủ công sản xuất các hàng sử dụng thường nhật cũng như các làng nông nghiệp.

Khu 36 phố phường đã phát triển trong một khu vực nằm giữa nhiều ao hồ. Phía Bắc là sông Tô Lịch, Phía Đông là sông Hồng và Phía nam là hồ Hoàn Kíêm. Chợ đầu tiên cũng như khu dân cư đầu tiên được hình thành giữa chỗ sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch làm cảng và có rất nhiều kênh rạch nhỏ nằm rải rác trong khu Phố cổ.
Vào thế kỷ 19

Vào thế kỷ 19, mạng lưới đô thị được củng cố phát triển hơn và đến cuối thế kỷ 19, khu buôn bán này đã có được dáng vẻ riêng của mình với sự phát triển vào bên trong các ô phố. Khu Phố cổ bắt đầu được xây dựng. Cũng đến cuối thế kỷ này, kiểu xây dựng truyền thống Việt Nam hay Trung Quốc đã bắt đầu nhường chỗ cho kiểu kiến trúc thuộc địa Pháp. Đến những năm 50, kiểu hỗn hợp nghệ thuật-trang trí lại là nét chủ đạo được biết đến như một sự dung hoà của những toà nhà mới. Khu Phố cổ đang bị xuống cấp nhưng nó vẫn giữ được nguyên vẹn dáng vẻ mà chưa phải trải qua sự trùng tu nào đáng kể.
Ngày nay

Khu Phố cổ chứa đựng một di sản đô thị phồn thịnh nhưng từ 15 năm nay nó chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và kiểu xây dày đặc không theo một phong cách nào. Vóc dáng đô thị của khu Phố cổ ngày xưa đồng đều và được xây dựng thấp (kiểu nhà một tầng hoặc hai tầng) còn ngày nay là kiểu xây dựng hỗn tạp, phát triển không theo một lối thống nhất.

Hiện nay, nhận thức được giá trị của khu Phố cổ, thành phố Hà Nội đang đưa ra các biện pháp để quản lý việc trùng tu khu Phố cổ và nâng cao giá trị, cùng hoà nhịp với sự phát triển kinh tế xã hội của khu Phố cổ.
Tác giả bài viết: NTT
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội


Quay về Các di tích

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.1 khách.

cron