Những kiến thức văn hóa bạn nên biết

Những kiến thức văn hóa bạn nên biết

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 30 Tháng 6 2011

Tại Sao 108 Hạt Chuỗi ?
- Phật giáo nhìn vào vũ trụ nhân sinh, không phải là duy vật, không phải duy tâm, cũng không phải là duy thần. Mà, Phật giáo nhìn vào sự hình thành của con người ở ba trạng thái kết hợp nhau là tâm, sinh và vật lý. Hay nói bằng danh từ Phật học là sự duyên hợp của ngũ uẩn, tứ đại; hoặc căn, trần và thức.

Căn là nói về sinh lý, trần là vật lý, và thức là tâm lý. Căn, trần và thức tụ hội nhau để tồn tại. Nếu lìa một chỉ còn hai thì thế giới sẽ không tồn tại. Vậy căn, trần, thức là gì?

Căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Từ nơi sáu căn tiếp xúc sáu trần sanh ra sáu thức. Thức tạo tác vọng động, tạo nghiệp hoặc thiện hoặc ác để trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Dụ như mắt nhìn thấy sắc đẹp của một người (nam hoặc nữ), liền khởi tâm say đắm, từ nơi đắm mê sắc đẹp mà tạo nên hành nghiệp. Cho đến tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi thơm, thân chạm xúc những chỗ trơn láng mềm mại, ý suy nghĩ ghét, thương, hận, thù…Lục căn là công cụ sai khiến của lục thức để tạo tác hành nghiệp thiện hoặc ác. Từ nơi hành nghiệp tích tụ chứa nhóm mang đi trong sáu nẻo luân hồi, từ quá khứ đến hiện tại, và, sẽ tiếp diễn trong tương lai; để chịu khổ trong vòng luân hồi.

Quá khứ do sáu căn không thanh tịnh, chạy theo trần cảnh khởi lên đắm trước tạo nghiệp: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Và trong đời vị lai ta lại cũng theo con đường cũ tạo nghiệp sanh tử tham, sân,… nầy mà đi.

Từ nơi mắt thấy sắc tạo nên sáu món căn bản phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến; cho đến mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, mỗi căn đều tạo nên sáu phiền não căn bản giống nhau: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Mỗi căn chúng ta có sáu thứ căn bản phiền não, và; như vậy, sáu giác quan đã tạo nên 36 thứ phiền não trong đời sống thường ngày.

Do đó, như trên đã nói cuộc đời của chúng ta liên tục nối tiếp trong ba đời từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Như vậy, trong ba đời ta đã tạo thành 108 thứ phiền não để làm hành trang trong đoạn đường sanh tử không cùng tận. Cho nên, bây giờ chúng ta lần tràng hạt 108 lần trong khi niệm Phật, là quyết tâm đoạn trừ 108 món phiền não mà mình đã tạo trong ba đời. Đoạn trừ 108 món phiền não cũng có nghĩa là làm cho sáu căn thanh tịnh.

Sáu căn từ trước đến nay chạy theo sáu trần, khởi lên sáu món phiền não căn bản: tham, sân, si,….bây giờ ta lần tràng hạt niệm Phật, là ngăn cản không cho sáu căn vọng động chạy theo cảnh trần, và, giúp cho sáu căn quay về với tự tánh.

Sáu căn cảm nhận sáu trần sanh ra sáu thức, thức vọng động tạo nghiệp luân lưu trong vòng sống chết. Lần tràng niệm Phật là không cho căn nhiễm với trần; căn không nhiễm trần tức căn thanh tịnh, căn đã tịnh thì nghiệp không còn, nghiệp đã dứt sanh tử đoạn diệt. Ấy gọi là giải thoát, hoặc vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Thấu triệt được lý đạo như vậy thì không còn vọng niệm phân biệt pháp tu này hơn pháp tu khác. Hoặc cho rằng đức Thích Ca xưa kia do Thiền Tọa mà thành Phật chứ không phải niệm Phật mà thành chánh quả. Hoặc còn tệ và vọng niệm hơn khi tuyên bố rằng: thầy Tổ đã khuyên bảo ta trong thời mạt pháp lấy pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh là trốn tránh, không thích ứng với lời Phật dạy.

sưu tầm
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Những kiến thức văn hóa bạn nên biết

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 30 Tháng 6 2011

Nguyên Do Thành Lập Đạo Cao Đài
Bất cứ thời đại nào, khi con người quá khốn khổ, khi xã hội dẫy đầy tội ác, lọan lạc thì
một tôn giáo ra đờị Từ ngàn xưa khắp thế giới nhân lọai đã hữu phước có những tôn
giáo như Ấn Độ Giáo, Do Thái Giáo, Bái Hỏa Giáo (Zoroasterism), Phật Giáo, Lão Giáo,
Khổng Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo v. v.... Xuyên qua các tôn giáo, người ta thấy rằng
dù được thành lập ở những nơi khác nhau, vào những thời kỳ khác nhau, dưới những hình
thức khác nhau, các tôn giáo đều có cùng một chơn lý. Chơn lý đó là một quyền năng tối
cao, một Đấng Tạo Hóa tạo nên càn khôn thế giới và muôn lòaị Đấng Tạo Hóa luôn luôn
ngự trong tâm khảm của con ngườị Các tôn giáo gọi Đấng Tạo Hóa bằng những danh từ
khác nhaụ Ấn Độ Giáo gọi là Chơn Như Đại Linh Quang, Do Thái Giáo gọi là Jehovah, Bái
Hỏa Giáo gọi là Ahura Mazda, Phật Giáo gọi là Phật Tánh, Lão Giáo là Đạo, Khổng Giáo
gọi là Thái Cực. Thiên Chúa Giáo gọi là Đấng Christ Hồi Giáo gọi là Allah, và con người
gọi nôm na là Ông Trời, God, Dieu ....
Nhưng rồi qua thời gian, chơn lý càng ngày càng bị tam sao thất bổn. Chúng sanh có khuynh
hướng thiên về vật chất, càng đua tranh hiềm khích nhau, kỳ thị nhau vì tôn giáo khác biệt,
thậm chí tàn sát lẫn nhau qua những cuộc thánh chiến dai dẳng. Tình người giữa cha con, vợ
chồng, anh em, bạn bè thì bị vật chất chi phốị Trước những tệ trạng hiện tại, những khuynh
hướng đại đồng được thành lập để làm một nhịp cầu liên kết các tư tưởng và triết lý Đông
Tây như Đạo để chỉ cho con người thấy rằng.
"Mọi tôn giáo đều có cùng một nguyên lý."
Đức Chí Tôn dạy:
Nhiên Đăng Cổ Phật thị ngã,
Thích Ca Mâu Ni thị ngã,
Thái Thượng Nguơn Thỉ thị ngã,
Kiêm viết Cao Đàị
hay là:
Phật Trời, Trời Phật cũng là ta
Nhánh nhóc chia ba cũng một Già
Thích, Đạo, Gia Tô tay chưởng quản,
Thương dân xuống thế độ lần bạ
Đức Chí Tôn cũng còn dạy rằng: "Khi lập càn khôn thế giái rồi, Thầy phân tánh Thầy
mà sanh ra vạn vật là vật chất, thảo mộc, thú cầm và nhân lọai gọi là chúng sanh.
Vậy các con đủ hiểu rằng mỗi vật hữu sanh nơi thế gian đều do chơn linh Thầy mà ra,
có sống ắt có Thầy, Thầy là cha sự sống."
Hay nói cách khác, tất cả con người dầu thuộc sắc dân nào, dù thuộc giai cấp nào cũng
đều là anh em với nhau có cùng một Đấng Cha Trờị Mỗi chúng sanh đều có một phần chơn
linh của Thượng Đế. Vì vậy Đức Chí Tôn mới dạy: "Thầy là các con, các con là thầỵ"
Thật ra những lời dạy của Đức Thượng Đế Cao Đài không khác chi những lời dạy của Ngài
trong những ngàn năm về trước khi Ngài mở Đạo Tiên, Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Thánh.
Trong Ấn Độ Giáo có dạy: "Thượng Đế là đại linh quang, con người là tiểu linh quang".
Đức Chúa Jesus dạy: "Ta và Cha Ta là một".
Tuy nhiên, với thời gian, con người càng ngày càng chú trọng đến hữu vi sắc tướng, đến vật
chất bên ngòai mà quên đi bản thể cao quí ở trong lòng mình và vì vậy càng ngày càng xa
Chơn Đạọ Để tái tạo cho thế giới nhân lọai một đời sống thánh đức, thái bình an lạc, Đức
Thượng Đế lập nên Đạo Cao Đài, dạy cho mổi người phải biết mình và mọi người cùng là
anh em với nhau, vì ai ai cũng có một phần chơn linh của Đấng Cha Trời, và mọi tôn giáo ở
thế gian đều có cùng MỘT LÝ.

Mục Đích Của Đạo Cao Đài

Mục đích gần: Hướng dẫn chúng sanh làm tròn nhơn đạo, thương yêu lẫn nhau và tôn trọng lẽ
công bình hầu tạo nên một cuộc đời thánh đức, thái bình an lạc ở thế gian.
Mục đích tối hậu: Mục đích tối hậu của đạo Cao Đài là giúp cho con người giải thoát. Giáo
hóa con người ý thức rằng đời là cõi tạm vô thường, sự nghiệp hạnh phúc kễ cả mạng
sống đều không bền vững. Thân thể con người là một khối máu thịt hợp với thất tình lục
dục và nghiệp lực quá khứ, ngoại trừ một điểm chơn linh cao quí. Cõi trần là dục giới, có
nhiều quyến rũ, lôi cuốn mê hoặc làm cho lòng tham dục con người luôn bị dấy động, khát
vọng gia tăng, nên lầm lũi chạy theo ngoại cảnh cầu thỏa mãn, vì thế mà chịu ảnh hưởng của
sự đắc thất, vui buồn, khổ lụy, lòng không lúc nào được an ổn để đủ sáng suốt mà tự biết
mình vốn có một điểm chơn linh cao quí, tức là chơn tâm phật tánh bên trong, đang bị lòng
tham dục che lấp. Mục đích tối hậu là dạy con người hướng vào nội tại tâm hồn, tu theo Thiên
Đạo để tỏ ngộ tự tánh, tìm thấy bổn tánh đồng thể cùng Đức Chí Tôn Thượng Đế đạt cơ
giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi đau khổ. Đức Chí Tôn dạy:
Một ngày thỏn mỏn một ngày qua
Tiên, Phật nơi mình, chẳng ở xa
Luyện đặng tinh thông muôn tuổi thọ
Cửa Tiên xuất nhập cũng như nhà.
Thánh ngôn:
"�Ta vì lòng đại từ, đại bi, lấy đức háo sanh dựng nên nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Tôn chỉ là vớt kẻ hữu phần vào địa vị cao thượng để tránh khỏi luân hồi và nâng
đỡ kẻ có tánh đức vào cõi an nhàn, cao hơn phẩm hèn khó ở cõi trần thế nàỵ"
Đạo Cao Đài được chia làm hai phần, phổ độ và vô vi để thích ứng với trình độ tâm linh của
chúng sanh.
1- Phần Phổ Độ hay là phần nhơn đạo: Trong phần này người tín đồ Cao Đài tu tâm sửa
tánh để làm tròn nhơn đạo:
* Làm lành lánh dữ,
* Biết thương yêu và tránh sát hại chúng sanh, vì mỗi chúng sanh là một phần chơn linh của
Thượng Đế và chơn linh ấy cũng như chúng ta đang chịu ảnh hưởng của luật luân hồi nhân
quả.
* Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ và độ dẫn chúng sanh. Phần đông tín đồ Cao Đài tu
theo nhơn đạọ
Thánh ngôn:
"Các con sanh trưởng nơi thế gian này, khi tử hậu các con đi về đâủ Cả kiếp luân hồi
của chúng sanh, thay đổi từ vật chất ra thảo mộc, từ thảo mộc ra côn trùng, từ côn
trùng ra thú cầm, loài người phải chuyển kiếp ngàn ngàn muôn muôn lần mới đến
địa vị nhân phẩm. Nhân phẩm chia ra nhiều hạng. Bậc đế vương nơi địa cầu này chưa
bằng bậc chót của nhân phẩm ở địa cầu 67: số địa cầu càng tăng lên, nhân phẩm
càng cao trọng. Mãi đến đệ nhất địa cầu, Tam Thiên Thế Giái rồi mới đến Tứ Đại
Bộ Châu rồi mới vào Tam Thập Lục Thiên; qua Tam Thập Lục Thiên rồi phải còn
chuyển kiếp tu nữa mới vào Bạch Ngọc Kinh, Phật gọi là Niết Bàn. Một kẻ kia, tuy có
chân trong tôn giáo, đã làm tròn nhân đạo, tức là làm xong bổn phận làm người thì
buổi chung qui cứ theo nấc trên mà tiến lần. Trên đường về Thầy, các con thử nghĩ
ngày nào mới đến? Vì vậy nên Thầy ban cho nhân loại một quyền hành rất rộng: nếu
các con sớm tỉnh ngộ thì một đời tu cũng có thể trở về cùng Thầy".
2- Phần Vô Vi hay là Thiên Đạo: Những bậc xuất thế, chẳng còn bận rộn với nhân tình
thế sự chỉ lo tu tập đạo pháp tối thượng bằng phép thiền định đến khi đắc đạo, viên mãn rồi
đem sở đắc của mình mà giúp đờị Bằng phương pháp thiền định họ lần lần dẹp bỏ tham,
sân, si, thất tình lục dục, lắng dịu tâm hồn để đi vào cõi hư vô tuyệt đốị Đức Ngô Văn
Chiêu người đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài tu theo Thiên Đạo lập nên phái Chiếu Minh
Vô Vi với Thánh Tịnh tọa lạc tại Cần Thơ, Việt Nam. Khi mới mở đạo, Đức Cao Đài có dạy
rằng: "Khoa tịnh luyện dĩ nhiên phải có, nhưng đó là việc saụ" Ngay buổi đầu Ngài có
lần ngăn cản nhiều vị muốn đi tịnh và dạy rằng: "Thanh nhàn chưa phải buổi xem mai". Ngài
khuyên tất cả chư môn đệ lo lập công bồi đức; một khi công đầy quả đủ, Ngài sẽ cho
một câu cũng đủ thành đạọ

Tổ Chức Đạo Cao Đài

Vào năm 1926, Đức Cao Đài và Đức Lý Thái Bạch có giáng cơ ấn định tổ chức đạo Cao
Đài như sau:

I - QUYỀN THIÊNG LIÊNG:
Do Bát Quái Đài là cơ quan lập pháp tối cao của Đại Đạo đặt dưới quyền chửơng quản
của Đức Cao Đài cùng các Đấng Thiêng Liêng như Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Khổng Tử,
Quan Thế Âm, Lý Thái Bạch Đại Tiên, Quan Thánh Đế Quân, Jesus Christ v. v......Bát Quái
Đài là nơi thờ phựơng Đức Thựơng Đế cùng các Đấng Thiêng Liêng.

II - QUYỀN HỮU HÌNH: gồm có Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đàị

A - Cửu Trùng Đài là cơ quan hành pháp của Đại Đạo thi hành các luật pháp để độ rỗi
chúng sanh. Tuy nhiên Cửu Trùng Đài chỉ có quyền về phần xác mà thôị Chỉ có Bát
Quái Đài mới có quyền về phần hồn. Cửu Trùng Đài đựơc đặt dưới quyền của Giáo
Tông. Dứơi Giáo Tông có những chức sắc như sau:

- 3 vị Chửơng Pháp
- 3 vị Đầu Sư
- 36 vị Phối Sư
- 72 vị Giáo Sư
- 3,000 Giáo Hữu
- Vô số Lễ Sanh
- Vô số Chức Việc
Chửơng Pháp có nhiệm vụ xem xét luật lệ trước khi đựơc ban hành. Đầu Sư có nhiệm vụ
trông nom về phần đời của các tín đồ. Trong 36 vị Phối Sư bầu ra 3 vị Chánh Phối Sư. Ba vị
nầy có quyền thay mặt Đầu Sư. Phối sư thi hành trách nhiệm của Chánh Phối Sư giao phó
và có thể đứng đầu điều hành một viện tại Toà Thánh. Giáo Sư đứng đầu một Trấn Đạo
hay là vùng. Giáo Hữu đứng đầu một Châu Đạo hay là tỉnh. Lễ Sanh đứng đầu một Tộc
Đạo hay là quận. Chức Việc đứng đầu một Hương Đạo hay là xã.
A - Cửu Trùng Đài là cơ quan lập pháp làm trung gian giữa Bát Quái Đài và Cửu Trùng
Đàị Hiệp Thiên Đài là nơi Đức Cao Đài và các Đấng Thiêng Liêng giáng cơ ban truyền
luật đạo, thánh giáo và cũng là nơi Giáo Tông cầu nguyện thông công với Bát Quái Đàị
Hiệp Thiên Đài còn là cơ quan ban hành, gìn giử giáo pháp để tránh tình trạng thất chơn
truyền. Hiệp Thiên Đài được đặt dưới quyền của Hộ Pháp.

Cao Đài Tiên Ông - Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Là Gì?

Đây là danh hiệu đầy đủ mà Đức Thượng Đế mượn để mở đạo Cao Đàị Danh hiệu nầy có ý nghĩa
Tam Giáo qui nguyên hay là sự hiệp nhứt của ba nền tôn giáo lớn, Nhân đạo, Tiên đạo, và Phật đạọ
Cao Đài ám chỉ Nhân đạo vì Nho giáo có câu: Đầu thượng viết Cao Đài nghĩa là trên đỉnh đầu của
mổi người có Đức Cao Đài ngự. Cao Đài do chữ Hán Việt có nghĩa là cái đài caọ
Tiên Ông là một phẩm chót của Tiên đạọ
Đại Bồ Tát Ma Ha Tát là một phẩm chót của Phật đạọ
Danh hiệu Cao Đài Tiên Ôtng Đại Bồ Tát Ma Ha Tát còn chỉ sự hạ mình của Thượng Đế xuống
phẩm chót của các đạọ
Thánh ngôn: Ông Thầy cho các con hiểu rằng, buổi tạo thiên lập địạ Thấy sanh ra lòai người nhằm
giờ Dần, vậy từ đây Thầy dùng các con làm tay chân mà gầy dựng nên nền chánh giáọ Lại cũng
kể ngày nay là ngày phát khởi nguồn Đại Đạo lấy hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Còn Thầy thì tá
danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Trong danh hiệu ấy gồm thâu cả Nho, Thích, Đạọ

Sưu tầm
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Những kiến thức văn hóa bạn nên biết

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 30 Tháng 6 2011

Ý nghĩa hình tượng các con vật trên kiến trúc đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt Nam

Hình tượng Rồng

Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ thuật, vì nó không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự nhiên. Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu các nước phương Đông hình thành nên quan niệm phổ biến về con rồng, tổng hợp trong con vật linh thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh... Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở mỗi nước phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng, có ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước.

Đối với dân tộc Việt Nam, ngoài nét chung nói trên, rồng còn có ý nghĩa riêng, đó là nó chỉ dân tộc Việt Nam có xuất xứ từ con rồng cháu tiên. Từ câu chuyện huyền thoại chàng Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con, hình ảnh con rồng đã dần dần ǎn sâu vào tâm thức của người Việt. Hà Nội là thủ đô cả nước, với tên gọi đầu tiên: Thăng Long (rồng bay). Vùng Đông Bắc nước ta có Hạ Long (rồng hạ), một trong những thắng cảnh đẹp nhất nước. Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long (chín rồng). Không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi. Rồng là biểu tượng của sức mạnh, chính vì vậy mà các vua chúa đã lấy hình tượng rồng đại diện cho uy lực triều đình. Thời Lê, rồng trở thành bản mệnh của nhà vua. Hình tượng rồng được thêu lên tấm áo vua mặc.

Trong thời kỳ đất nước ta bị lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc, rồng Việt Nam chịu ảnh hưởng của những con rồng các thời Tần, Hán, Đường, Tống... và được cách điệu hóa dần dần để biến thành rồng hoàn chỉnh, tượng trưng cho uy quyền độc tôn của vua chúa phong kiến và thường được trang trí ở những nơi linh thiêng. Vào thế kỷ XI, dưới triều Lý, chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu được xác lập. Con rồng thật sự của Việt Nam đã được ra đời. Cho đến nay, rồng vẫn được sử dụng trong kiến trúc tôn giáo theo một số nét: mắt quỷ, sừng nai, tai thú, trán lạc đà, miệng lang, cổ rắn, vảy cá chép, chân cá sấu, móng chim ưng. Và con rồng luôn là hình ảnh sâu đậm trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.

Hình tượng con Rùa

Về mặt sinh học, rùa là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc. Nó có thể nhịn ǎn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài. Rùa không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là một con vật thanh cao, thoát tục. Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh thơm ngát và thanh tịnh.

Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa. Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. Trong một số ngôi chùa thời Lý - Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai. 82 tấm bia đã ghi tên tiến sĩ đỗ đạt được đặt trên lưng rùa, một con vật biểu hiện sự trường tồn, hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội là bằng chứng hùng hồn biểu hiện nền văn hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam.

Hình tượng chim Phượng

Phượng là linh vật được biểu hiện cho tầng trên. Phượng thường có mỏ vẹt, thân chim, cổ rắn, đuôi công, móng chim cứng đứng trên hồ sen. Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trǎng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Khi phượng ngậm lá đề hoặc ngậm cành hoa đứng trên đài sen, nó biểu hiện là con chim của đất Phật. Tức là có khả nǎng giảng về đạo pháp, làm nhiệm vụ giống như các nữ thần chim: nhảy múa, hát ca chào mừng Phật pháp.

Quan niệm của người Việt Nam cho rằng phượng xuất hiện báo hiệu đất nước được thái bình. Chim phượng là loài chim đẹp nhất trong 360 loài chim. Nó có thân hình quyến rũ, kết tinh được vẻ đẹp, sự mềm mại, thanh lịch, vẻ duyên dáng của tất cả các loài chim. Chim phượng còn tượng trưng cho nữ tính, cho phái đẹp của tầng lớp quý phái.

Hình tượng con Hạc

Ở Việt Nam hạc là con vật của đạo giáo. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

Thu Hương
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn


Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.1 khách.

cron