Lên chùa lễ Phật

Lên chùa lễ Phật

Gửi bàigửi bởi admin » 06 Tháng 6 2012

Lên chùa lễ phật không chỉ là nhu cầu của Phật tử (những người theo đạo Phật ), mà còn là nhu cầu của nhiều người dân Việt nam.
Những người dân tuy không phải là Phật tử nhưng có niềm tin vào Phật cũng thường đến chùa dâng hương lễ Phật vào ngày mười tư, ngày rằm, ngày ba mươi, mồng một hàng tháng. Công việc này trong những năm gần đây hầu như đã trở thành nhu cầu bình thường của nhiều người dân.

Người đến chùa lễ Phật không chỉ cầu cho người sống mà còn phát nguyện cầu cho cả những người đã khuất như : ông bà,cha mẹ, người thân đã qua đời. Trong những buổi cầu nguyện đó người ta đều muốn cho những người đã khuất được siêu linh đất Phật Tây Phương Cực lạc. Đấy cũng là ước vọng chính đáng cuả những người đang sống, nó thắp lên ngọn lửa của tình yêu thương, từ bi của con người.

Những người dân khi có thời gian nhàn rỗi có nhu cầu du lịch, vãn cảnh, thăm viếng nơi danh sơn cổ tích cũng dâng hương tại chùa, cầu mong cho sức khoẻ, làm ăn, học hành tấn tới, cuộc sống yên vui, gia đình hạnh phúc .
Như vậy lên chùa lễ Phật không chỉ là nhu cầu của Phật tử mà còn là nhu cầu của nhiều người dân Việt nam.

1- Lên chùa lễ Phật thương sắm lễ như thế nào?
Theo giáo lý nhà Phật thì linh thiêng hay không linh thiêng không phải ở lễ vật dâng cúng to hay nhỏ, nhiều hay ít, sang trọng hay hèn mọn, mà trước hết cốt ở tâm thành của người dâng lễ. Vì vậy khi lên chùa lễ Phật nên sắm những lễ vật gì?
Trước hết Phật tử và khách thập phương cần nhận thức rằng: sắm lễ vật vào chùa bao giờ cũng giản dị nhẹ nhàng nhưng tinh khiết hơn rất nhiều so với việc sắm lễ để dâng hương cúng bái tại các đền, đình,miếu, phủ.

Khi đến dâng hương tại chùa chỉ sắm các lễ chay như : hương thơm, hoa tươi, quả chín, oản phẩn, xôi chè, bánh kẹo...Có một điều lưu ý là lễ vật khi đặt lên các ban thờ Phật, Bồ Tát, Hiền thánh( Ở khu vực Phật điện ở những nơi thờ chính của ngôi chùa) tuyệt nhiên không được bày cỗ mặn, rượu và thuốc lá vì những thứ này nhà Phật cấm kỵ.

Trong khu vực chùa có thờ tự các vị thánh, các vị mẫu thì có thể sắm chút lễ mặn nhưng phải rất đơn giản chỉ nên có gà, giò chả, rượu, trầu cau mà thôi.
Khi lên chùa lễ Phật các loại tiền giấy âm phủ không bao giờ đựợc đặt lên ban thờ Phật, ngay cả tiền thật cũng không được đặt lên hương án của chính điện vì điều này đã phạm vào luật tục dâng cúng phẩm vật tại chính điện làm mất vẻ thanh tịch thờ Phật của chùa.
Đối với khách hành hương vãn cảnh chùa thì chỉ cần nén hương thơm và hoa tươi cũng coi như đủ lễ vào chùa.

2- Nghi thức làm lễ tại chùa:
Theo tập tục từng nơi nghi thức làm lễ dâng hương Phật có it nhiều khác nhau nhưng cái chính là ở sự thành tâm. Thường thì dâng lễ ở chính điện trước rồi mới đến các ban Đức Ông, ban Thánh Hiền nhưng đối với các chùa ở miền Bắc thương theo trình tự sau:

- Đặt lễ vật thắp hương và làm lễ ở Ban Đức Ông( Đức Chúa) trước vì theo giáo lý và tín ngưỡn Phật giáo thì Đức Ông là vị cai quản các công việc của chà chiền nên phải thắp hương ở ban này trước. Đồng thời khi làm lễ ở ban Đức Ông cũng xin phép cho được vào làm lễ tại các ban chính điện, cũng giống như khi ta thờ cúng tổ tiên người ta phải thắp hương ở bàn thờ Táo Quân ( Ông Công Ông Táo) trước để xin phép hương hồn tổ tiên được về phối hưởng.
- Tiếp theo là đặt lễ vật lên hương án ở chính điện, thắp đèn nhang,vái 3 hoặc 5 vái khấn chư Phật và Bồ Tát.
- Khi lễ xong ở chính điện thi đi thắp hương ở tất cả các ban thờ của bái đường.( Khi thắp nhang đều có 3 lễ hay 5 lễ). Nếu chùa có điện Mẫu, Tứ phủ thì có thể đến đặt lễ dâng hương cầu theo ý nguyện.
- Cuối cùng là lễ ở nhà tổ.

Lễ xong ở các ban thờ, khi hương cháy hết khoảng 2/3 thì vái tạ và hạ lễ. Hạ lễ xong đem một phần lộc hoặc một ít tiền đèn hương lên cảm tạ nhà chùa. Ai muốn phát tâm công đúc thì bỏ tiền vào hòm công đức hoặc trao đổi với nhà chùa hay ban quản lý chùa để họ nhận công đức.
Tác giả bài viết: VTC
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Quay về Văn hóa Việt Nam

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.1 khách.

cron