Các lễ hội lớn ở Nhật

Các lễ hội lớn ở Nhật

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 04 Tháng 8 2011

Lễ Hội Búp Bê-Hina Matsuri

Từ xa xưa, ở Nhật Bản đã có tập quán làm sạch cơ thể để xua đuổi những điều không may mắn vào những lúc giao mùa. Nguồn gốc của tập quán này bắt nguồn từ 1 lễ hội tương tự của Trung Quốc cũng bắt đầu vào tháng 3. Vào ngày này người ta sẽ làm những con búp bê hình người để gửi những điều rủi ro hay bệnh tật vào đấy và mang ra sông thả trôi đi.

Lễ hội búp bê được tổ chức vào ngày 3/3 hàng năm. Đây là ngày để cầu chúc cho các bé gái chóng lớn, xinh đẹp và gặp nhiều may mắn. Phong tục bày búp bê trong lễ Hinamatsuri có từ thời Edo. Trước đây, nhiều người tin rằng những con búp bê có quyền kiểm soát những linh hồn xấu xa và do đó sẽ bảo vệ cho chủ nhân búp bê. Ngày nay, Hina Matsuri trở thành 1 dịp cho cả gia đình tập hợp cùng ra ngoài và tận hưởng khí trời khi mùa xuân mới sắp về.

Búp bê Hina

Vào ngày Hina Matsuri, để cầu phúc và may mắn cho những bé gái trong gia đình, người ta sẽ trang trí Búp bê Hina. Búp bê Hina là một loại búp bê đặc biệt rất xinh đẹp và là biểu tượng cho vua và hoàng hậu cùng những cận thần. Búp bê Hina là những vật trang trọng, được truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ. Chúng được trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình một vài ngày trong kỳ lễ hội và sau đó được cất giữ cẩn thận trong hộp cho đến kỳ lễ hội của năm sau. Trong những gia đình khá giả, bố mẹ cũng thường mua tặng cho con gái mới sinh của họ một bộ búp bê để chuẩn bị cho ngày Hina Matsuri.

Hình ảnh

Một bộ búp bê Hina gồm có ít nhất 15 con trong trang phục truyền thống. Đứng đầu là Dairi-sama tương trưng cho hoàng đế và hoàng hậu được phục trang bằng những bộ quần áo đắt tiền nhất bằng vải tơ tằm. Chúng được hộ tống bởi 2 búp bê đại tướng còn được gọi là Zuishin và 3 búp bê nữ cận thần.Hai đại tướng là người đi theo bảo vệ hoàng đế. Nhìn về hướng phải là là một vị tướng lão thành, còn nhìn về hướng trái là một vị tướng trẻ. Ba vị nữ cận thần là những người dạy đàn, hát và dạy học cho công chúa. Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy có 1 vị không có chân mày. Theo tập quán xưa, phụ nữ khi đã lấy chồng sẽ cạo lông mày và nhuộm răng đen nên vị cận thần này có lẽ là vị cao tuổi nhất. Ở hàng tiếp theo là 5 nhạc công goninhayashi và hàng cuối cùng là 3 người chuyên làm tạp dịch, có các gương mặt giận, buồn và cười thể hiện tình cảm rất phong phú. Sau khi hiểu câu chuyện này, bạn hãy thử quan sát lại bục trang trí, trí tưởng tượng của bạn sẽ vẽ ra thêm rất nhiều điều thú vị đấy.

Các tập tục trong ngày Hina Matsuri

Ngày Hina Matsuri là một trong số rất ít những dịp mà các bé gái Nhật có được những buổi tiệc riêng dành cho chúng. Đó là dịp các bé gái có thể mời bạn bè đến nhà cùng thưởng thức những món ăn và bánh kẹo được dâng cho các búp bê.

Hình ảnh

Có lúc các bé cũng tự mình chuẩn bị những món ăn đó. Chúng cùng uống rượu ngọt Shirozake, ăn bánh hishi-mochi và các loại kẹo trái cây, xôi đỗ - sekihan, các loại thạch v.v.. Các món ăn đều đuợc cho các màu sắc phong phú màu xanh, hồng, trắng và được chế biến từ các loại lá cỏ tốt cho sức khỏe nhằm xua đuổi bệnh tật

Hình ảnh

Trong ngày này người Nhật thường chưng hoa đào nên Hina Matsuri còn có tên là Momo-no-sekku (Lễ hội hoa đào). Hoa đào tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc, là biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ này. Ngoài ra hoa đào còn là biểu tượng cho những đức tính của người phụ nữ : điềm tĩnh, nhẹ nhàng, ôn hòa, quý phái.

Hình ảnh

Ngày nay, mỗi năm đến dịp Hina-matsuri, các gia đình Nhật vẫn giữ truyền thống trang trí búp bê. Những con búp bê gia truyền được người Nhật trân trọng và các cô dâu khi về nhà chồng cũng được cho mang theo như một bảo vật hộ mệnh của gia đình

Hong Nhung C&T sưu tầm,theo nhatban.edu
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Các lễ hội lớn ở Nhật

Gửi bàigửi bởi admin » 06 Tháng 6 2012

Các lễ hội trong năm của Nhật

Mặc dầu là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, nhưng những lễ hội hàng năm của Nhật Bản vẫn còn như nguyên vẹn. Mỗi mùa đều có những lễ hội khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của mỗi vùng. Tham gia vào những lễ hội này chúng ta sẽ có dịp hiểu thêm về lịch sử, văn hóa và con người tại đây, cũng như thêm yêu mến đất nước hoa anh đào.

"Hatsumode" là dịp đầu tiên đến đền chùa để cầu nguyện cho sức khỏe, cũng như mong ước những điều may mắn sẽ đến trong năm mới. Những đền chùa nổi tiếng đều chật ních người trong buổi "hatsumode" này, cũng như trong những ngày đầu tiên của năm. Bạn còncó thể rút quẻ để nghiệm thử xem năm nay vận may, sức khỏe, tiền tài, tình yêu...của mình ra sao, nhưng tất cả đều viết bằng tiếng Nhật. Tuy nhiên, nhiều người Nhật cho rằng họ đến đền chùa theo tập tục và truyền thống, hơn là lý do tín ngưỡng. Thường ai cũng ném một đồng xu vào trong một cái thùng đặt giữa cửa của ngôi đền chính tên là "saisenbako", vỗ tay, và thầm cầu ước.

Ngày 3 tháng 2 hàng năm là lễ "setsubun", nghĩa là ngày kết thúc mùa đông lạnh giá, tính theo lịch âm. Người Nhật thường mua đậu tương rang và vãi quanh nhà để xua đuổi ma quỷ và đọc "oni wa soko, fuku wa uchi" (tạm dịch: Điều không may thì ra ngoài, hạnh phúc thì vào trong nhà".

Tiếp theo phải nói đến là mùa hoa anh đào. Hoa nở chạy dọc từ Okinawa bắt đầu từ cuối tháng 2 cho đến Hokkaido là vào đầu tháng 6, tuy nhiên hoa nở rộ ở nhiều nơi nhất là vào tháng 3-4 hàng năm. Lễ hội Hanami "ngắm hoa" được tổ chức vào dịp này. Bạn có thể thưởng thức một ly rượu sake và ngắm những bông hoa anh đào tuyệt đẹp, với những cánh hoa lơi lả bay trong làn gió còn lành lạnh của đầu xuân. Các công ty, cũng như bạn bè thân, gia đình, thường tổ chức đi ngắm hoa vào dịp này.

Trước khi mùa hè bắt đầu, những lễ hội được tổ chức ven sông được gọi là "kawabiraki", và thường bắn pháo hoa "hanabi-taikai". Người Nhật thường mặc áo kimono mùa hè "yukata" khi tham gia lễ hội.
Ngày 7/7 hàng năm có lễ hội "tanabata", hay lễ hội vợ chồng chàng Ngâu. Trẻ em Nhật tin rằng những điều ước của mình sẽ trở thành hiện thực nếu viết những lời ước trên những tờ giấy sặc sỡ "tanzaku" và treo lên những cành tre trong dịp này.

Trên đây là một số lễ hội tiêu biểu cho nhiều vùng tại đất nước mặt trời mọc, tuy nhiên có hàng nghìn lễ hội khác nhau được tổ chức hàng năm, tùy theo phong tục truyền thống của mỗi địa phương, mà bạn có thể thấy ở ngay gần nơi mình đang sống và làm việc. Ví dụ có những lễ hội nhảy múa "bon-odori", mà bạn có thể tham gia cùng với mọi người nhảy trong một vòng tròn, nhịp nhàng với điệu nhạc dân ca "min-yo".

Có một số lễ hội có cả hàng ngàn người tham gia và diễu hành. Một số lễ hội thì mang tính hiện đại, có dàn nhạc, mô tô hộ tống, với những cô gái xinh đẹp nhảy múa. Tuy nhiên, một số lễ hội mang tính truyền thống, và người tham gia đều mặc các bộ lễ phục có từ xưa. Một trong những lễ hội kiểu này là lễ hội khiêng kiệu "mikoshi".

Lễ hội "tori-no-ichi" được tổ chức vào tháng 11 tại các ngôi đền. Bạn có thể mua một thứ mang lại điều may mắn như "kumade" (hay cái cào), hoặc "otafuku" (một mặt nạ phụ nữ đang cười). Vào dịp cuối năm, truyền thống làm bánh nếp "mochizuki" được tổ chức tại nhiều nơi công cộng, đền chùa, vườn trẻ, hoặc tại nhà. Đôi khi có tai nạn xảy ra với người già, khi nuốt bánh nếp và gây tắc thở, mà báo chí năm nào cũng đưa tin vài vụ.

Trong đêm giao thừa "omisoka", những hồi chuông gióng giả sẽ được ngân lên khi năm mới đến. Kiểu gióng chuông này được gọi là "joya no kane", nếu may mắn, bạn sẽ được phép gióng chuông tại chùa trong dịp này
Tác giả bài viết: NTT
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Các lễ hội lớn ở Nhật

Gửi bàigửi bởi admin » 06 Tháng 6 2012

Lễ Hội " Của Quý " tại Nhật Bản

Một loai hình lễ hội truyền thống ở xứ sở mặt trời mọc nhằm tôn vinh sinh thực khí Nam

Cái tên quái lạ của lễ hội khiến cho những người mới nghe qua không khỏi giật mình ngạc nhiên. Không hề mang ý nghĩa dung tục, lễ hội sinh thực khí nam của Nhật Bản này vốn xuất phát từ một nghi lễ ăn mừng chiến thắng sau khi những người dân Nhật Bản cổ xưa đã tiêu diệt được một con quỷ cái có răng nanh chuyên cắn vào bộ phận sinh dục của nam giới.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Những biểu tượng mang tính chất tượng trưng nhưng không mang ý nghĩa dung tục

Lễ hội Kanamara (tiếng Nhật, nghĩa là “một sinh thực khí khổng lồ bằng kim loại”) dị thường này được tổ chức hàng năm tại đền Wakamiya Hachimangu ở thành phố Kawasaki của Nhật Bản. Ngôi đền này được xây dựng để vinh danh Đấng thần linh Sắt Thép, bởi sắt thép được lấy từ đây được các vị sư chế tác thành các mô hình sinh thực khí nam khổng lồ có thể tiêu diệt được bọn quỷ dữ chuyên quấy nhiễu ngôi đền.
Các hoạt động chính của lễ hội bao gồm việc trưng bày và diễu hành các tượng và mô hình điêu khắc "của quý" truyền thống làm từ “daikon” (một loại củ cải khổng lồ của Nhật), các tượng chạm trổ hình sinh thực khí “siêu bự”. Du khách tham quan có thể trèo lên các tượng này để được “tận mục sở thị”. Việc chạm vào những biểu vật thiêng liêng của lễ hội này sẽ đem lại may mắn và an lành cho du khách.

Hình ảnh
Chạm vào "linh vật" sẽ được an lành và may mắn

Hình ảnh
Các chị em rất thích cưỡi lên "cái ấy"

Hình ảnh
Có chị em thì lại thích ôm "nó" trong tay

Hình ảnh
Cười mãn nguyện khi được ôm "nó" trong tay

Tại lễ hội, du khách còn có dịp được “nếm” những cây kẹo mút có hình dạng nhạy cảm này. Không chỉ giới trẻ thành phố Kawasaki và du khách thích thú khi tham gia lễ hội này mà còn rất nhiều các bậc cao niên cũng không kém phần háo hức để hòa mình vào lễ hội vừa đầy màu sắc tôn nghiêm lại vừa thú vị này.

Hình ảnh
Các du khách rất phấn khích với lễ hội của quý

Hình ảnh
Một người Nhật tinh nghịch đeo cái "ấy" lên mũi

Hình ảnh
Hai thiếu nữ Nhật đang mút kẹo hình hình cái "ấy"

Hình ảnh
Các cụ bà cũng nhí nhảnh tạo dáng với nó

Xuyên suốt lễ hội là các màn trình diễn điệu vũ truyền thống của địa phương kết hợp với diễu hành trống nghi thức. Đỉnh điểm của lễ hội là màn rước ba chiếc kiệu có mô hình sinh thực khí nam về đền sau khi đã diễu hành khắp thành phố.

Hình ảnh
Đỉnh điểm của lễ hội là màn diễu hành dương vật

Vào thời Edo, khu vực tọa lạc của ngôi đền vốn là một khu nhà thổ “trứ danh”. Vì vậy, ngày nay các cô gái bán hoa cũng nườm nượp kéo về đây vào dịp lễ hội để cầu nguyện “sức khỏe” và không bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Nơi đây còn là chốn nguyện cầu linh thiêng cho những đôi trai gái yêu nhau, những cặp vợ chồng hiếm muộn và các cặp uyên ương đồng tính. Lễ hội này còn là dịp để quyên góp quỹ phòng chống HIV-AIDS.
Cuối cùng, mời các bạn thưởng thức món quà lưu niệm "độc đáo" tại lễ hội:

Hình ảnh
Các món đồ chơi truyền thống làm bằng gỗ

Hình ảnh
Kẹo mút đủ màu sắc

Hình ảnh
Phong phú các loại hình dạng cái "ấy" trong vỏ bọc của thanh kẹo

Hình ảnh
Bảng báo giá một loại bánh rán

Hình ảnh
Dây đeo trang trí điện thoại


Tác giả bài viết: NTT
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội


Quay về Văn hóa Nhật Bản

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.1 khách.

cron