Văn hóa

Văn hóa

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 27 Tháng 6 2011

Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, nō, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, Budō, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.

Hình ảnh
Búp bê trong lễ hội Hinamatsuri - lễ hội búp bê Nhật Bản dành cho các bé gái được tổ chức vào ngày 3 tháng ba hàng năm. Hàng trên cùng: Hoàng đế (O-dairi-sama) và Hoàng hậu (O-hina-sama). Hàng thứ hai: Ba nữ cận thần (san-nin kanjo), có nhiệm vụ dạy dỗ cho hoàng tử hay công chúa. Hàng thứ ba: Ngũ xướng âm (go-nin bayashi) gồm Trống đại, Trống tiểu, Trống tay, Sáo, Ca. Hàng thứ tư: Tả đại thần (Sadaijin)(già) và Hữu đại thần (Udaijin)(trẻ). Hàng thứ năm: Đội nha dịch gồm Tiếu nha (waraijougo) (vui), Khấp nha (nakijougo) (buồn) và Nộ nha (okorijougo) (giận)

Sự kết hợp của nghệ thuật in khắc gỗ truyền thống với văn hóa phương Tây đã dẫn đến sự ra đời của Manga, một thể loại truyện tranh nổi tiếng cả trong và ngoài nước Nhật[62]. Sự ảnh hưởng của Manga đến thể loại hoạt hình đã dẫn đến sự phát triển thể loại hoạt hình đặc trưng của Nhật có tên gọi là Anime, nhờ sự phát triển vũ bão của Manga và Anime mà các trò chơi game video của Nhật cũng phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1980 [63].
Âm nhạc của Nhật Bản đã mượn nhiều nhạc cụ và phong cách từ các quốc gia láng giềng và phát triển thêm các nét đặc trưng của Nhật, điển hình như đàn Koto được giới thiệu vào Nhật từ thế kỷ thứ 9 và 10, hay như thể loại kịch Nō từ thế kỷ 14 và âm nhạc dân gian đại chúng, với những cây đàn như shamisen, được truyền bá tới Nhật từ thế kỷ 16[64]. Âm nhạc phương Tây, được giới thiệu vào Nhật cuối thế kỷ 19, giờ đã trở thành một phần nội tại quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Nước Nhật thời hậu chiến tranh thế giới thứ hai bị ảnh hưởng nặng nề bởi âm nhạc Mỹ và âm nhạc hiện đại châu Âu, điều này đã dẫn đến sự phát triển của dòng âm nhạc gọi là J-pop.[65]
Karaoke là hoạt động văn hóa phổ biến nhất ở Nhật. Từ tháng 11 năm 1993, cơ quan các hoạt động văn hóa đã tiến hành một cuộc thăm dò, kết luận rằng có nhiều người Nhật hát Karaoke hơn là tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống như triết hoa hay trà đạo.[66]

Hình ảnh
Hanami dango là một loại bánh gạo làm từ bột gạo giống như mochi (một loại bánh khác cũng làm từ gạo). Thường được dùng với trà trong những buổi thưởng ngoạn hoa anh đào của người Nhật.

Các tác phẩm đầu tiên của văn học Nhật Bản bao gồm hai cuốn sách lịch sử Kojiki và Nihon Shoki cũng như tập thơ từ thế kỷ thứ 8 Man'yōshū, tất cả đều được viết bằng Hán tự[67]. Vào giai đoạn đầu của thời kỳ Heian, hệ thống kí tự kana (Hiragana và Katakana) ra đời. Cuốn tiểu thuyết The Tale of the Bamboo Cutter được coi là tác phẩm kí sự lâu đời nhất của Nhật[68]. Một hồi ký về cuộc đời trong cung cấm được ghi trong cuốn The Pillow Book, viết bởi Sei Shōnagon, trong khi Truyện kể Genji của Murasaki Shikibu thường được coi là tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới. Trong thời kỳ Edo, văn học không thực sự phát triển trong giới Samurai như trong tầng lớp người chōnin. Yomihon, là một ví dụ, đã trở nên nổi tiếng và tiết lộ sự thay đổi sâu kín này trong giới độc giả cũng như tác giả thời kỳ này[68]. Thời kỳ Minh Trị chứng kiến một giai đoạn đi xuống trong các thể loại văn học truyền thống của Nhật, trong thời kỳ này thì văn học Nhật chịu nhiều ảnh hưởng từ văn học phương Tây. Natsume Sōseki và Mori Ōgai được coi là những văn hào tiểu thuyết "hiện đại" đầu tiên của Nhật, tiếp đó có thể kể đến Akutagawa Ryūnosuke, Tanizaki Jun'ichirō, Yasunari Kawabata, Yukio Mishima và gần đây hơn là Haruki Murakami. Nhật Bản có hai nhà văn từng đoạt giải Nobel là Yasunari Kawabata(1968) và Kenzaburo Oe (1994).[68]

Hình ảnh
Cá chép Koi - biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của đàn ông Nhật. Thường được treo vào ngày lễ Koinobori 5 tháng năm dành cho các bé trai hàng năm

Hình ảnh
Omamori - một loại bùa may mắn thường được người Nhật đem theo bên mình để cầu xin sức khỏe, tình yêu hay học tập

Hình ảnh
Giếng thanh tẩy Chōzuya thường được đặt ở lối vào Điện Haiden, là nơi khách viếng rửa tay trước khi hành lễ

Hình ảnh
Hai Geisha đang trò chuyện gần Kinkaku-ji (Kim các tự), Kyōto


Văn học
Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất thế giới[69] nảy sinh trong môi trường nhân dân rộng lớn từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, rất lâu trước khi quốc gia Nhật Bản được thành lập[70]. Chúng ta không biết ngọn nguồn của văn học thành văn Nhật Bản khởi điểm chính xác từ khi nào, chỉ có thể ước định qua những tác phẩm khởi nguyên của văn học Nhật Bản vẫn được đánh giá là kiệt tác cổ điển như Vạn diệp tập thế kỷ thứ 8, thi tuyển tập hợp 3 thế kỷ thi ca trước đó của Nhật Bản và các cuốn sử Cổ sự ký và Nhật Bản thư ký văn bản hóa các truyền thuyết, huyền thoại lập quốc Nhật Bản.

Theo một số học giả có lẽ do ảnh hưởng của Âu châu luận, lịch sử văn học Nhật Bản có thể được chia ra 3 thời kỳ chính: Cổ đại, Trung cổ và Hiện đại, tương đương với cách phân kỳ lịch sử kinh điển thường gặp trong văn học phương Tây. Tuy nhiên, trong cuốn Nhật Bản văn học toàn sử do Tokyo Kodanshā xuất bản, văn học Nhật Bản được chia làm 6 thời kỳ ứng với 6 tập của cuốn sách: Thượng đại, Trung cổ, Trung thế, Cận thế, Cận đại và Hiện đại.
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Văn hóa

Gửi bàigửi bởi admin » 06 Tháng 6 2012

Nhắc đến Nhật Bản, người ta có thể liên tưởng ngay đến Sushi, những nhà đô vật Sumo, những nàng kỹ nữ Geisha, chiếc áo truyền thống Kimono và biểu tượng truyện tranh Manga.
Sumo

Sumo là môn vật truyền thống của Nhật Bản với lịch sử tồn tại tới 2000 năm. Ban đầu sumo chỉ là một nghi thức cầu xin thần linh phù hộ cho vụ mùa bội thu. Vào thế kỉ thứ VIII, sumo được đưa vào các lễ của hoàng gia và bắt đầu có luật lệ cho môn này. Sumo trở thành môn thể thao chuyên nghiệp vào đầu thời Edo (1603-1868), và hiện nay là một môn thể thao thu hút rất nhiều sự quan tâm, theo dõi của không chỉ người Nhật mà còn của những người yêu thích môn vật trên thế giới.

Geisha

geisha-1-180x180 Văn hóa Nhật BảnGeisha, hay còn gọi là nghệ giả theo tiếng Nhật là những người sống bằng nghệ thuật. Họ có nhiều kĩ năng như đàn hát, múa, kể chuyện, pha trà…, được đào luyện kĩ và sống trong một khuôn khổ nhất định. Các Geisha ngày nay hầu hết phải tốt nghiệp Trung học hoặc có khi phải tốt nghiệp Đại học, công việc của họ là biểu diễn những kỹ năng nghệ thuật và trò chuyện với khách hàng. Xuất hiện vào khoảng thế kỉ 17, đến nay Geisha đã có một truyền thống lâu đời, với nhiều kĩ năng độc đáo, và là một nét đặc trưng rất độc đáo của người Nhật. Hiện nay, số lượng Nghệ giả ở Nhật Bản không còn nhiều như trước nữa, tuy nhiên vẫn còn một số khu vực tại Nhật Bản có số lượng Geisha khá đáng kể như Gion và Pontocho, và một số “khu phố hoa” khá nổi tiếng tại Tokyo.
Kimono

Nói đến thời trang Nhật Bản, không thể không nhắc đến Kimono. Giống như áo dài Việt Nam, Kimono là một trong những niềm tự hào của người Nhật và là một trong những biểu tượng của đất nước này. Về cơ bản, Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cố định vào người cùng với một số dây đai và dây buộc. Tuy nhiên có rất nhiều quy tắc, cũng như là phụ kiện khi mặc một bộ kimono truyền thống. Nếu có dịp, bạn hãy thử diện bộ kimono, và xem mình có giống người Nhật không nhé.

Manga

Manga là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Manga được xem là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Đa số người Nhật xem Manga là một món ăn tinh thần không thể thiếu. Ngày nay, Manga không chỉ rất phổ biến ở Nhật mà còn ở nhiều quốc gia tên thế giới, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người thích truyện tranh.
Những lưu ý trong giao tiếp với người Nhật

Do sống biệt lập với các quốc gia khác trong nhiều thế kỉ, Nhật Bản có nhiều nét riêng trong phong tục tập quán. Khi giao tiếp người Nhật thường rất ít khi vòng vo mà thích đi thẳng vào vấn đề, khi câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc chính thức bắt đầu. Nếu không khí căng thẳng mà bạn tạo ra được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ có ấn tượng tốt. Bạn không nên đưa ra những ý kiến đi lạc vấn đề, thiếu thông tin hoặc quá thiên về đời tư, nếu không sẽ gây mất thiện cảm

Khi muốn làm quen, giao dịch, trước tiên bạn nên đưa danh thiếp để tự giới thiệu, khi đưa và nhận danh thiếp thì đưa bằng hai tay và không nên viết tay vào danh thiếp. Ngoài ra còn một số lưu ý khi giao tiếp với người Nhật như: không chụp ảnh ba người; không vỗ vai, không kéo dài mọi hình thức tiếp xúc cơ thể; không tặng quà có số lượng là 4, 9; không tặng những vật nhọn, vật có màu tím, màu xanh vì đối với người Nhật đây là những thứ tượng trưng cho đau buồn và điều không may.
Tác giả bài viết: Ngọc Thắng
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội


Quay về Văn hóa Nhật Bản

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.1 khách.

cron