12 CON GIÁP CỦA NHẬT

12 CON GIÁP CỦA NHẬT

Gửi bàigửi bởi admin » 06 Tháng 6 2012

Truyền thuyết về 12 con giáp của Việt nam ( Tiếng Việt )
Ở Việt Nam, con thỏ được thay bằng con mèo, nhưng ở Nhật Bản và Trung Quốc mèo không thuộc 12 con giáp. Bởi theo truyền thuyết, khi các con vật chạy thi, con chuột đã lừa con mèo rằng ngày chạy thi là ngày hôm sau, nên mèo yên tâm năm ngủ. Con chuột trèo lên lưng trâu, và trâu cứ lầm lũi chạy, gần đến đích thì con chuột nhảy xuống và chiến thắng. Vì vậy từ đó mèo căm thù và hay đuổi bắt chuột
干支(えと)とは?
2010年(平成22年)は寅(とら)年ですが、「干支は寅・とら」というのは正しくありません。
「干支(えと)」とは、正確には「十干(じっかん)」と「十二支(じゅうにし)」の組み合わせです。2010年の場合、十干は「庚(かのえ)」、十二支はご存知の「寅」なので、干支は「庚寅(かのえとら・こういん)」となります。
今では、干支(えと)といえばネズミ、ウシ、トラなどの十二支、と思うほうが話が通じやすいですね。

十干(じっかん)
干支(えと)の「干」は「十干」のことで、以下の10種類です。
甲・乙・丙・丁・戊・己・庚・辛・壬・癸
<日本語の読み>
甲:きのえ、 乙:きのと、 丙:ひのえ、 丁:ひのと、 戊:つちのえ、
己:つちのと、 庚:かのえ、 辛:かのと、 壬:みずのえ、 癸:みずのと、<音読み>
甲:こう、 乙:おつ、 丙:へい、 丁:てい、 戊:ぼ、
己:き、 庚:こう、 辛:しん、 壬:じん、 癸:き、
十干は、陰陽五行説に基づいて「木・火・土・金・水」の五行と、「陰・陽」の「兄(え)・弟(と)」に分けたものです。
木(き)は甲・乙、火(ひ)は丙・丁、土(つち)は戊・己、金(かね)は庚・辛、水(みず)は壬・癸。木は、陽である甲が「木の兄(きのえ)」、陰である乙が「木の弟(きのと)」、火は、陽である丙が「火の兄(ひのえ)」・・・と割り当てられます。
「兄(え)」の年と「弟(と)」の年が交互に繰り返していくことから「えと」と呼ばれるようになったといわれます。

十二支(じゅうにし)
干支(えと)の「支」は「十二支」のことで、以下の12種類です。
子・丑・寅・卯・辰・巳・午・未・申・酉・戌・亥
<日本語の読み>
子:ね、 丑:うし、 寅:とら、 卯:う、 辰:たつ、 巳:み、
午:うま、 未:ひつじ、 申:さる、 酉:とり、 戌:いぬ、 亥:い、<音読み>
子:し、 丑:ちゅう、 寅:いん、 卯:ぼう、 辰:しん、 巳:し、
午:ご、 未:み、 申:しん、 酉:ゆう、 戌:じゅつ、 亥:がい、
古代中国で、天球を約12年で1周する木星の運行を目安として、12の方角に分けて名前を付け、1年12ヶ月の暦をあらわしたのが十二支の成立であるといわれます。
十二支にも陰・陽があり、「子・寅・辰・申・午・戌」が陽、「丑・卯・巳・未・酉・亥」は陰で、陰陽が交互に割り当てられています。
字の読めない人も暦を覚えられるようにと、十二支にネズミ、ウシなどの動物を配したと考えられています。
十二支の動物は、年賀状デザイン素材の定番になりました。

干支(えと)
十干と十二支を組み合わせたものが本来の「干支」です。
十干の最初の「甲」と十二支の最初の「子」の組み合わせ「甲子(きのえね)」から始まり、「乙丑」「丙寅」・・・と続き、「癸亥(みずのとい)」まで60種類あります。
干支がひとまわりして同じ干支が巡ってくると「還暦」です。
「壬申の乱」「戊辰戦争」「辛亥革命」など、歴史上の大事件の呼び方に干支が使われています。
おなじみ阪神甲子園球場の名称も、竣工した1924年(大正13年)の「甲子(きのえね)」から。寅年じゃなかったんですね(笑)

今後数年の干支
2010年(平成22年)から2014年(平成26年)までの干支は下記のとおりです。
2010年 庚寅(かのえとら・こういん)
2011年 辛卯(かのとう・しんぼう)
2012年 壬辰(みずのえたつ・じんしん)
2013年 癸巳(みずのとみ・きし)
2014年 甲午(きのえうま・こうご)

2010年(平成22年)の干支:庚寅(かのえとら)
2010年は庚寅(かのえとら・こういん)。六十干支の27番目です。
還暦を迎えるのは、1950年(昭和25年)生まれの皆さん。
寅年の年男・年女は、
1902年(明治35年)、1914年(大正3年)、1926年(大正15年・昭和元年)、1938年(昭和13年)、1950年(昭和25年)、1962年(昭和37年)、1974年(昭和49年)、1986年(昭和61年)、1998年(平成10年)
生まれの皆さんです(※誕生日が元旦から節分までの人は前年の干支とされています)。
庚(かのえ・こう)
「庚」は十干の7番目、「金の兄」。陰陽五行で「金」性の「陽」に当たります。金は金属や鉄で、「庚」は、斧や刀など大きくて硬い金属を象徴するそうです。
「庚」の字は更(あらたまる)で、草木の成長が行き詰まり、新たな形に変化しようとする状態を表しているそうです。

恵方は西微南
その年のラッキー方位である「恵方(えほう)」「明きの方(あきのかた)」は、十干に基づき決まります。
2010年ほか「庚」の年の恵方は庚(かのえ):申酉の間の方位で、西と西南西の間になります。
恵方には、その年の福徳を司る神・歳徳神(としとくじん)が降臨し、立春から節分までの一年間、諸々のことに大吉とされる方位です。
節分の「恵方巻き」を食べるとき、福の神がいる方角を向きますね。2010年の節分には、やや南寄りの西を向きましょう。

寅(とら・いん)
「寅」は、十二支の3番目。陰陽五行で「木」性に当たります。季節は新春を迎える旧暦の1月、方位は東北東が割り当てられます。動物は虎(とら)になっています。
「寅」の字は「動く」意味で、春が来て草木が発生する状態を表しているそうです。

月は2~3月頃
古代中国では、冬至を含む月(旧暦の11月)が年初とされていました。十二支の先頭である「子」が11月に割り当てられ、3番目の「寅」は1月に当たります。旧暦の1月は現在の暦の2~3月頃で、春は名のみの早春です。

方位は東北東
方位を12分割して、十二支が配当されました。先頭の「子」が北になり、北北東に「丑」、東北東に「寅」、東に「卯」・・・という具合に割り当てられました。「寅」の方位は東北東です。

時刻は4時頃
十二支は、日や時間にも配当されました。日には干支が順に割り振られています。
時間では1日を2時間ずつ12分割して、真夜中の0時を中心にした23時~1時の「子」の刻から、21時~23時の「亥」の刻まで十二支が並びます。「正午」12時は「午」の刻・11時~13時の真ん中です。
「寅」の刻は、午前4時を中心にした3時~5時です。
「ごうのとら」は「五黄の寅」で、九星が「五黄土星」で干支が「寅」の年。2010年は寅年でも八白土星の年なので、いわゆる「ごうのとら」の年ではないです。

Tác giả bài viết: NTT
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: 12 CON GIÁP CỦA NHẬT

Gửi bàigửi bởi admin » 06 Tháng 6 2012

Sự tích 12 con giáp

Ngày xưa, thủa Trời, Đất mới hình thành, mọi việc chưa được sắp xếp ổn định, chốn trần gian chưa ngăn nắp. Giữa cõi trời và hạ giới có nhiều sự khác nhau, nhất là về thời gian và con người.
Nghe nói cõi Trời một ngày dài bằng một trăm ngày nơi hạ giới và “người” ở cõi Trời là Tiên, khác với người thường ở trần gian…Do vậy Ngọc Hoàng thượng đế đã phải bận tâm sắp xếp để tổ chức loài người được hoàn chỉnh. Một trong những điều phải sắp xếp đó là định “tuổi”, định “số mạng” con người. Ngọc Hoàng cho rằng: con người tuy đông, sinh ra vào ngày giờ, nơi chốn khác nhau nhưng tựu trung lại chủ yếu là chỉ “cầm tinh” có 12 con vật tiêu biểu, hiện có ở cõi trần. Trần gian có muôn loài vật, vậy lấy tiêu chuẩn nào để chọn trong số đó ra 12 con vật tiêu biểu, đặc trưng? Theo Ngọc Hoàng thì một khi con vật nào đó đã được chọn để loài người “ẩn” vào đó thì sẽ cố định suốt từ đời này sang đời khác ở thế gian…
Để thực hiện ý định, Ngọc Hoàng đã họp cùng các quần thần suốt trong nhiều ngày và cuối cùng đã đi tới một quyết định: sẽ triệu tập các loài vật ở thế gian về Thiên Đình để tuyển chọn những con tiêu biểu nhất. Thế nhưng nếu triệu tập hết thì đất đâu mà chứa? Do vậy cách tốt nhất là phải có những điều kiện riêng. Điều kiện đó là: kể từ lúc có thông báo, hễ con vật nào về Thiên đình trước sẽ được chọn là con “đầu đàn” rồi từ con vật này sẽ chọn con tiếp theo, theo một nguyên tắc: con thứ nhất được quyền giới thiệu con thứ hai, con thứ hai được quyền giới thiệu con thứ ba và cứ theo trình tự mà tuyển chọn cho đến khi đủ 12 con thì thôi. Lệnh vừa ban ra thì đã nghe từ trong mây vang lên tiếng kêu the thé của một loài vật nhỏ con nhưng lại rất tinh khôn, đó là con Chuột. Số là lúc ấy, Chuột đang vui chơi gần chốn Thiên đình nghe trộm được lệnh trước đã không bỏ lỡ dịp may liền lên tiếng và có mặt sớm nhất. Giữ đúng lời hứa, Ngọc Hoàng bảo với Chuột:
- Nhà ngươi về truyền rao lại cho một người bạn thân thiết nào đó của ngươi, coi như con vật đó là con thứ 2 trong danh sách và từ con thứ hai đó sẽ được quyền chọn con thứ 3 cho đến kết thúc đủ 12 con thì thôi…Con nào đã được mời rồi thì sẽ tự động về đây vào ngày đầu xuân của trần gian để ta chỉ dạy.
Chuột ta hí hửng ra về cố moi óc xem có người bạn nào thân, đủ tin cậy để giới thiệu với Ngọc Hoàng không? Nghĩ mãi nó mới chợt nhớ đến Mèo. Thời ấy, giữa Chuột và Mèo sống hòa thuận như bạn bè. Khi được biết hảo ý của người bạn nhỏ, chú Mèo láu lỉnh đã kêu toáng lên thích thú. Sau đó Mèo được Chuột dặn thêm rằng:
- Anh chọn ngay một người bạn nào đó mà anh cho là đủ tư cách nhất rồi mời anh ta, nhân đó cũng báo cho anh ta chuẩn bị mời người khác nữa….
Mèo cẩn thận dặn Chuột:
- Tôi có tật hay mê ngủ, vậy đúng ngày lên Thiên đình anh nhớ đánh thức tôi kẻo quên nhé!
Rồi Mèo đi tìm Trâu là người bạn vẫn thường ngày cày ruộng ở gần nhà Mèo. Sau khi nghe nói xong Trâu gật đầu ngay:
- Tốt quá, tôi sẽ tìm một người bạn nối khố của tôi là anh Hổ, anh ấy oai dũng lắm!
Vốn là bạn thân lâu năm, Hổ nghe nói rất cảm động trước tình bạn và nghĩa cử cao cả của Trâu. Hổ mau mắn nói:
- Tôi có người bạn nhỏ trong rừng rất hiền lành dể thương, đó là Thỏ, tôi sẽ mời anh ta.
Tất nhiên là Thỏ ta khoái chí vô cùng, nó liền đi mời ngay một người bạn khá ly kỳ, thường hay lui tới uống nước ở một con sông lớn, đó là bác Rồng. Rồng là con vật suốt ngày bay lượn trên không và hay qua lại cung của Ngọc Hoàng, nên cũng hay biết chuyện này, bác Rồng nói:
- Tôi hay tin này từ các tiên nữ nhưng vì Chuột được Ngọc hoàng tin giao nên tôi đang chờ, vừa lúc anh tới báo. Được, tôi rất vui lòng nhận lời và tôi sẽ giới thiệu tiếp một người bạn của tôi.
Bạn của Rồng chính là Rắn, một dòng họ xa. Khi đươc báo tin, Rắn mừng rơn và đi tin ngay cho anh Ngựa là chỗ láng giềng được biết. Ngựa còn khoác lác:
- Hèn chi tôi năm mơ thấy mình được thăng quan, quả đúng thật. Được, tôi sẽ chọn một người bạn nữa xứng đáng.
Và chú Dê, bạn của Ngựa đã được giới thiệu vào danh sách. Rồi Dê nhớ ra rằng có một anh bạn thông minh hay ăn trái cây, đó là chú Khỉ, con vật vẫn tự xưng là “Hầu vương”, rồi anh ta bốc đồng khi được tin:
- Biết ngay thế nào Ngọc hoàng cũng sẽ cần đến mình, “Số trời” đã định rồi…
Bốn chân bốn cẳng, Khỉ chạy đi báo cho Gà, rồi Gà bay đi tìm Chó vốn là bạn cùng sống trong nhà với nhau. Thế là đủ số 12 con. Mùa đông cũng vừa hết, ngày xuân đang về… cả 12 con vật không ai bảo ai tự động cùng tới Thiên đình. Chỉ tội nghiệp cho con Mèo có bệnh ngủ quên, lại gặp người bạn Chuột xảo quyệt, ích kỷ nên tới ngày mà Chuột chỉ đi một mình. Trên Thiên đình, Ngọc hoàng điểm danh thấy chỉ có 11 con, Ngài nổi giận, còn Chuột thì chống chế:
- Tôi có báo cho Mèo nhưng nó quá mê ngủ nên không đi…
Ngọc hoàng phán:
- Được rồi, bỏ Mèo ra! Ta sẽ phái người xuống trần, trên đường đi hễ gặp bất cứ con vật nào thì cho thế chỗ của mèo.
Tướng nhà Trời y lệnh đi ngay. Gặp anh Heo lúc đang bị những đồ tể khiêng đến lò sát sinh. Tướng trời quát:
- Cho nó theo ta về chầu Ngọc Hoàng!
Chú Heo được đưa tới Thiên đình thì lúc này lại đang xảy ra một vấn đề trong việc chia ngôi thứ: Con vật nào sẽ đứng đầu. Nếu căn cứ vào “thành tích”và vóc dáng thì các con như Rồng, Cọp, Trâu, Ngựa phải được chọn. Nhưng để tránh sự cãi cọ lôi thôi, Ngọc Hoàng phán:
- Ta sẽ mở một cuộc thi do Hằng Nga làm giám khảo. Tất cả các ngươi hãy chạy thi từ đây đến Cung Quảng (chỗ ở của Hằng Nga) nếu con nào đến đích trước sẽ được đứng đầu bảng. Các con đứng sau theo thứ tự mà phân ngôi.
Cuộc thi diễn ra vô cùng hào hứng. Các con Cọp, Ngựa, Trâu ỷ sức mình nên lúc đầu cho qua, không ngờ những con vật nhỏ đã cố gắng vượt lên… chỉ có Trâu là vẫn giữ được vị trí hàng đầu. Khi về gần tới mức không ngờ chú Chuột ranh mãnh đã nhảy lên ngồi trên lưng Trâu từ hồi nào, liền nhảy phóc xuống và phóng nhanh qua lằn mức đến, giành vé đầu tiên. Trâu hậm hực phản đối nhưng đành thua vì điều lệ không ghi rõ phương thức cụ thể. Vừa lúc đó Mèo xuất hiện và khiếu nại:
- Tôi có tên trong danh sách, tại sao không được dự thi?
Ngọc Hoàng từ chối, nhưng Hằng Nga tâu:
- Thưa Ngọc Hoàng, để được lòng cả hai thần nghĩ nên nhận Mèo. Bên Cung Quảng hiện thiếu một người canh giữ nên thần muốn xin…
Ngọc Hoàng hiểu ý gật đầu:
- Được, ta chấp nhận để khanh tự chọn lấy một con trong số này về giữ Cung Quảng.
Thấy Thỏ trắng dễ thương nên Hằng Nga liền chọn Thỏ. Thế là danh sách bị khuyết và Mèo dĩ nhiên được “đặc cách” tuyển vào cho đủ số 12 con vật theo thứ tự: Chuột, Trâu, Cọp, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó và cuối cùng là Heo.
Việc phân chia như vậy đã xong và 12 con vật ấy trở thành “12 con giáp” của người trần gian cho đến ngày nay
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội


Quay về Văn hóa Nhật Bản

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.1 khách.

cron