Nhập học, bài của Ms Nguyễn Thu Hà VOV

Tập hợp các bài báo liên quan đến thành viên,lĩnh vực hoạt động của CLB

Nhập học, bài của Ms Nguyễn Thu Hà VOV

Gửi bàigửi bởi admin » 07 Tháng 6 2013

“Majin Bu, hôm nay là buổi học đầu tiên đấy, nhanh lên con!”
Bé Sơn, con trai tôi, 6 tuổi, với nickname “Majin Bu” (nhân vật trong bộ truyện tranh Nhật nổi tiếng Bảy viên Ngọc rồng) dường như không nghe thấy tiếng tôi, vẫn uể oải nhai miếng bánh mì và nhấm nháp ngụp sữa. Tháng 4, hoa anh đào nở trắng cả vùng. Đường tới trường không khí thật trong lành. Gió mơn man khẽ đung đưa những chùm hoa anh đào. Bé Sơn bước lẫm chẫm, đầu đội mũ vàng dành cho học sinh tiểu học, lưng đeo chiếc cặp sách vuông quá to so với khổ người. Bé chớp chớp mắt, ngước nhìn cánh hoa mỏng nhẹ bay xuống thảm cỏ xanh rì. Trường tiểu học Uehara đây rồi. “Mẹ ơi, trường có sân bóng, thích quá!” - Bé reo lên, gương mặt rạng rỡ.

Bàn chân nhỏ của bé Sơn vừa chạm cổng, một cậu bé trong bộ đồng phục học sinh lớp 5 thoăn thoắt bước ra, cầm lấy tay bé Sơn: “Anh là Nishimura, rất vui được đón em dự lễ khai giảng”.
Lễ khai giảng đầu năm học mới của trường tiểu học Uehara diễn ra giản dị mà trang trọng. Các anh chị lớp 5 xếp thành hàng dọc ngay ngắn đón từng em lớp 1. Từng đôi, từng đôi học sinh cũ và mới nắm tay nhau, từ từ tiến vào hội trường trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt các thầy cô giáo và học sinh. Số học sinh lớp 1 nhập học năm nay là 11 em, trong đó duy nhất bé Sơn là người nước ngoài. Mặc dù chưa kịp mua đồng phục học sinh nhưng bé Sơn vẫn được mời đứng vào vị trí trung tâm, giữa các đại biểu tí hon trên sân khấu trường tiểu học Uehara ngày khai trường.
Dàn kèn đồng nổi lên cùng tiếng piano thánh thót, giai điệu Quốc ca Nhật Bản vang lên. Hàng trăm ánh mắt trang nghiêm hướng về Quốc kỳ Nhật Bản nền trắng in hình mặt trời đỏ. Riêng bé Sơn ngước đôi mắt thơ ngây lạ lẫm nhìn khắp quanh hội trường. Hình như trong phút giây đó, bé đang muốn tìm về hình ảnh, tiếng nói thân thuộc tại ngôi trường quê hương Việt Nam.

Mấy ngày sau, tôi được mời dự giờ lên lớp của thầy giáo tên là Yuasa. Trong không gian rộng chừng 30m2, giá sách, giá treo cặp, tủ đồ dùng học tập... tất cả đều được xếp ngăn nắp, gọn gàng. Đặc biệt là tranh tường, hoa trang trí lớp, khẩu hiệu học tập, đồ chơi... đều được làm từ chính bàn tay của các thầy cô giáo, các anh chị học sinh lớp trên tặng các em học sinh mới vào trường. Giờ lên lớp, ngoài giờ học quốc ngữ, toán, nhạc... thì các em học theo nhóm, tự do tranh luận theo hình thức vừa học vừa chơi.

Bài giảng của thầy Yuasa khá hài hước, luôn so sánh cho học sinh dễ hiểu. Có hôm thầy tới tận nhà để bàn về việc bố trí giáo viên trợ giảng riêng tiếng Nhật, về kết quả kiểm tra sức khỏe của bé Sơn sau khi tới Nhật... Khi về thầy không quên tặng chiếc máy bay giấy thầy tự gấp. Bé Sơn cũng bi bô vài câu tiếng Nhật đáp lại tấm lòng của thầy.

“Học mà chơi, chơi mà học” là khẩu hiệu của trẻ em Nhật Bản khi tới trường. Ở trường, bé Sơn và các bạn tự trồng cà rốt, khoai tây, rau xanh... Những củ khoai, cà rốt còn non bé xíu, không mập mạp như hàng bán trong siêu thị nhưng là kết quả quá trình lao động, học hỏi của tập thể các bạn nhỏ.
Nền giáo dục đầu tiên của Nhật Bản ra đời vào thế kỷ 8 (năm 701). Thời đó có những lớp học dành riêng cho quý tộc và võ sĩ. Bước vào thời Edo (thế kỷ 17), Nhật Bản đã có trường học dành cho dân thường. Cho đến thời Minh Trị (thế kỷ 19) nền giáo dục cận đại của Nhật chia thành các bậc cơ bản: Tiểu học, Trung học và Đại học. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1947), Nhật Bản chính thức thực hiện hệ thống giáo dục 6-3-3-4, có nghĩa là trẻ em 6 tuổi bước vào bậc Tiểu học 6 năm, 3 năm học cấp hai, 3 năm học cấp ba và Đại học là 4 năm. Trẻ em mới sinh cho đến 12 tuổi được hưởng chế độ trợ cấp Chính phủ. Học trường công được miễn học phí và tiền sách vở. Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi được hưởng một khoản trợ cấp khoảng 10.000 yên/tháng (2.500.000 đồng). Hiện nay, Nhật Bản có hơn 22.000 trường tiểu học trên toàn quốc. Chính phủ Nhật luôn coi giáo dục tiểu học gắn liền với giáo dục gia đình là mấu chốt để xây dựng thế hệ tương lai cho đất nước. Bộ Văn hóa Giáo dục Nhật Bản đã đề ra 8 nội dung phương châm phát triển nền giáo dục tiểu học là:

- Giáo dục kiến thức, kỹ năng cơ bản về ngôn ngữ, toán học...
- Giáo dục kỹ năng, kiến thức cơ bản về ăn, mặc, ở và giao tiếp xã hội.
- Giáo dục tinh thần độc lập, tự chủ, quan hệ giữa cá nhân và quan hệ với cộng đồng.
- Giáo dục tinh thần hợp tác quốc tế, xu hướng phát triển quốc tế.
- Giáo dục cách xử lý, chắt lọc các quan hệ cần thiết trong cuộc sống.
- Giáo dục cách quan sát và xử lý một cách khoa học các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống.
- Rèn luyện thói quen, tập quán, truyền thống hướng tới cuộc sống an toàn, hạnh phúc cả về thể chất và tinh thần.
- Giáo dục kiến thức cơ bản về nghệ thuật, âm nhạc hướng tới cuộc sống tinh thần phong phú.
Chuông reo. Một ngày mới của bé Sơn lại bắt đầu. Rất nhanh nhẹn, bé bật dậy đánh răng rửa mặt, thay quần áo, ăn sáng, đeo cặp, đội mũ.
“Chào mẹ, con đi học ạ!”

Như chú lính tí hon thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ quân sự, bàn chân bé Sơn tự tin rảo bước trên con đường nhỏ. Chiếc mũ nhấp nhô điểm chấm vàng rực rỡ trên nền xanh mướt của hàng cây ven đường. Một ngày mới tại trường tiểu học Uehara, bé Sơn sẽ có thêm nhiều niềm vui mới, kiến thức mới và trải nghiệm mới.
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Nhập học, bài của Ms Nguyễn Thu Hà VOV

Gửi bàigửi bởi admin » 07 Tháng 6 2013

息子の小学校入学
 私は、息子のソンをベトナムから呼び寄せた。ソンが、初めて日本の学校に行くことになった。ソンのニックネームは“魔人ブウ”。

「魔人ブウ、今日は学校に行く初めての日ですから、早くね」
ソンは、私の呼びかけを何とも思わず、ゆっくりパンを食べ、ミルクを飲んでいる。
4月、桜の花が咲き乱れ、空気は新鮮できれい。桜の花が舞い散る中を、私はソンを連れて上原小学校に行った。ソンは黄色い帽子をかぶり、大きな四角いカバンをかけ、短い足で一歩一歩ずつ歩んだ。学校に着くと、
「お母さん、ここはグラウンドもあり、大好き」
笑顔で楽しいそうに叫んだ。

ソンくんが学校の門を入ると、制服を身にまとっている上級生の男子生徒がやって来て、ソンの手を優しく握り、「僕は西村といいます。あなたが学校の始業式参加できることをとても嬉しく思っています」とあいさつをした。
上原小学校の始業式は、荘厳な雰囲気に包まれていた。上級生たちはきちんとした列を作り、新一年生を一人一人迎える。上級生と新一年生の生徒はそれぞれ手を握ながら、みんなの拍手に包まれて、会場を進む。今年、上原小学校の新一年生は11人、ソンは唯一の外国人だ。ソンは制服を買う時間がなかったので、普通の服を着ている。ソンは新一年生の真ん中に立っている。

ピアノと楽器の演奏に乗って、日本の国歌が流れる。会場のすべての目は日本の国旗に向いている。ソンくんはあどけない目で会場全体を見回している。多分、ソンは母国ベトナムにある学校の姿と音声を思い出していたのだろう。
校長と上級生のあいさつが行われ、入学式は終わった。生徒たちは自分の教室に入っていった。教室での席は決められていて、ソンも自分の席に座る。机には鉛筆や教科書、ノートブックなどがきちんと並べられていた。担任は、湯浅先生、湯浅先生は小柄の人で、メガネをかけている。湯浅先生はソンくんの傍に来て、ソンくんの肩を優しく叩きながら「がんばってね」と言った。

入学式を終えて、次の日から、ソンの新しい日課が始まった。朝、目覚ましのベルが鳴ると、ソンは早速起きて、衣服を着て、歯を磨き、朝食を取り、カバンをさげて帽子をかぶり、出かけていくようになった。
「お母さん、学校に行くよ」
ソンは、軍事行進をする義務を厳格に実施する小さな兵隊い兵士のように、小さい足を精一杯動かして、急いでいくような足取りで学校に行く。黄色い帽子は並木の緑の中でよく目立っていた。

数日後、私は湯浅先生に招かれ、学校に行った。30平米の教室の中で、本棚、生徒の学習器具などがきちんと並べられていた。壁に貼られている絵やポスター、置かれている造花やおもちゃなどは、先生と学校の生徒たちが手作業で作ったものだ。授業を見ると、生徒たちはグループを作って勉強していた。湯浅先生の教え方はユーモアがあり、生徒がわかりやすい様に教えていて、チーズの形を取った串(ロッド)を使って、算数を勉強していた。また、湯浅先生は自宅まできてくれて、外国人の生徒向けの日本語教育プログラムがあることを教えてくれた。帰る時、ソンは、先生からお手製の紙飛行機をプレゼントもらうと、「ありがとう」と日本語でお礼を言った。

ソンの勉強方法は、“遊びながら勉強しちゃおう”だ。ソンは、友達といっしょに学校の庭でニンジンや、ジャガイモなどの、野菜などを植えた。こうして植えられたニンジン、ジャガイモは、やがて収穫された。スーパーマーケットで売られているものと比べると小さくて、ぶかっこうなのだが、子供たちによる自分の労働の成果であるから、貴重なものである。さらに、子供たちはサツマイモの皮を剥いてはも小さく切って、肥料として加工したりした。ソンは、こうして上原小学校で新しい楽しみと新しい知識を身につけていった。

Nguyen Thu Ha VoV
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội


Quay về Bài báo,bài viết của khách về HDV, về CLB, về người ACE hay gặp

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.7 khách.

cron