Ghi chép du lịch hè 2013 : Quan Lạn (Mr A)

Tập hợp các bài báo liên quan đến thành viên,lĩnh vực hoạt động của CLB

Ghi chép du lịch hè 2013 : Quan Lạn (Mr A)

Gửi bàigửi bởi alexaphamvan » 05 Tháng 6 2013

Ghi chép du lịch Quan Lạn ( Vân Đồn, Quảng Ninh) hè 2013 ( Đồng môn của VŨ THAI CHÍNH ,PHẠM VĂN A và NGUYỄN VĂN HOAN )

Chúng tôi là những người đã và sắp nghỉ hưu. Mr Chính không dưới một lần nói trên xe rằng: có 3 loại hưu - hưu trí, hưu trâu và hưu chó. Ms Hồng còn bổ sung thêm rằng có loại hưu nữa, đó là hưu hắt.

Hưu Trí là những người nghỉ với đúng nghĩa là nghỉ. Nghỉ để chơi, để du lịch, để thưởng thức hương vị cuộc đời mà suốt bao năm tháng mải làm chẳng được thưởng thức. Những đại diện khoá ta cho tầng lớp này phải kể đến Anh Hợp, và bạn HàC...
mo
Hưu Trâu là những người về hưu rồi vẫn còn cày, đó là bạn Chính và tôi ( A, người viết)...

Hưu Chó là những người nghỉ hưu nhưng suốt ngày giữ nhà, trông cháu nội, cháu ngoại.

Còn hưu Hắt như bạn Hồng bổ sung, đó là những người cô đơn, hưu quạnh. Còn như bạn Chính thì hưu này còn là những người thở hắt ra, sắp tìm đến thế giới bên kia.

Bỏ qua các loại hưu, chúng tôi tìm đến Hưu Trí.

13.45 ngày 31 tháng 5 chúng tôi lên xe vi vu về đất Hạ Long Quảng Ninh. Trên xe Mr Chính kể về năm tháng quân ngũ - 2 năm, 1983 và 1984. Chính nhập ngũ sau sự kiện biên giới 1979. Bạn ta đi đánh Tầu, đóng tại Hà Cối, nhưng chẳng bắn viên đạn nào. Ấy vậy mà nào là " Đồng Ngũ" ư, " cựu Chiến binh" ư.

Tôi chợt chạnh lòng, 18 năm Công An mà chẳng tổ chức nào. Sao Công An không "bắt chước" Bộ đội nhỉ? Sao không có tổ chức " cựu
Công an"? Nhân tiện anh Trần Đại Quang vốn học sinh E201, sao không thành lập tổ chức xã hội cho những người vốn là Công an? Chẳng phải cũng là dấu ấn của anh, thời đương chức.

Mr Trần Công Xã kể chuyện đã từng cùng với chuyên gia Nhật chui hầm lò. Ở Nhật đã có Di sản thế giới là hầm lò khai thác than. Tại sao Việt Nam không xây dựng hầm lò khai thác than thành những điểm tham quan du lịch? Kể ra khách tham quan ngồi xe goongf, chui vào hầm lò vừa tham quan vừa thử nghiệm cảm giác chui xuống dưới lòng đất, cách mặt đất tới vài trăm mét, chẳng phải là thử nghiệm thú vị hay sao?

Anh Hoan kể chuyện năm 1965, sinh viên các anh ấy đi nhặt than lấy tiền. Thời đó nhặt than mà tiền đã rủng rỉnh, thế mới biết những người làm về than, ai cũng giàu là phải.

Bạn Hà Thanh kể chuyện trinh sát lặn lội đi bắt tội phạm tổ chức vượt biên ở Quảng Ninh. Khó khăn lắm mới tiếp súc được với tội phạm thì tội phạm lại nói, nếu biết Công an Hà Nội thế này thì cứ để họ lên Hà Nội cho bắt để khỏi phải làm nhọc tấm thân ngọc ngà.

Bạn A ( tôi) ru ngủ mọi người bằng các bài thơ " không đi không biết". Chẳng hạn:

Đồ Sơn

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chả hơn đồ nhà
Đồ nhà bằng cái lá đa
Đồ Sơn bằng cái bàn là Liên Xô
*
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chả hơn đồ nhà
Đồ Sơn là của quốc gia
Đồ nhà là của ông bà ngoại cho.
*
Quê ông vốn ở Đồ Sơn
Mấy thằng nhăng cuội ví hơn ví bằng
Đồ Sơn trẻ đẹp ga lăng
Ngọt ngon con mắt, bằng trăm đồ nhà…"

Hay là:

"Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi rồi mới thấy cửa mình mở ra
Quân Tầu cho chí quân ta
Đi đâu cũng phải chui qua cửa mình
Xuất khẩu thì phải xuất tinh
Xuất tinh thì phải xuất qua cửa mình!

Chưa đi chưa biết Cửa Ông
Đi rồi mới thấy toàn mông với giò
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới thấy toàn giò với mông.

VÂN ĐỒN

Cô kia quê ở Vân Đồn,
Da cô thì trắng nhưng ...cô đen"...

Chẳng mấy chốc đã tới Hạ Long. Cứ tưởng lên xe mọi người tranh thủ làm giấc ngủ trưa, vậy mà chẳng ai ngủ.

Đón chúng tôi ở khách sạn Lecoq là Anh Sinh- phó Giám đốc Công an Quảng Ninh và các cán bộ cốt cán của Công an Quảng Ninh. Khách sạn Lecoq là khách sạn của Công an Quảng Ninh. Chỉ nghe tên khách sạn thôi cũng làm chúng tôi liên tưởng đến sự ảnh hưởng của anh Thực- Giám đốc Công an Quảng Ninh. Anh Thực vốn là học viên khoá 4 của trường E201, lớp Pháp. Hiện tại anh là Giám đốc Công an Quảng Ninh và là Đại biểu Quốc hội. Quốc hội đang họp, vậy mà anh Thực rất nhiệt tình phi về Quảng Ninh đón tiếp chúng tôi. Cuộc vui bằng tiệc lợn Mán với rượu Vodka được tổ chức ngay tại nhà hàng tầng 1 khách sạn Lecoq.

Tối đó chúng tôi được Công an tỉnh bố trí cho nghỉ tại khách sạn của các anh.

Bên ngoài khách sạn được sơn mầu xanh nhưng đã cũ kỹ nhưng trong phòng cũng rất sạch sẽ khang trang. Màu xanh là mộc, còn chữ Lecoq màu đỏ là hoả, mộc sinh hoả. Kể cũng khéo chọn màu

.Sáng hôm sau 1/6 chúng tôi chia tay Hạ Long đi Vân Đồn. Qua cầu Bãi Cháy, Hồng Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông chúng tôi tới Vân Đồn. Nhờ có anh Hải, đức phu quân của bạn Minh, công an Hà Nam liên lạc với anh bạn học An ninh cùng khoá, hiện là trưởng phòng Cảnh sát Đường sông Công an Quảng Ninh giúp đỡ. Chúng tôi rời xe đi tàu cao tốc Quang Minh, điện thoại: 0333993993 hoặc điện thoại di động: 0914346455, từ cảng Cái Rồng đi Quang lạn. Bình thường mỗi người mua vé 120.000 Đồng. Đi khoảng 1 tiếng tầu cập bến Đồng Hồ , xã Quang Lạn. Sau đó chúng tôi đi xe Tuktuk về trung tâm xã Quan Lạn.

Nếu theo biểu giá ghi trên xe Tuktuk thì giá xe là:
Bến Đồng Hồ - Trung tâm Xã: 15.000Đồng/người hoặc 75000 Đồng/ chuyến.

Quan Lạn là một hòn đảo nằm bên ngoài đảo Bản Sen. Đảo có 2 xã : xã Quan Lạn và xã Minh Châu. Con đường chạy dọc đảo theo hướng Bắc Nam dài khoảng 25 km. Các bãi tắm đều nằm ở phía Đông.

Có người thắc mắc Quang Lạn hay Quan Lạn. Chúng tôi đã vào thắp hương ở cả Đình, Chùa và Đền Quang Lạn. Nếu theo các chữ Hán ở đây thì phải gọi là Quang Lạn mới đúng. Quang ở đây là hào quang, là ánh sáng. Lạn ở đây là sáng lạn. Nhưng cũng có chỗ chúng tôi phát hiện có chữ Hán là Quan Lạn. Quan là quan sát chứ không phải là vua quan. Có lẽ người ta đọc là Quan Lạn cho dễ đọc, dễ nói.
Vì vậy là Quang Lạn cũng được, hoặc Quan lạn cũng được.

Đình Quang Lạn được xây dựng thời hậu Lê (khoảng thế kỷ 17), là ngôi đình duy nhất thờ vua Lý Anh Tông - người đã có công lập ra thương cảng Vân Đồn năm 1149. Đây là ngôi đình cổ đẹp, được dựng công phu bằng gỗ mần lái, được chạm khắc tỉ mỉ, công phu, đường nét tinh tế và chau chuốt. Trải qua mấy trăm năm, những cây cột gỗ mần lái vẫn còn nguyên vẹn, không hề bị mối mọt.

Phương tiện đi lại ở đây là xe Tuktuk. Đây là loại xe giống xe Lambro của miền Nam ngày trước. Xe Tuktuk của Laos, Campuchia... là loại xe do xe máy kéo, mà hiện nay ở các vùng nông thôn Việt Nam hay dùng để kéo lúa, chở nguyên vật liệu. Còn xe ở đây là loại xe nhập khẩu từ Trung Quốc, đầu là xe máy, thùng xe có cầu. Xe này có cả số lùi. Chúng tôi cũng chợt liên tưởng với nhau ngay trên sân nhà những đồ không đến nỗi khó khăn về mặt kỹ thuật như xe Tuktuk chúng ta cũng phải nhường cho Trung Quốc.

Chúng tôi về nhà nghỉ, theo kiểu homstay. Mr Chính cho biết nhà nghỉ có giá phòng là 550.000 Đồng/ phòng. Theo bà chủ, nhà nghỉ ở đây đắt do giá điện rất cao, 17.500 Đồng / số. Điện lưới Quốc gia chưa tới đảo. Xã có máy phát, phát từ 7.00 tối đến 11.00 đêm. Các nhà nghỉ , khách sạn phải có máy phát riêng để chạy điều hoà. Hằn nào mà giá phòng đắt hơn đất liền gấp đôi.

Đêm cuối cùng muỗi đốt không ngủ được, tôi trùm một chiếc chăn mỏng để xem muỗi có làm gì được không? Nhưng rồi lại phải chui đầu ra vì khó thở. Nhìn lên trần nhà thấy cái màn người ta đã mắc sẵn. May quá. Và tôi đã làm một giấc đến tận sáng. Phòng trống hơ trống hoác, cửa sổ không kính, lấy rèm làm kính. Hai phòng chung nhau một toilet, sáng ra hoặc đi tắm biển về, đợi toilet dài cả cổ. Đối diện là khách sạn Ann mới xây, tương đương khách sạn 3 sao, giá đắt hơn 50 ngàn nhưng tiếc đã kín cả.

Chiều chúng tôi thuê Tuktuk đi bãi biển Minh Châu cách trung tâm xã Quan Lạn 11km, mất 25 phút. Đây cũng là thử nghiệm thú vị. Có đi đến đây mới biết toàn cảnh đảo Quan Lạn. Đường đi Minh Châu đang xây dựng nên xe cứ nhẩy chồm chồm, khỏi tốn tiền đi masage. Nhà nước đang đầu tư vào biển đảo, khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của ta trên biển. Chúng tôi thấy đây là chủ trương đúng. Một khi đi lại giữa đất liền với biển dễ dàng, khoảng cách đất liền với biển đảo không còn xa vời nữa thì chủ quyền của chúng ta sẽ càng được khẳng định chắc chắn. Bãi biển Minh Châu cát mịn, nước biển trong, sóng nhỏ thậm chí còn nhỏ hơn cả bãi Cháy vịnh Hạ Long. Bãi biển này thích hợp cho phụ nữ và trẻ em.

Sáng ngày cuối cùng 2/6 sau khi đi chợ, ăn sáng chúng tôi thuê xe Tuktuk đi bãi biển Quan Lạn. Từ trung tâm xã tới bãi biển khoảng cây số, ngược về bến tầu Đồng Hồ. Bãi biển này hoang sơ hơn bãi biển Minh Châu, sóng biển lớn hơn, như sóng ở Cửa Lò.

Những món ăn ngon phải kể đến Sá sùng sào lá lốt; con Ngón tay sào cần, hành Tây; cá Bống chiên giòn, chả Sứa chiên vàng...Rau muống luộc cũng rất ngon, bởi rau vừa giòn vừa ngọt. Khoai lang luộc cũng rất tuyệt vời. Khoai ở đây vừa ngọt, thơm lại có vị mặn của biển mà chẳng nơi nào có được. Chẳng thế mà chúng tôi còn sáng tác ra karaoke khoai. Đã có ai đã tham dự karaoke khoai chưa?

Vậy mà ăn uống chẳng đắt, 100.000Đồng/ suất. Đặc sản rượu ở đây là rượu ngâm con cầu gai và rượu Thanh mai. Uống rượu này với đồ biển quả là tuyệt cú mèo. Cả 3 bữa chính và 1 bữa phụ chúng tôi đều ăn ở nhà nghỉ Hùng Diễm, điện thoại : 0333877276.

Trên đường về nhận lời mời của bạn An, Chủ tịch hội đồng quản trị sân golf Chí Linh, chúng tôi ghé thăm sân golf được cho là sân golf đẹp nhất châu Á. An là học viên khoá 7 trường E 201, sau chúng tôi 1 khoá. Theo An kể sân golf này chỉ là 1/10 dự án lớn của An. Chúng ta có quyền tự hào cựu học viên E 201, làm chính trị cũng giỏi, kinh doanh cũng tuyệt vời. Trông cậu ta tướng tinh cũng bình thường mà sao giỏi thế. An cho chúng tôi đi tham quan sân golf, lại còn cho chúng tôi được tự mình trèo lên hái Vải. Nghe chị em nói lúc trèo hái vải, Khoa mặc quần soóc rộng ống...Chắc có phi vụ gì vui đáo để? An mời chúng tôi ăn tối, chiêu đãi tiệc hương vị đồng quê với gà đồi, cá hồ, canh cua...Mọi người lên xe ra về cứ suýt xoa một chuyến đi gặt hái quá nhiều thứ.

Một chuyến đi thú vị. Dù rằng tôi có là "hưu Trâu, hưu Chó hay hưu Hắt" nhưng tôi cũng muốn thỉnh thoảng trải nghiệm " hưu Trí". Mỗi một chuyến đi làm cho hội Đồng môn chúng ta gắn bó với nhau hơn. Hội Đồng chí, hội Đồng nghiệp, hội Đồng hương; kể cả hội cựu chiến binh...hằng năm đều tăng lên về quân số. Chỉ có hội Đồng môn cứ dần dần lại bớt đi về sĩ số. Thì tại sao ta không cùng " hưu Trí" để cuộc sống của ta thú vị hơn. Nhân đây cũng cầu mong sự tham gia đông đủ của các bạn, mỗi khi có dịp như thế này. Nếu không, quay đi quay lại con cháu chúng ta chẳng cho chúng ta bước ra khỏi nhà đâu, lúc đó tiền hàng đống thì " hưu Trí" cũng chỉ là ước mà thôi.

Xin cám ơn các bạn HàC, bạn Hoà, bạn Chính, bạn Thái và anh Hợp- những nhân tố tích cực cho sự gắn bó hội Đồng môn E 201. Hẹn gặp lại tại Vũng Tầu tháng 10 năm 2013.

Tác giả : Phạm Văn A , phó chủ tịch Hanoi JSG Club
Hình đại diện của thành viên
alexaphamvan
Guide mới vào nghề
Guide mới vào nghề
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: 04 Tháng 8 2012

Re: Ghi chép du lịch hè 2013 : Quan Lạn (Mr A)

Gửi bàigửi bởi chutich » 05 Tháng 6 2013

Những thông tin trong bài ký sự của mr. A sẽ là tư liệu tốt cho những ai muốn đi Quan lạn cùng tham khảo và những tình cảm gắn bó trong hội đồng môn chúng tôi sẽ là những kinh nghiệm nhỏ chia sẻ cùng mọi người . Xin cám ơn mr. A rất nhiều!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
chutich
Guide Pờ..rồ
Guide Pờ..rồ
 
Bài viết: 135
Ngày tham gia: 18 Tháng 2 2011

Re: Ghi chép du lịch hè 2013 : Quan Lạn (Mr A)

Gửi bàigửi bởi admin » 05 Tháng 6 2013

Hè năm nay chủ tịch dự tính cho a e đi Vân Đồn, phó chủ tịch và chủ tịch đi trước thế này, liệu về còn xây dựng chương trình đi Vân Đồn nữa ko? hay là đi tiền trạm đấy?
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội


Quay về Bài báo,bài viết của khách về HDV, về CLB, về người ACE hay gặp

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.5 khách.

cron