Những chàng hướng dẫn viên đảm đang

Xoay quanh về hướng dẫn viên chúng ta.

Những chàng hướng dẫn viên đảm đang

Gửi bàigửi bởi admin » 10 Tháng 9 2011

Sau khi đưa đoàn khách vào Trạm kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh tham quan một vòng, hướng dẫn viên du lịch Nguyễn Văn Dư tức tốc chạy xuống bếp trổ tài chế biến bữa trưa cho khách.

Hình ảnh
Dư đang nướng tôm cho khách - Ảnh: Trí Quang

"Tất cả mình phải lo từ A đến Z cho khách, kể cả chuyện ăn uống, chỗ nghỉ ngơi và an toàn tính mạng. Nói chung "gai" đảo phải đảm đang, cái gì cũng phải biết một ít"- Dư vừa thổi lửa nướng mấy con tôm cho khách vừa nói. Khuôn mặt anh chàng hướng dẫn viên 28 tuổi đỏ hửng và ướt đẫm mồ hôi. Quê gốc Hải Phòng, sau khi tốt nghiệp trường ĐH Mở Hà Nội, Dư lên Sapa làm hướng dẫn viên. Được 1- 2 năm, Dư lại "Nam tiến" và dừng chân ở Côn Đảo làm việc cho đến tận bây giờ. Công việc của một hướng dẫn viên du lịch nơi biển đảo có vẻ khó khăn hơn nhiều so với ở đất liền. "Làm việc ở đảo mình phải thích nghi nhiều thứ lắm, có khi cả ngày phải lênh đênh trên biển với khách, khách bơi hay lặn xem san hô mình cũng phải lặn theo để bảo đảm an toàn cho họ"- Dư tâm sự. Những ngày đầu làm việc ở Côn Đảo, do chưa quen với việc di chuyển nhiều trên biển nên Dư thường hay bị say sóng; đó là chưa kể việc ngâm mình hàng giờ dưới nước khiến anh chàng gần như tê cóng và bị cảm lạnh sau mỗi đợt lặn. Rồi khi du khách đang thư giãn dưới làn nước biển trong xanh thì Dư phải lo tìm chỗ mát để mắc võng cho khách tắm xong lên nằm nghỉ. Tuy nhiên, điều Dư gặt hái được sau những chuyến đi vất vả ấy là "càng ngày mình thấy tự tin hơn về ngoại ngữ nhờ đi tour nhiều với khách nước ngoài".

Áp lực là thế nên nghề hướng dẫn viên ở đảo gần như không dành cho phụ nữ. "Mới đầu mình không biết bơi và lặn, nhưng ra đây làm mình buộc phải học mới có thể trụ được với nghề. Giao dịch với khách Tây, 1.000 đồng cũng không được tính nhầm, nếu không người ta sẽ nhìn mình với con mắt khác và không có cơ hội nào nữa"- Hải Long, một đồng nghiệp của Dư cho biết. Tuy làm việc ở ngoài đảo xa xôi nhưng các "gai" trẻ ở đây vô cùng tự tin và luôn đùm bọc nhau cũng như hỗ trợ để cùng tiến bộ. Người biết nói tiếng Anh nhiều thì chỉ người biết ít. Vì di chuyển nhiều trên biển nên rất dễ xảy ra chuyện thất lạc đồ đạc, mỗi lần xảy ra sự cố như thế, hướng dẫn viên phải là người chịu trách nhiệm bồi thường. "Mình vừa làm mất bộ đồ lặn, coi như tháng này đi toi gần 1/3 tháng lương"- Sơn, một "gai" đảo kể với giọng nặng trĩu. Mỗi chuyến đưa khách dạo quanh các hòn, "gai" đảo như Dư hay Long, Sơn phải ôm đồm rất nhiều việc. "Gặp khách lịch sự, ít đòi hỏi và thông cảm thì không sao, nhưng lắm lúc gặp phải người khó tính thì tụi mình chạy toát mồ hôi luôn"- Long giãi bày.

Ngoại trừ những chuyến đi trên biển về trong ngày, hướng dẫn viên ở Côn Đảo còn phải ăn dầm nằm dề nhiều ngày ngay tại các hòn đảo cùng khách Tây để khám phá cảnh rùa đẻ. Nhưng vì rùa thường chỉ đẻ trứng vào đêm khuya - sau 24 giờ, nên để giúp du khách thấy tận mắt cảnh rùa lên bờ đẻ, họ phải thức trắng đêm tháp tùng khách đi khắp bãi biển.

Trí Quang
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Quay về Viết về Hướng Dẫn Viên

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.10 khách.

cron