Giới thiệu về nghề Hướng dẫn viên Du lịch

Xoay quanh về hướng dẫn viên chúng ta.

Giới thiệu về nghề Hướng dẫn viên Du lịch

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 10 Tháng 7 2011

I. Sự xuất hiện nghề hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) ở Việt Nam:
Đến nay chưa có tài liệu nào nói rõ nghề hướng dẫn du lịch xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ, song nếu đọc bài của nhà văn Nguyễn Đắc Xuân phỏng vấn công chúa Lương Linh con vua Thành Thái, em ruột vua Duy Tân là người từng làm HDVDL tại cố đô Huế, chúng ta có thể xem công chúa Lương Linh là HDVDL đầu tiên của Việt Nam và cho rằng nghề HDVDL ở Việt Nam đã có từ cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 này. Nhưng do hoàn cảnh và điều kiện lịch sử đất nước, đến nay du lịch mới có điều kiện phát triển và được coi là một trogn những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Với sự phát triển của ngành du lịch, các ngành chuyên môn đặc thù gắn liền với du lịch như nghề quản lí khách sạn, nghề bàn, buồng, bếp, lái xe, tiếp tân, hướng dẫn du lịch… có điều kiện ra đời và phát triển.

Vào những năm 1984-1985 toàn ngành du lịch Việt Nam chỉ có khoảng 150-200 HDVDL. Lúc bấy giờ hàng năm chỉ đón khoảng 15-20 ngàn khách du lịch tới thăm. Đến nay con số khách du lịch tới Việt Nam ngày càng tăng, đội ngũ HDVDL ngày càng đông đảo. Hiện nay nếu kể cả HDVDL chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp có tới hàng ngàn người với 1800 HDV được Tổng cục du lịch cấp thẻ làm HDV. Trong tương lai gần con số này sẽ tăng thêm rất nhiều lần.

II. Các quan niệm về HDVDL:
Chúng ta không thể nào tính chính xác được trong xã hội hiện nay có bao nhiêu nghề. nghề nào cũng có đặc điểm riêng của nó. Tuỳ thuộc vào mỗi chế độ xã hội, tầng lớp, giai cấp, người ta có những quan niệm khác nhau về một nghề cụ thể. Ví dụ: dạy học được coi là một nghề mô phạm, vì mọi cử chỉ lời nói, tác phong, ăn mặc của người thầy lúc nào cũng đĩnh đạc, mẫu mực. Nếu nói về khía cạnh vất vả thì có người quan niệm nghề dạy học là nghề bán cháo phổi.

Từ xưa đã có câu ca, ngạn ngữ nêu lên đặc trưng một số nghề theo quan niệm của xã hội đương thời như:
“Có phúc làm nghề thợ mộc, thợ nề
Vô phúc làm nghề thầy đề, thầy thông”

Cũng là nghề bán hàng nhưng xã hội đánh giá, bình phẩm hóm hỉnh:
“Thà nằm đất với cô bán hương
Còn hơn nằm giường với cô hàng mắm”
Còn nghề HDVDL thì sao? Hiện nay xã hội ta có những quan niệm về nghề này như thế nào?

Có người cho rằng chỉ cần biết dăm ba câu ngoại ngữ là có thể làm nghề HDVDL, là nghề nhàn hạ, chẳng có gì vất vả, đi làm như đi chơi, lúc nào cũng lên xe xuống ngựa, đi mây về gió (ý nói đi máy bay). Nghề hướng dẫn gần như nghề phiên dịch, chỉ cần giỏi ngoại ngữ là có thể làm HDV tốt hoặc có quan niệm cho rằng công tác của HDV gần giống như công việc của một cán bộ ngoại giao… Lại có ý kiến cho rằng đặc điểm nổi bật cùa nghề HDVDL là phải có hình dáng cân đối, đẹp (trai tài gái sắc) để hấp dẫn khách và là nghề dễ kiếm tiền…

Vậy đâu là chuẩn mực để đánh giá một cách khách quan về nghề HDVDL. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi ấy.

1) Ưu thế và sự hấp dẫn của nghề hướng dẫn:
a. Về mặt kinh tế, sự hưởng thụ:
HDV được trả tiền cao, ngoài tiền làm công việc hướng dẫn còn có tiền thưởng, tiền “boa”, v.v… Họ được ở trong những khách sạn sang trọng, thưởng thức những món ăn ngon.

b. Được chọn nơi làm việc:
Nếu không phải HDV chuyên nghiệp, họ được chọn nơi làm việc vào thời gian thích hợp theo nguyện vọng và sở thích của mình.

c. Hấp dẫn đối với mọi người:
Là trung tâm của sự chú ý, trước hết là của cả đoàn khách (có số khách 50-60 người), là chuyên gia có kiến thức sâu rộng ở các tuyến điểm du lịch.

d. Nghệ sĩ biểu diễn:
Người chủ của hàng loạt các kĩ năng, nhiều khi HDV như là một nghệ sĩ biểu diễn làm cho đoàn khách thán phục.

e. Nghề trẻ trung và làm say lòng người:
Nghề HD luôn làm bạn tươi trẻ và chính bạn làm cho người khác thoải mái, đem lại niềm vui cho nhiều người. Nghề HD gây ấn tượng mạnh mẽ và dễ làm say lòng người.

f. Được đánh giá cao:
Ở một số nước DL phát triển, nơi mà phương tiện giao thông đi lại, khách sạn cho du khách thuận lợi cho chương trình tham quan phong phú, tổ chức có nề nếp thì thành công của chuyến đi phụ thuộc từ 60-70% vào công tác HD.

g. Khả năng trở thành người có trọng trách, địa vị cao trong xã hội:
Nghề HD do đi nhiều, biết nhiều, có kinh nghiệm và từng trải nên nhiều HDV giỏi đã trở thành những người có trọng trách trong xã hội trong ngành DL.
Ngài Jimperler, chủ tịch hãng DL nổi tiếng New Bedford Paragon nhận xét: “Thật đáng ngạc nhiên và thú vị có biết bao nhiêu cựu HDV của chúng ta giờ đây đã là những luật sư nổi tiếng, giáo sư uyên bác của các trường đại học, các nhà lãnh đạo dầy tài ba của ngành DL”. Ở Việt Nam nhiều cựu cán bộ HDDL đã trở thành giám đốc, phó giám đốc các công ty, thậm chí đã có một người cựu HDV đã trở thành một trong những lãnh đạo của cả ngành DL Việt Nam.

Theo doancongvnm trên thongtindulichvietnam
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Giới thiệu về nghề Hướng dẫn viên Du lịch

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 10 Tháng 7 2011

muốn trở thanh một tourguide chuyên ngiệp trước tiên bạn cần phải:
có lòng yêu nghề
nhanh nhẹn, hoạt bát. linh hoạt trong cách sử lý tình huống
có khiếu khôi hài, nếu bạn biết hát cũng là một lợi thế rất tốt cho công việc hướng dẫn.
bạn phải học và am hiểu văn hóa, lịch sử của nước nhà.
có khả năng chịu đựng áp lực công việc cao, nhất là lại là một tourguide.
am hiểu ít nhất một ngoại ngữ.
có khả năng sắp sếp, thu vén công việc một cách khoa học.
biết quan tâm và chăm sóc khách, đối sử với họ như người nhà của mình.
bạn phải luôn luôn mang theo bên mình một cuốn sổ tay để cập nhật những thông tin mới, về tuyến, điểm tham quan. bên cạnh đó cũng phải luôn cập nhật những thông tin mới, nóng hổi về các lĩnh vực văn hóa-xã hội-chính trị - kinh tế của nước nhà và các nước trên thế giới. Điếu đó có nghĩa là bạn phải xem chương trình thời sự và đọc báo hàng ngày đó.
qua mỗi chuyến đi tour về, bạn phải biết tự kiểm điểm lại bản thân xem bạn đã làm được những gì và chưa làm được gì để rút kinh nghiệm cho những tour sau.
qua mỗi chuyến đi bạn cũng cần tạo cho mình những mối quan hệ với những HDV khác để học hỏi kinh nghiệm. làm quen với HDV địa điểm, tạo mối quan hệ tốt với các bác tài xế.
phải tập cho bản thân thói quen thức dậy sớm và làm việc đúng giờ giấc.
bạn nên tìm hiểu thông tin về khách sạn, nhà hàng, các loại bia, rượu điều đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đó.
nếu bạn là một người ở tỉnh, không có giọng nói chuẩn, thì bạn phải sửa lại ngay từ bây giờ.
có đức tính kiên trì, chịu đựng bạn mới có thể bình tĩnh điều hành du khách của mình và trả lời những câu hỏi của khách.
không nên có thái độ nóng nảy khi giải quyết công việc.
phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của khách lên hàng đầu.
đó là một vài những ý kiến của mình, hy vọng rằng bạn sẽ trở thành một người tourguide chuyên nghiệp. chúc bạn thành công!

theo khanaria trên thongtindulichvietnam
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Giới thiệu về nghề Hướng dẫn viên Du lịch

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 10 Tháng 7 2011

Chào các bạn,

Theo như bài bạn khanaria viết ở trên là rất đủ thông tin, các bạn có thể lấy làm thông tin để nắm bắt nên phải làm gì để trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp.
Làm một hướng dẫn viên chuyên nghiệp bạn có thể làm hài lòng được nhiều đối tượng khách hàng với đa quốc tịch, nhiều màu da với văn hóa và phong tục tập quán khác nhau. Bạn có khả năng làm vui lòng họ khi bắt đầu tour và làm vừa lòng họ khi kết thúc tour. Bạn gần như hoàn hảo, là một nhà đại diện, một phát ngôn viên chuyển tải những thông tin đủ chính xác tới khách hàng một cách thuyết phục. Ở một HDV du lịch cần hội tụ một phong cách tự tin, lạc quan, trách nhiệm, sự nhạy bén với nghề và cách xử lý linh hoạt với những tình huống trong nghề.
Nói chung nếu muốn vươn tới sự chuyên nghiệp đòi hỏi chúng ta phải vận động để vượt qua chính mình. Thành công nào có được cũng đều phải đổ mồ hôi thôi các bạn ạ...

Trân trọng,
Đoàn Mạnh Công
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Giới thiệu về nghề Hướng dẫn viên Du lịch

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 10 Tháng 7 2011

Điều làm nên thành công của HDVDL?

Chào các bạn,

Nếu các bạn có nhiều đam mê với nghề HDV du lịch và muốn trải nghiệm khám phá nghề hấp dẫn và không thiếu tai tiếng này thì không cần chờ đợi gì nữa hãy bắt đầu nhé các bạn. Trên đây là một bài tham khảo, hy vọng sau khi đọc xong bài viết dưới các bạn sẽ có những suy nghĩ và cách nhìn nhận sâu hơn về nghề này. Chúc các bạn thành công!

Một số khó khăn của nghề

Du lịch Việt Nam đang trong thời kì hội nhập. Cơ hội cho các bạn vào nghề rất nhiều nhưng sự sàng lọc cũng rất khắt khe, đòi hỏi bạn phải có đầy đủ các tố chất thì mới có thể làm việc tốt được.

Bạn sẽ phải thích ứng với những khó khăn của công việc này như đi nhiều, giờ giấc không ổn định, vắng nhà thường xuyên, có khi cả ngày lễ, tết cũng là một khó khăn cho các bạn. Khi lựa chọn nghề rồi thì bạn phải hy sinh theo đuổi nghề, có như thế nghề mới không phụ ta.

Nghề HDVDL khá thoả mái không nặng nhọc nhưng lại là nghề “làm dâu trăm họ”. Bạn phải lắng nghe tất cả ý kiến, góp ý từ khách du lịch dù đó là những lời phàn nàn, không bằng lòng về cá nhân hay công ty của bạn.

Điều làm nên thành công của HDVDL?

Bạn muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch trước hết bạn phải học qua những chương trình, khoá học về du lịch, để bổ sung kiến thức và kĩ năng cần thiết của một hướng dẫn viên. Những kiến thức này thực sự cần thiết, là nền tảng cho sự thành công của bạn. Ngay từ bây giờ khi còn đi học, bạn hãy định hướng cho mình và đeo đuổi nếu bạn thực sự yêu thích.

Yêu thích công việc đi liền với kiến thức chuyên môn, nó sẽ bổ trợ cho bạn trong quá trình làm việc. Bạn cũng phải có một vốn kiến thức về văn hoá, xã hội đủ để công việc của bạn diễn ra thuận lợi. Việc quảng bá hình ảnh và con người Việt Nam trên các phương tiện chỉ là một phần của du lịch Việt, ngoài ra những “đại sứ” đại diện cho Việt Nam trước bạn bè thế giới lại chính là các HDVDL.

Tự tin trong giao tiếp và ứng xử có văn hoá. Điều này là thực sự cần thiết. Bạn phải linh hoạt và tinh tế trong giao tiếp và ứng xử. Trong giây lát bạn không thể thấu hiểu từng người trong hàng trăm người được. Nhiệm vụ của bạn phải hết sức khéo léo để công việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Kỹ năng tổ chức các hoạt động, xử lý tình huống tại chỗ cũng góp phần làm nên thành công cho bạn. Khi bạn tổ chức các tuor thăm quan du lịch, bạn phải tìm hiểu về nơi đó để nói cho du khách nghe. Nhưng không nên nói nhiều quá mà nên có những tiết mục nhẹ nhàng xen lẫn để giải trí. Bạn tạo một không khí sôi động, vui vẻ bằng cách chơi các trò chơi nhỏ, các câu đố vui dí dỏm, làm cho du khách thêm phần hứng thú.

Vốn ngoại ngữ là điều không thể thiếu khi bạn muốn là một HDVDL. Khi giao tiếp đặc biệt là du khách nước ngoài, bạn phải lắng nghe được họ nói gì và nói lại với họ những điều mà họ muốn nghe. Có thể nói ngoại ngữ là thế mạnh của tất cả các ngành nghề không riêng du lịch. Thêm vào đó vốn xã hội cũng sẽ bổ trợ rất nhiều cho vốn ngoại ngữ của bạn. Kết hợp song song hai yếu tố này bạn sẽ thành công hơn trong công việc. Nếu bạn có thêm yếu tố ngoại hình, duyên dáng thì chắc chắn rằng bạn sẽ thành công ở cương vị của một hướng dẫn viên.

Kinh nghiệm làm việc giúp bạn không bị lung túng trước những tình huống tại chỗ. Bạn phải tỏ ra thật thông minh, nhanh nhẹn giải quyết công việc tạo cho khách tham quan sự yên tâm và tin tưởng bạn. Bởi vậy, trong quá trình đi học, bạn có thể đi làm thêm cho các công ty du lịch để tích lũy kinh nghiệm thực tế cho mình nhé.

Biết hy sinh những sở thích hay những thói quen riêng tư để tham gia hướng dẫn các đoàn khách. Bạn sẽ có những chuyến du lịch dài ngày hoặc ngắn ngày bên những người bạn mới mà phải xa gia đình. Nhưng đó cũng là một cơ hội để cho bạn cọ xát, giao lưu và trưởng thành đấy.
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Giới thiệu về nghề Hướng dẫn viên Du lịch

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 10 Tháng 7 2011

VẤT VÀ CÙNG THỬ THÁCH NGHỀ HƯỚNG DẪN :

Đối với nhiều người, HDVDL dường như là một nghề đáng mơ ước. Mơ ước đẹp đẽ đó rất có thể trở thành những giấc mơ hão huyền bởi các lí do sau:

a. Khó khăn về mặt gia đình:
Người HD ra đi với một chiếc va li trên tay, một cái gì đó của đời thường sẽ tan biến. Chẳng có gì phải nghi ngờ khi rất nhiều HDV đã không lập gia đình, những ai đã xây dựng gia đình thì lại phải rất tế nhị làm sao cho mối quan hệ của họ với gia đình được êm thắm bền vững, giữ gìn được hạnh phúc, nhất là khi ngườI HD vắng nhà trong một khoảng thờI gian dài.

b. Một nghề” lao động nặng”:
HDV phải làm một công việc với yêu cầu cao và cần có sức bền bỉ, tiền thưởng dù khá nhưng không phải lúc nào cũng dễ kiếm. Trên đường đi HDV phải đối mặt với khá nhiều căng thẳng, họ phải có trách nhiệm với cuộc sống của bao nhiêu con người, một trogn số đó lại đòi hỏi rất nhiều và khó tính, thời gian làm việc lại dài, ví dụ một ai đó gọi điện vào lúc 3h sáng, HDV lập tức phải đáp ứng ngay. Như vật trên thực tế khi đi với đoàn khách HDV luôn ở trạng thái làm việc 24h trong ngày.

Ở Bungary là nước có ngành du lịch phát triển, 60% thu nhập quốc dân là từ DL, coi nghề HD là nghề lao động “nặng”, vì HDV phải lao động trong điều kiện hết sức vất vả. Đi cùng đoàn khách thực hiện chuyến tham quan du lịch, trong khi khách nghỉ ngơi vãn cảnh thì HDV phải làm việc, giới thiệu về tuyến điểm tham quan đó bằng ngôn ngữ của khách DL.

Các bạn thử tưởng tượng, một người luôn phải sử dụng ngôn ngữ nước ngoài để diễn đạt lượng kiến thức rất đa dạng, truyền đạt sao cho khách nghe một cách say sưa, hào hứng, đó quả là một công việc mệt nhọc, căng thẳng về thần kinh và trí tuệ. Công bằng mà nói thì công việc này không phải ai cũng làm được.

HDV luôn cùng khách đi trên hành trình dài, có khi tới hàng ngàn km, bằng ô tô, máy bay, tàu thuỷ… với thời tiết có lúc rất khắc nghiệt, có chuyến đi xa gia đình hàng tháng trời. Có HDV đã cùng du kháchthực hiện cuộc DL leo núi, lội sông, vượt đèo, lội suối… như vậy rõ ràng nghề HDV đâu nhàn hạ như một số người quan niệm.

Về mặt tâm sinh lí đòi hỏi HDV phải có sức chịu đựng dẻo dai, kiên trì bởi có những buổi đón khách DL ở sân bay, nhà ga, bến tàu đến phát mệt.

c. Nghề làm dâu trăm họ:
HDVDL gần như là nghề làm dâu trăm họ. Như các bạn đã biết, đối tượng phục vụ của HDVDL không chỉ là khách trong nước mà còn là khách nước ngoài. Có thể hôm nay gặp đoàn khách dễ tính, ít đòi hỏi, HDV làm việc thư thái hơn. Nhưng có thể ngày mai sẽ gặp đoàn khách quốc tịch khác mà đòi hỏi, yêu cầu, sở thích của họ hoàn toàn khác và có thể rất khó tính, HDV phải có nghệ thuật làm cho đoàn khách thoải mái, vui vẻ, hài lòng với những HD của mình. Đây không phải là chuyện đơn giản. Đoàn khách DL nước ngoài có ấn tượng tốt đẹp sau chuyến đi đối với đất nước mà khách tham quan hay không, điều này phụ thuộc vào trình độ của HDV. Trong khi đó các công việc của HDV không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió. Có đoàn khách chỉ vì lí do vu vơ nào đó như việc bố trí khách sạn, phương tiện ô tô, món ăn đặt không đúng yếu cầu… đều trút lên đầu HDV, xúc phạm HDV…

d. Khả năng chán việc:
HDV phải cân nhắc về một thông tin thường là vài lần trong một ngày, câu hỏi mà họ nghe thấy có thể đã được dự đoán trước. Điều hết sức quan trọng là đôi khi họ phải “giả vờ” ngạc nhiên cùng du khách về đối tượng tham quan nào đó. Một HDV cho biết đã không thể hiện cho khách biết đã nghe các loại câu hỏi của du khách về một chủ đề nào đó không biết đã bao nhiêu lần rồi.

Một vấn đề đáng quan tâm là liệu ngành khoa học công nghệ có thể làm cho người HDV trở nên “thừa” không khi ở một số điểm tham quan, khách du lịch có thể thuê máy nghe vừa tham quan vừa nghe những lời giới thiệu đã được ghi âm sẵn. Ở các điểm tham quan khác, ngay sau khi bước vào phòng, du khách đã được nghe bài giới thiệu và hình ảnh đã được ghi sẵn do hệ thống máy móc điều khiển. Mặc dù vậy nghề HDV sẽ không bao giờ thiếu được vì họ biết biến cuộc tham quan mang dấu ấn của mình mà không máy móc nào có thể làm được vì máy ghi âm không thể trả lời cho những thắc mắc của du khách. Tuy vậy một số người vẫn phân vân rằng, liệu ngành khoa học công nghệ có tiếp tục đe doạ sự tồn tại của nghề
HDVDL nữa hay không.

theo doancongvnm trên thongtindulichvietnam
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn


Quay về Viết về Hướng Dẫn Viên

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.5 khách.

cron