Định nghĩa nghề HDV du lịch(Trần Thị Trang Thư Vietravel)

Xoay quanh về hướng dẫn viên chúng ta.

Định nghĩa nghề HDV du lịch(Trần Thị Trang Thư Vietravel)

Gửi bàigửi bởi admin » 26 Tháng 12 2012

Có bao giờ bạn tự hỏi trong cuộc đời mình rằng:”Sao mình không làm công việc khác mà là công việc HDV DL này?và bạn nghĩ sao,định nghĩa sao về Nghề nghiệp của chính mình?

Bước qua năm thứ mười bảy trong nghề tôi mới thật sự dần hiểu ra điều Thầy tôi đã định nghĩa về Nghề HDVDL này rằng:

-HDV là một đại sứ,là hình ảnh của một đất nước trong mắt du khách nước ngoài.
-HDV là người bạn đường của khách chứ không phải đơn thuần là người dẫn đường.
-HDV là người thuyết minh, truyền đạt nhưng không phải là một cô giáo hay thầy giáo.
-HDV như người thân của khách nhưng không phải là là người nhà của khách.
-HDV là người phục vụ chứ không phải là người kẻ cả ….


Bạn nghĩ sao về định nghĩa trên?
Và bạn là người HDV phải đứng giữa trong những ranh giới đó,vậy liệu điều đó có dễ dàng thực hiện không?

Trần Thị Trang Thư (Vietravel) theo saigonjsg
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Định nghĩa nghề HDV du lịch(Trần Thị Trang Thư Vietravel)

Gửi bàigửi bởi admin » 26 Tháng 12 2012

-HDV là một đại sứ, là hình ảnh của một đất nước trong mắt du khách nước ngoài:

Điều này ai cũng hiểu mà không cần diễn giải ở đây.Chính tính cách,sự nhiệt tình trong công việc phần nào nói lên tính cách dận tộc Việt trong mắt du khách.
Điều tôi muốn nói ở đây rằng, có nhiều quan điểm được đưa ra:
”Khách này kẹo quá nên không cần phải thuyết minh nhiều làm gì”
Hay từ Trang phục,tóc tai, mặc sao cũng được,càng giống Nhật thì càng hay hay không?Ăn thua ngoại ngữ chứ ăn mặc sao cũng được,bạn có đồng ý điều đó không?

Riêng tôi rất khâm phục chị Ming Phượng (xin lỗi vì nhắc tên Chị ở đây),Vì hình ảnh chị đón sân bay trong chiếc áo dài truyền thống đã nói lên tinh thần cố gắng muốn giới thiệu bản sắc dân tộc Việt.Chiếc áo dài chị mặc dẫu không thon thả như thời xuân sắc nhưng Chị vượt lên cả chính mình,điều đó thể hiện Chị yêu nghề nhiều lắm,ý thức tinh thần dân tộc luôn đong đầy trong tâm hồn Chị. chắc chắn khách rất vui vì được Chị trang trọng đón họ bằng chiếc áo dài dân tộc Việt.

Chiếc nón lá và tà áo dài là biểu trưng văn hoá Việt không lẫn vào đâu được nên tôi rất thích khi thấy Ms.Lan và nay nhiều bạn nữ HDV khác nữa đội chiếc nón lá khi đi đoàn…một nét văn hoá còn sót lại ,thật hiếm hoi nhìn thấy giữa đời thường trong chính văn hoá đất nước mình…hình ảnh rất nhỏ nhưng lại là nét thật đẹp,chắc bạn không để ý đến điều đó.Còn tôi thì thực sự chưa vượt qua nỗi mặc cảm tự ti về hình thể của mình,điều đó có nghĩa tôi bỏ sót một nét văn hoá …một nét rất riêng của Việt Nam.

-HDV là người bạn đường của khách chứ không phải đơn thuần là người dẫn đường:

Bạn có đồng lòng với ý kiến cho rằng:HDV tiếng nhật rất sướng vì khách Nhật không cần phải thuyết minh, họ chỉ thích lên xe ngủ thôi???

Người dẫn đường thì chỉ đơn giản là dẫn đoàn đi đến nơi về đến chốn, không cần phải cất tiếng chuyện trò,.Nhưng là HDV lại khác,phải là người bạn đường của khách, cùng chuyện trò,quan tâm, thăm hỏi ,nhạy bén nắm bắt tâm lý khách để sắp xếp thời gian hợp lý khi nào trò chuyện ,khi nào giữ không gian yên lặng để khách nghỉ ngơi.Đặc biệt HDV không thể để thời gian “chết”trên xe., HDV phải cần biết sắp xếp đề tài nào mình cần nói, nói ở khúc đoạn đường nào..vv. tuỳ từng đoàn mà lựa đề tài nói cho phù hợp.

VD: tuyến Mỹ tho:nếu mình chỉ cho khách biết đây là :cây xoài, cây chuối ,cây nhãn…thanh long vv…thì mình chỉ dừng lại là người dẫn đường mà thôi.Nếu mình phân tích kỹ hơn:thế nào là thanh long hai da,còn cây chuối, có bao nhiêu loại chuối, sau khi đốn cây người dân sử dụng thân cây chuối làm gì? còn cây dừa,từ cây đến rễ công hiệu trị bệnh hay giá trị kinh tế của nó như thế nào? Con sông Mekong và cả hành trình sống chung với lũ của ĐBSCL ra sao,có ba lý do mà người nông dân chờ lũ.vv….thì đó mới là người HDV DL.Với tôi không phải đoàn nào cũng ngủ bởi bên cạnh người ngủ còn có người thức và cũng có nhu cầu lắng nghe…
vì thế làm sao để không chỉ là người dẫn đường …???

-HDV là người thuyết minh, truyền đạt nhưng không phải là một cô giáo hay thầy giáo:

Cách thuyết minh truyền đạt sao cho du khách hiểu từng vấn đề đề tài, điều đó phụ thuộc khá nhiều vào khả năng ngôn ngữ của từng HDV.Nhưng điều quan trọng trong cách truyền đạt đó HDV không phải như một cái máy phát đơn điệu,càng không được như một thầy giáo ,cô giáo giảng một cách cứng nhắc theo kiểu sư phạm: Thầy nói trò phải nghe,cần phải trực quan sinh động áp dụng tất cả những gì nhìn thấy trên đường và cần phải thỉnh thoảng đặt câu hỏi để lôi kéo sự chăm chú của khách vào vấn đề mình đang thuyết minh.Nói thì dễ nhưng làm thì rất khó,nhất là đi các tuyến outbound.
Bạn đã làm được điều này chưa?
Khi Bạn được nhiều Trưởng đoàn hay chủ hãng request bạn, điều đó có nghĩa bạn đã thành công.

-HDV như người thân của khách nhưng không phải là là người nhà của khách.

Phải là người thật gần gủi với khách bởi HDV là người quen biết ,nơi tin cậy của khách khi đến một đất nước xa lạ,vì vậy sự ân cần, cởi mở,nhiệt tình sẽ phá bỏ rào cản e dè để gần nhau hơn nhưng phải trong chừng mực và có khoảng cách.bởi người HDV có thể sẻ chia nhưng không vì quá thân mà quên mất trách nhiệm vai trò trong công việc.Trường hợp này thường xảy ra ở các tour outbound nhiều hơn là inbound,mà sự cám dỗ giữa du khách nữ và HDV nam cũng thật mong manh khi màn đêm buông xuống.vì thế dừng ở điểm nào là cần thiết nhất,điều đó lại phụ thuộc vào Dũng khí của từng HDV.

Trần Thị Trang Thư (Vietravel) theo saigonjsg
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Định nghĩa nghề HDV du lịch(Trần Thị Trang Thư Vietravel)

Gửi bàigửi bởi admin » 26 Tháng 12 2012

-HDV là người phục vụ chứ không phải là người kẻ cả ….

So với du khách, HDV hơn họ ở chổ chúng ta đến điểm du lịch này khá nhiều lần nhưng không có nghĩa du khách không biết gì,có thể họ đọc trước khá nhiều tài liệu về điểm tham quan mà họ đến,.vì thế đừng nghĩ rằng họ mới đến lần đầu không biết gì hay điều mình biết,thuyết minh là điều hay nhất .Cần phải đặt chữ Khiêm,và chữ Nhẫn trong công việc phục vụ này.

Sự Định nghĩa này như một cây thứơc nhỏ để Bạn tham khảo và trắc nghiệm xem mình đang ở phân đoạn nào, hay đã lỡ mắc lỗi ở phân mục nào???

Mười bảy năm không nhiều bằng các anh đồng nghiệp mà mình biết nhưng cũng gọi là thâm niên trong cuộc đời HDV này.Cũng đã từng khóc,khóc nhiều nữa đằng khác trong những dấp vấp công việc, rồi lại lau nước mắt phải mỉm cười ,đứng dậy đi làm tiếp cho đến ngày hôm nay. Định nghĩa trên giúp tôi biết mình cần phải làm gì trong các tuyến đường tour inbound lẫn outbound.

Inbound thì dễ hiểu,dễ đi hơn bởi dẫu sao mình nói tiếng ngoại ngữ có sai thì du khách nước ngoài sẽ cảm thông,và đối với du khách Nhật :dẫu tiếng nhật hơi dỡ một chút nhưng bằng gương mặt sáng, nhiệt tình, năng nổ phục vụ cũng đủ thiện cảm trong mắt du khách Nhật.
Nhưng tour outbound lại khó hơn, đây mới thật sự là thử thách lớn.Lợi thế nói bằng tiếng mẹ đẻ nhưng thật sự rất khó chứ không phải dễ .Khi thuyết minh trứơc khách Việt nam chúng ta dễ bị líu lưỡi,sượng sùng,hay lấp bấp.Và mặc dầu bằng tiếng mẹ đẻ nhưng không phải lời nói bình thường mà khi thuyết minh phải có chất của một Văn nói.Nếu không có sự chuẩn bị sẽ bị khách đánh giá ngay là bình thường,là dân chợ.Vì thế, trước khi đi tour outbound,ở nhà tôi thường cầm tậptài liệu hay bài báo,quyển truyện nào đó đọc tới đọc lui, bằng giọng lớn, to, rõ,nhấn nhá,lúc trầm lúc bổng tập giữ quảng cho thật nhuần nhuyễn.Đọc đến đây chắc các bạn nghĩ đâu cần thiết phải vậy,làm vậy chi giống thằng khùng lảm nhảm…Nhưng nhờ vậy Tôi rất tự tin thuyết minh trước những khách có trình độ hơn mình nhiều mà không bị phô…dĩ nhiên bạn cần phải trang bị cho mình thật đầy kiến thức từ phong tục ,tập quán, lịch sử,đời sống thường nhật đến cả những điều kiêng kỵ …
Kể cả in lẫn out cứ mỗi lần đi tour là ít nhiều góp nhặt hiểu biết để trữ đầy trong kho kiến thức của mình.các bạn có đồng ý với mình rằng, dẫu đi mỹ tho, củ chi cả trăm ngàn lần nhưng lâu lâu cũng phát hiện ít nhiều chi tiết mà mình chưa biết,và cũng có những điều chúng ta học được từ khách,đúng không Bạn???

Trước khi bước chân vào Nghề tôi ngây ngô tưởng rằng: Nghề HDV này thật thú vị, được đi rất nhiều nơi mà không phải tốn tiền,được đến những nơi sang trọng,ngồi xe có máy lạnh và đặc biệt có một nhiều khoản thu nhập hấp dẫn, lẫn tiền Tip rủng rỉnh ngoài lương căn bản…thật là một nghề tuyệt vời..!

Thế có thật thế không?
Có thật hấp dẫn như mọi người đã nghĩ như thế không???

Ngoài những điều kể trên, đằng sau vẻ lấp lánh đó là cả quá trình học hỏi, cập nhật thông tin, và cả ý chí bền bỉ chịu đựng .Bạn có đồng ý với mình rằng Nghề HDV là một trong những nghề cực nhất và đúng như câu tục ngữ xưa :”làm dâu trăm họ”.Khi mọi người đi làm thì ta nghĩ, khi mọi người nghỉ thì ta đi làm.Vì là nhân viên chính thức nên không được phép nghỉ vào dịp tết cổ truyền nên đã nhiều năm rồi mình ăn tết xa nhà,bên nhà anh xã mình cũng hiểu thông cảm nên không trách móc .Nghĩ là lương cao nhưng nếu chia thời gian làm việc trong ngày thì bạn thấy chẳng cao tí nào,vì văn phòng làm việc 8 tiếng ,còn chúng ta những anh chị HDV nếu tour đầy đủ ăn tối bình thường thì chúng ta làm việc trên 12 tiếng/ngày.Chưa kể những hôm đón chuyến khuya hơi nguy hiểm cho HDV nữ.

Có bao giờ Bạn chờ đợi bố mẹ mình ăn như chờ đợi chăm chút cho khách không?
Đấy là công việc…tính chất công việc không so sánh được…nhưng có lúc cám cảnh bạn sẽ tự trách mình lo cho Bố mẹ không bằng lo cho khách.họ ốm ho,là đưa thuốc ngay thậm chí còn năn nỉ họ uống thuốc,mình có một lần dắt khách Việt đi Thái lan, khuya đang ngủ,tiếng chuông điện thoại báo thức,đầu dây là người chồng báo rằng:”vợ anh đau bụng dữ dội quá, Thư chạy sang giúp anh.”mình qua thấy chị khách đang ôm bụng đau,mình đưa thuốc panadon thì không uống, bảo xin nước sôi để chầm cho bụng ấm…khuya lơ mà xin bình thuỷ nước sôi cũng khó, ,thời đó không có trang bị bình nấu nước trong phòng,nên phải gọi housekeeping dậy xin.năn nỉ uống thuốc thì bảo không tác dụng đâu,mình hỏi :” chị chưa uống sao mà chị biết?”.Các bạn có biết chị ấy trả lời sao không:”vì mỗi tháng đau bụng kinh vậy mà”….Chạy về phòng mình khóc,và thấy thương Bố Mẹ mình thật nhiều,và cũng thương cho chính bản thân mình vì đã lỡ trót mang nghiệp HDV này mất rồi…

Đi đoàn khách Việt Nam phải đặt chữ:”Nhẫn” và chữ “Khiêm ở trên đầu.Bởi khi không hài lòng một dịch vụ nào đó trong tour, họ sẳn sàng lời lẽ khích bác ,gây ức chế tinh thần rất nhiều,từ chổ ngồi tốt xấu trên xe,trên máy bay,nhà hàng, phòng ốc khách sạn vv..Có khách góp ý chân tình nhưng cũng có khách miệt thị bằng lời nói lẫn hành động….Có khi những lỗi khách quan, không phải lỗi của mình, nhưng trong lúc khách tức giận mà phân tích đúng sai của khách thì có khác gì châm dầu vào lửa,biết khách sai nhưng phải từ tốn,bởi khi “quê” là rất khó “huề”,mà khi huề thì vẫn còn quê…để khách bình tĩnh lại sẽ giải thích sau, và phải biết chọn không gian giải thích nữa, như chỉ ra cái sai cho riêng khách đó thôi, hay trầm trọng hơn là giải thích trứơc cả đoàn….vv…Vì trong lúc nóng, lời nói của mình có khi lại bị khách nắm bắt làm cái cớ,bằng chứng quật lại mình,trong trường hợp này mình chọn giải pháp yên lặng , sau đó giải thích sau. Có HDV địa phương giận quá họ trả lời với khách và họ còn cho là mình nhu nhược,không dám nói,nhưng thật sự trong lúc giận dễ bị bắt bẽ lời nói.”yên lặng” là không cho họ có chứng cớ bắt bẻ mình,và lần đó HDV địa phương Hàn quốc bị đánh giá là hổn hào,vô văn hoá, chanh chua với khách ,còn Trang Thư điềm tỉnh,nhẹ nhàng ….mặc dầu lỗi đó không thuộc lỗi HDV,thuộc về hãng hàng không ASIANA đã sắp chỗ cho đòan sau đuôi máy bay,khách nói có con nhỏ phải sắp lên trên….đúng hay sai gì HDV là người bị trút cơn nóng giận đầu tiên….

Và năm nay,những ngày cuối năm do sự tin tưởng vào khách đi đoàn nên mình đã không thu Passport của khách,và trong đoàn có một chị sang rất sang vì từ đầu đến chân đều mang hàng hiệu,chị ấy đã trốn ở kobe không hẹn ngày quay lại,và sau khi bị thẩm vấn của Tổng lãnh sự mình đã bị cắt tour, cấm visa Nhật bản trong vòng 3 tháng.Một bài học đắt giá cuối năm rằng: không thể nhìn mặt mà bắt hình vong được….Và Bonus năm nay cũng sẽ hát theo bài hát: “Thế là rụng bông hoa… Gạo…”mất rồi.
Tai nạn nghề nghiệp đấy các bạn.

Còn rất nhiều vui buồn tích tụ trong suốt thời gian làm nghề, có những bài học không mua được bằng tiền, rất muốn trải lòng từ đây, nhưng vì khuôn khổ đã quá 1000 từ,nên đành ngưng ở đây vậy, không biết có ích gì cho các bạn trẻ mới vào nghề hay không .Hãy xem như một lời sẽ chia kinh nghiệm bạn nhé.

Vì đã ấn “like” cho bài Chị Yến, mình hối hận vì bài comment ít nhiều đã làm cụt hứng tinh thần gởi bài của các bạn,để chữa lỗi và để hưởng ứng lời kêu gọi của anh Quyền và chị Kim Thanh nên trời bên ngoài đã khuya lắm rồi mà không dám ngủ ,lọ mọ viết cho xong bài này đây .Mình hy vọng anh Quyền và chị Kim Thanh và anh Thảo cũng sẽ có bài đăng chia sẽ kinh nghiệm để kèm theo lời kêu gọi nhé…..Vì không thể kêu gọi mà mình không có bài gởi phải không anh chị??? Kỳ lắm…

Ngày hội HDV Nhật ngữ Sài gòn sắp tới chắc là vui lắm đây, mình không biết được nhận cà chua hay bị ném đá cho những gì đã viết có ngớ ngẫn lắm không ?!,nhưng thực sự mình muốn là người đồng hành cùng chị Yến, dẫu sao thi marathon chạy từ hai người vẫn vui hơn một mình phải không các Anh Chị?

Chúc một ngày mới ,Nắng sẽ tươi hơn…..
Trần Thị Trang Thư (Vietravel)
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội


Quay về Viết về Hướng Dẫn Viên

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.1 khách.

cron