“Gỡ bí” cho HDV du lịch quốc tế không đủ chuẩn!

Xoay quanh về hướng dẫn viên chúng ta.

“Gỡ bí” cho HDV du lịch quốc tế không đủ chuẩn!

Gửi bàigửi bởi admin » 16 Tháng 10 2012

(01/08/2011)
VH- Trước thực trạng gần 400 hướng dẫn viên du lịch (HDV) quốc tế ở TP.HCM không được đổi thẻ vì thiếu bằng đại học, gây không ít khó khăn cho các đơn vị lữ hành trong việc tìm được HDV phục vụ du khách, Sở VHTTDL TP đã có văn bản gửi đến Tổng cục Du lịch kiến nghị giải quyết một số vướng mắc về việc cấp thẻ HDV du lịch quốc tế.

Đơn vị lữ hành “kêu cứu”

Để chuẩn hóa đội ngũ HDV du lịch, đặc biệt là HDV du lịch quốc tế, Luật Du lịch (được hình thành trên cơ sở Pháp lệnh Du lịch năm 1999) đã quy định việc cấp mới và đổi thẻ HDV du lịch quốc tế.

Theo đó, thẻ HDV du lịch quốc tế sẽ phải đổi 3 năm một lần, điều kiện là phải có trình độ văn hóa đại học trở lên và có chứng chỉ về du lịch nếu không tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch. Ngoài ra còn phải có bằng đại học ngoại ngữ hoặc các chứng chỉ khác theo quy định. Thống kê cho thấy số lượng HDV sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp, tỷ lệ cấp đổi thẻ khá cao.

Ngược lại, một số ngôn ngữ ít thông dụng hơn như tiếng Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Tây Ban Nha, Ả Rập… tỷ lệ cấp thẻ còn khá thấp vì không đáp ứng đủ điều kiện. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp lữ hành tại TP.HCM đang lao đao vì thiếu hụt HDV quốc tế đáp ứng đủ những yêu cầu trên.

Nhiều đơn vị cho biết, đối với những đoàn khách quốc tế đến bằng tàu biển, hay khách đi du lịch theo dạng MICE đến với số lượng đông (đôi khi lên đến vài ngàn người) nếu căn cứ vào chuẩn trên thì không đủ HDV để cung ứng.

Mặt khác, nhiều HDV (đủ điều kiện) đã “dứt áo” rời bỏ các công ty du lịch ra làm HDV tự do, chạy show nhiều nơi để có thu nhập cao hơn. Thiếu HDV đủ tiêu chuẩn, nhiều đơn vị phải bấm bụng thuê những HDV tự do với mức giá cao gấp đôi, gấp ba mức bình thường. Không kham nổi chi phí, một vài nơi tìm cách “lách” luật, khi sử dụng các HDV chưa được đổi thẻ để dẫn đoàn nhưng không quên “nhắc” mang theo thẻ cũ và biên nhận đã nhận hồ sơ xin đổi thẻ để khi cơ quan chức năng kiểm tra thì xuất trình xin “thông cảm”.

Trước tình trạng đó, nhiều chuyên gia đã đềnghịcần nhanh chóng tìm hướng giải quyết bởi nếu không chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển thị trường và chất lượng phục vụ khách du lịch quốc tế.

Sở…“gỡ bí”

Ông Nguyễn Đức Chí, Phó phòng Lữ hành (Sở VHTTDL TP.HCM) cho biết, thực hiện công tác cấp, đổi thẻ HDV du lịch quốc tế và nội địa theo Luật Du lịch, Sở đã tiến hành cấp, đổi thẻ từ cho 1.222 HDV du lịch nội địa và 1.330 HDV du lịch quốc tế.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp chưa thể cấp thẻ cho HDV đã được cấp tạm thời trước đây (rơi vào nhóm HDV du lịch phục vụ khách quốc tế thuộc thị trường các ngôn ngữ ít thông dụng như Nhật, Đức, Nga, Hàn, Tây Ban Nha… và tiếng Hoa).

Được biết, hầu hết các HDV này tuy có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, nhưng lớn tuổi hoặc chưa đạt tiêu chuẩn đại học. Trong khi đó, công tác đào tạo HDV du lịch mới cho các thị trường này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành, trước mắt là trong thời điểm hiện tại.

Điều quan trọng là bản thân các đơn vị, HDV cần phải ý thức được trách nhiệm của mình, nhanh chóng phấn đấu hoàn chỉnh bổ sung bằng cấp, các chứng chỉ hành nghề như luật đã đề ra. (Ông Nguyễn Đức Chí, Phó phòng Lữ hành Sở VHTTDL TP.HCM)

Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế về lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM năm 2011, và những năm tới đang gia tăng, đồng thời mục tiêu của ngành là tập trung thu hút khách các thị trường có mức chi tiêu cao như Nga, Đức, Nhật, Tây Ban Nha,… và các thị trường lân cận trong khu vực nói tiếng Hoa, Thái; sau khi trao đổi và thống nhất với Hiệp hội Du lịch TP, Sở đã có văn bản kiến nghị Tổng cục Du lịch cho phép thực hiện thí điểm một số biện pháp cụ thể như: cấp thẻ cho những người tốt nghiệp cao đẳng, đáp ứng đủ các điều kiện về nghiệp vụ và ngoại ngữ du lịch theo quy định hiện hành (có công văn đề nghị của doanh nghiệp lữ hành quốc tế đang sử dụng các HDV trên trong khi chờ chuyển sang thẻ chính thức khi Luật Du lịch được sửa đổi theo đề nghị của Chính phủ tại Nghị quyết 69/NQ-CP ngày 27.12.2010).

Đề nghị Tổng cục Du lịch nghiên cứu đối với trường hợp HDV sử dụng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hoa đã từng được cấp thẻ trước đây, đáp ứng đủ các điều kiện về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ theo quy định hiện hành, có kinh nghiệm hành nghề ít nhất 5 năm, tuổi trên 50 với nam và trên 45 với nữ (công văn đề nghị Tổng cục Du lịch với Sở và Sở sẽ thẩm định và trao đổi với Vụ Lữ hành để cấp cho số HDV nêu trên).

Riêng trường hợp HDV du lịch tiếng Hoa đã có thẻ (tạm thời hoặc chính thức) trước đây, đến nay các HDV này chưa có bằng đại học nhưng thực tế đáp ứng đủ các điều kiện về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ theo quy định hiện hành, có cam kết sẽ bổ sung trình độ đại học sau này, có công văn đề nghị của doanh nghiệp lữ hành quốc tế đang sử dụng các HDV, Tổng cục Du lịch chấp thuận cấp thẻ 1 lần có thời hạn 3 năm. Sau thời hạn đó sẽ sơ kết công tác cấp thẻ và thực hiện theo như quy định và cam kết. Việc giải quyết các tình huống đặc biệt đề cập trên sẽ hỗ trợ được phục vụ và phát triển thị trường khách du lịch nói tiếng Hoa đang tăng nhanh ở TP.HCM hiện nay và sắp tới.

Cũng theo ông Chí, nếu kiến nghị được Tổng cục Du lịch thông qua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch tại TP nói riêng và cả nước “gỡ bí” về tình trạng thiếu HDV quốc tế đạt chuẩn, tuy nhiên điều quan trọng là bản thân các đơn vị, HDV cần phải ý thức được trách nhiệm của mình, nhanh chóng phấn đấu hoàn chỉnh bổ sung bằng cấp, các chứng chỉ hành nghề như luật đã đề ra.

Trần Lâm
theo báo vanhoa
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Quay về Viết về Hướng Dẫn Viên

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.4 khách.

cron