Bất hợp lý trong đào tạo hướng dẫn viên du lịch

Xoay quanh về hướng dẫn viên chúng ta.

Bất hợp lý trong đào tạo hướng dẫn viên du lịch

Gửi bàigửi bởi admin » 31 Tháng 1 2012

Có những bất hợp lý về việc cấp thẻ và công nhận sự chuyên nghiệp của một hướng dẫn viên (HDV) du lịch.

Hình ảnh
Cần thay đổi quy định về việc cấp thẻ đối với HDV quốc tế - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Học 3 tháng trở thành HDV

Theo Thông tư 89/2008 của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, những người được cấp thẻ hành nghề HDV quốc tế cần phải có bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành HDV và một trong các chứng chỉ về ngoại ngữ như: TOEFL 500, IELT 5.5 hoặc TOEIC 650 điểm trở lên. Nếu tốt nghiệp ĐH thuộc các ngành du lịch nhưng không phải chuyên ngành HDV thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ HDV du lịch học trong vòng 1 tháng do các trường mà Tổng cục Du lịch cho phép đào tạo. Người tốt nghiệp khối kinh tế, khoa học xã hội nhân văn học 2 tháng, khối ngành khoa học tự nhiên - kinh tế kỹ thuật - công nghệ học lớp 3 tháng.

Hiện tại chưa trường ĐH nào ở VN có ngành HDV mà chỉ là các ngành như VN học, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản lý môi trường và du lịch sinh thái… Chỉ một vài trường đào tạo chuyên ngành HDV nhưng chương trình học chủ yếu giảng dạy lý thuyết và khi ra trường bằng tốt nghiệp không ghi tên chuyên ngành.

Vì quy định này nên dẫn đến thực trạng một kỹ sư tin học hoặc cử nhân cơ khí chỉ cần học nghiệp vụ 3 tháng cộng thêm chứng chỉ tiếng Anh theo tiêu chuẩn là được cấp thẻ HDV du lịch quốc tế. Trong khi đó, một người học chuyên về nghiệp vụ HDV bậc CĐ có chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn, kinh nghiệm làm việc cả chục năm lại không được cấp thẻ vì thiếu bằng ĐH.

Thạc sĩ Phan Bửu Toàn - Phó hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn - cho biết: “Mỗi năm trường mở 4 khóa đào tạo chuyển đổi, mỗi khóa khoảng 50 người học, trong đó có nhiều người là kỹ sư cơ khí, tin học, thủy sản... Tôi nhận thấy việc chuyển đổi trong vòng 2, 3 tháng này không thể biến một cử nhân thành HDV, đặc biệt là HDV quốc tế được. Bởi đây là một nghề đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm và sự trải nghiệm trong một quãng thời gian dài”.

Được biết, sinh viên ngành HDV bậc CĐ được đi “tour” 5 lần trong vòng 3 năm học chưa kể kỳ thực tập vào năm cuối ở các doanh nghiệp lữ hành, thế nhưng nhiều người vẫn còn lúng túng, ngỡ ngàng khi giải quyết các tình huống thực tế. Trong khi đó, ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bậc ĐH, trong 4 năm chỉ đi khoảng 2-3 “tour”. Ông Lê Văn Tuyên - phụ trách khoa Tiếng Anh Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, nơi có đào tạo ngành này - nhận định: “HDV quốc tế cần kiến thức chuyên môn và kỹ năng, trong đó có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, truyền đạt… Một sinh viên bậc CĐ được học 3 năm liên tục chuyên về HDV sẽ hơn hẳn một cử nhân mà chỉ học có 3 tháng”.

Bằng cấp hay nghiệp vụ?

Có thể nói HDV là người đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với khách nước ngoài, giới thiệu với khách về văn hóa, lịch sử, đất nước, con người VN, do đó rất cần nghiệp vụ giỏi. Ông Nguyễn Đức Chí, Phó phòng Lữ hành Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP.HCM, chia sẻ: “Trong khi ngành du lịch VN còn nhiều sản phẩm chưa chuyên nghiệp, thì HDV sẽ là người giúp khách nước ngoài đạt độ hài lòng đến mức tối đa. Nước ta có nhiều cảnh đẹp, nhiều di sản thế giới hơn hẳn các quốc gia khác nhưng họ lại không hài lòng do nhiều nguyên nhân, trong đó một phần do HDV quốc tế của ta chưa giỏi”. Ông Chí nói thêm, HDV không cần học vị vì thế yêu cầu HDV quốc tế phải có bằng ĐH là một bất hợp lý, bởi thực tế nhiều người giỏi nghề, có kinh nghiệm thì lại không được cấp thẻ trong khi người không có kỹ năng nghiệp vụ, thiếu trải nghiệm lại dễ dàng có thẻ hành nghề. Điều này dẫn đến chất lượng nhân lực không đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Ông Phan Bửu Toàn cho biết có nhiều người học chuyển đổi nghiệp vụ trong vòng 2-3 tháng, sau đó lấy được thẻ hành nghề, tuy nhiên không thể trụ lại được, phải xin việc khác. “Tổng cục Du lịch muốn nâng cao chất lượng HDV quốc tế bằng cách đòi hỏi bằng ĐH, nhưng quy định này lại mang tính hình thức và không có trường ĐH nào ở VN dạy chuyên ngành HDV theo hướng đầu tư dạy nghề mà chỉ dạy chung chung, trong khi HDV là một nghề cần nhiều kỹ năng” - ông Toàn nói.

Ý KIẾN

Lạ lùng, phi lý

“HDV là một nghề, thật buồn cười khi đòi hỏi nghề này phải có bằng ĐH. Nếu vậy khác nào đòi hỏi giám đốc của doanh nghiệp du lịch phải có bằng thạc sĩ, tiến sĩ? Hơn nữa, quy định này rõ ràng có sự kỳ thị, phân biệt. Tại sao khách trong nước chỉ cần một người trình độ trung cấp, CĐ hướng dẫn còn khách nước ngoài thì phải đòi hỏi người có bằng ĐH? Cái khác nhau ở đây chỉ là trình độ ngoại ngữ. Doanh nghiệp chúng tôi cần người giỏi nghề, có kỹ năng, biết xử lý tình huống… chứ không cần người có bằng ĐH mà yếu nghề”. - Ông NGUYỄN VĂN MỸ (Giám đốc Công ty dã ngoại Lửa Việt)

Phải thuê HDV nước ngoài

“Trước đây khi luật Du lịch chưa quy định HDV quốc tế phải có bằng ĐH, thì có khoảng 238 HDV của các ngôn ngữ hiếm được cấp thẻ tạm thời, nay đã bị thu hồi và chưa được cấp lại do vướng quy định này. Chính vì thế nhiều công ty lữ hành phải thuê người nước ngoài làm HDV hoặc thuê người không có bằng tốt nghiệp ĐH. Tổng cục Du lịch đã kiến nghị lên Chính phủ để người có bằng CĐ cũng được xét cấp thẻ HDV quốc tế”. - Ông NGUYỄN ĐỨC CHÍ (Phó phòng Lữ hành Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP.HCM)

Theo TNO
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Bất hợp lý trong đào tạo hướng dẫn viên du lịch

Gửi bàigửi bởi nqt » 31 Tháng 1 2012

Kêu ca gì nữa chứ, cái gì cũng phải có tiêu chuẩn, còn thực chất thế nào thì còn phải xem. Có đc bao nhiêu người học du lịch ra mà đủ sức làm hdv quốc tế? Kiến thức thì nhiều đấy, nhưng ngoại ngữ liệu có đủ khả năng truyền tải thông tin ko? Ý kiến của cái ông gì Lửa Việt cũng chuối, thích thì làm giám đốc dù chưa tốt nghiệp lớp 1, kinh doanh đc thì ông giàu mà ko đc thì sập tiệm. Lý tưởng nhất là có loại hình đào tạo theo kiểu sinh viên ngoại ngữ có nguyện vọng theo nghề du lịch thì gửi sang đào tạo tại trường du lịch (long-term) theo kiểu học song song. Nhưng trong điều kiện hiện nay ở mình cứ phải chấp nhận người biết ngoại ngữ, đào tạo thêm du lịch rồi làm hướng dẫn là hợp lý nhất. Ko làm đc tốt thì sẽ ko ai sử dụng đâu.
Hình ảnh
Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh
Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi
Ngược lòng mình tìm về...nông nổi
Lãng du đi vô định cánh chim trời...
Hình đại diện của thành viên
nqt
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 232
Ngày tham gia: 21 Tháng 7 2011


Quay về Viết về Hướng Dẫn Viên

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.5 khách.

cron