Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính

Gửi bàigửi bởi admin » 06 Tháng 6 2012

Núi Bái Đính thuộc địa phận xã Gia sinh,huyện Gia viễn,Tỉnh Ninh bình. Núi cao187m,diện tích khoảng 15.000 mét vuông. Tên gọi Bái Đính có nghĩa là cúng bái trời đất Tiên Phật ở trên cao. Quần thể kiến trúc chùa Bái Đính mới tọa lạc trên khuôn viên 700ha. Công trình có tất cả 20 hạng mục trong đó có sáu hạng mục chính là: cổng Tam quan, gác chuông, điện Quan Âm,điện Pháp chủ, điện Tam Thế và hành lang La Hán. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2004 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015 do doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường làm chủ đầu tư và thực hiện. Theo kế hoạch công trình sẽ đưa vào hoạt động sáu hạng mục chính để chào mừng 1.000 năm Thăng long - Hà nội. Chùa Bái đính mới là ngôi chùa lớn nhất Việt nam không chỉ về quy mô xây dựng mà còn cả về sự bề thế, đồ sộ của các tượng Phật. Chùa hiện đang sở hữu sáu kỷ lục Việt nam. Bái Đính tân tự có sự tráng lệ của bố cục theo mô hình "trục thần đạo" xuyên suốt từ đỉnh tòa Tam Thế đến cổng Tam quan,nhìn thẳng về núi Mã Yên- nơi Vua Đinh đang yên nghỉ. Bao bọc xung quanh chùa là những vòng cung núi đá vôi . Chếch về phía sau bên sườn trái là Bái đính cổ tự. Tất cả đã tạo cho Bái Đính tân tự một lợi thế một sức bật trở thành Trung tâm văn hóa Phật giáo Việt nam trong tương lai.
Sáu hạng mục chính của chùa Bái Đính mới được khánh thành và đưa vào hoạt động :

1- Cổng Tam quan : là một công trình đồ sộ , nơi đầu tiên khách hành hương đặt chân ghé thăm chùa. Hai bên cổng đặt hai pho tượng hộ pháp bằng đồng mỗi pho nặng 12 tấn mà dân gian thường gọi là ông Khuyến Thiện và ông Trừng Ác với ý nghĩa là khuyến khích con người hành thiện và trừng trị những tội ác gây đau khổ trong nhân gian. Toàn bộ kết cấu của tam quan được làm bằng gỗ. Hai bên hông của cổng thông với hai dãy hành lang La Hán. Qua cổng tam quan khách hành hương có thể tiến thẳng đến gác chuông hoặc men theo dãy hành lang La Hán đến các điện thờ bên trong.

2- Gác chuông : được xây dựng kiên cố với các tru bê tông ốp gỗ vững chắc đường kính một người ôm không hết. Đỉnh gác có một sợi dây xích rất to treo đai hồng chung nặng 30 tấn được chạm trổ tinh xảo tài hoa của các nghệ nhân đúc đồng xứ Huế.

3- Điện Pháp Chủ : là nơi ngự thiền của đức Phật Thích ca. Đến với điện thờ Pháp chủ của chùa Bái đính du khách không khỏi ngạc nhiên với hình dáng đức Phật Thích Ca Mầu Ni được hiện thân trong pho tượng bằng đông năng 100 tấn. Hai bên Ngài là Bát bộ Kim Cang. Tám vị này có nhiệm vụ bảo vệ Phật pháp.Tất cả các cột chính ở giữua điện được trang trí bằng những câu đối bằng chữ nho với ánh vàng lấp lánh. Trên ba bức tường của điện thờ là 1.284 ô nhỏ dành cho khách hành hương có lòng thành kính đặt tượng Thích Ca Mầu Ni vào để thờ.

4- Tòa Tam Thế Phật : ngự trên đỉnh cao nhất của quần thể kiến trúc của chùa Bái Đính ( đỉnh đồi Ba Rau). Điện có diện tích gần 3.000 mét vuông thờ ba vị Phật đại diện cho ba giai đoạn của đời người là quá khứ, hiện tại và tương lai. Ba pho tựng Tam thế được đúc bằng đồng dát vàng mỗi tượng nặng 50 tấn ngự trên 3 tòa sen.

5- 500 vị La hán: được đặt trong hai dãy hành lang chạy dọc hai bên từ cổng Tam quan đến điện Pháp chủ. Tượng được tạc rất công phu bằng chất liệu đá xanh Thanh hóa bởi các nghệ nhân tại làng nghề Ninh Vân, Ninh Bình theo mô phỏng hình dáng của các vị La Hán tại Trung Quốc.

6- Hồ phóng sinh: có diện tích gần 5.000 mét vuông với chiều dài khoảng 77m và chiều rộng khoảng 63m. Đây là nơi dành cho khách hành hương đến lễ chùa phóng sinh các con vật vào những ngày đại lễ.
Tác giả bài viết: VTC
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Quay về Ninh Bình

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.1 khách.

cron