Làng làm gỗ Đồng Kỵ

Làng làm gỗ Đồng Kỵ

Gửi bàigửi bởi hungcay » 22 Tháng 4 2011

Đồng Kỵ
Đồng kỵ xưa có tên nôm, gọi là thôn Cời, thuộc xã Đồng Quang. Vài chục năm về trước, Đồng kỵ chỉ chuyên canh tác nông nghiệp. Trong làng, có một số người đánh lưới bắt tôm tép, một số người bặm trợn hơn thì đi lên mạn ngược buôn trâu bò về, gọi là phường lái trâu. Nghề mộc ở đây không có lâu đời như Phù Khê, Hương Mạc. Ấy vậy, nay tiếng tăm đồ mộc Đồng kỵ, thì trong nam ngoài bắc, ngay cả một số nước láng giêng, như camphuchia, Trung quốc, Lào..đều biết tiếng.
Thoạt đầu, làng chỉ có vài toán thợ gồng gánh đồ nghề lên mạn ngược làm thợ xẻ, làm thợ dựng nhà thô sơ cho ác chòm bản. Dần dần, tay nghề nâng cao, họ quay về quê vỡ gỗ làm nhà. Thuở trước, những gia đình giàu có mới làm được nhà đại khoa, mới có tiền mua gỗ lim vỡ gỗ làm nhà, làm cửa. Đại đa số, là dùng gốc xoan rừng, xoan đồng bằng cắt cột, cắt kèo, xẻ dui, xẻ hoành làm nhà. Hai chục năm về trước, Đồng Kỵ có dăm toán thợ làm nhà, tiếng tăm đã rộn cả vùng.
Việc chuyển từ thợ mộc làm nhà quay sang làm đồ gỗ mỹ nghệ là bước ngoặt tình cờ và vô cùng quyết định với dân làng Đồng kỵ. Sau 1975, nghề phcụ chế đồ mộc mỹ nghệ ở đây mớ manh mún trỗi dậy. Chả là, ở làng có một số người buôn đồ gỗ cổ vào Sài Gòn bán. Dần dà, số đồ cũ đã cạn, họ tính phục chế làm đồ mới giả cổ. Thế là công nghệ đồ gỗ chạm khắc ở Đồng kỵ bắt đầu phát triển từ đấy. Thoạt đầu, dăm bảy nhà, rồi vài chục nhà, rồi nay cả làng tham gia làm đồ mỹ nghệ.
Nhưng năm 1978-1982, số đồ gỗ chạm khắc từ Đồng Kỵ được chuyển vào Sài gòn, rồi chuyển đi Lào, đi cămpuchia. Nhiều người thợi Đồng Kỵ giàu lên trông thấy. Dần dà, thị trường trong nước đã tiêu thụ nhiều, cả làng dồn sức vào làm đồ gỗ mỹ nghệ. Công nghệ từ làng lại lan ra các làng lân cận. Nhiều thợ giỏi ở Phù Khê, Kim Thiều, có bàn tay khéo léo nhưng hạn hẹp thị trường, đành quy ra làm thê cho Đồng Kỵ. Thị trường xuất khẩu đi Đài Loan, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Ý..đã tạo cơ hội cho công nghệ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ càng phát triển rầm rộ, cân làng Đồng kỵ giàu có nhanh chóng. Hiện tại, làng có trên chục công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp tư doanh trực tiếp sản xuất, buôn bán đồ gỗ mỹ nghệ với nước ngoài.
Hàng ngàn lao động từ nơi khác đổ về làm thuê cho Đồng Kỵ Làng Đồng Kỵ trở thành một trung tâm sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ lớn nhất minền bắc. Đường làng, ngõ xóm ngổn ngang bãi gỗ, ngổn ngang sản phẩm gỗ đang hoàn thiện. Ô tô, xe công nông, xe bò, xe ngựa, ầm ĩ, rậm rịch suốt ngày đem chở gỗ về, chở thành phẩm ra đi. Những gia đình làm đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ có doanh thu hàng năm tiền tỷ khá nhiều. Nhiều người Đồng Kỵ ra Hà nội, vào thành phố Hồ chí minh, sang trung quốc mở các cửa hàng lớn để bán sản phẩm gỗ làm ra.
Đồng Kỵ là một làng thủ công điền hình về sự biết kết hợp tay nghề sản xuất và đầu óc thương mại.
Tài liệu “nghề cổ nước việt”
Sản xuất đồ gỗ ở làng Đồng Kỵ, tỉnh Bắc Ninh
Để nêu thí dụ về một làng nghề điển hình, dưới đây sẽ mô tả vắn tắt về làng sản xuất đồ gỗ gia dụng ở Đồng Kỵ thuộc tỉnh Bắc Ninh. Thí dụ này cho thấy các doanh nghiệp khác nhau có thể cộng tác cùng nhau như thế nào.
Làng Đồng Kỵ với dân số khoảng 4000 người nằm trong một vùng trồng lúa ở cây số 18 về phía bắc Hà Nội. Làng này có truyền thống và kỹ năng lâu đời về làm đồ gỗ.
Hầu hết các hộ trong làng đều làm đồ gỗ và đó là nguồn thu nhập chính duy nhất hoặc phụ của họ. Đa số những người làm nghề này cũng là nông dân.
Ơ đây không có hợp tác xã hay trung tâm hoặc hiệp hội. Nhưng việc sản xuất các đồ gỗ được tổ chức như là một nghề ở Đồng Kỵ, có sự liên kết với các làng lân cận. Tổ chức gồm có:
Khoảng 10 công ty lớn sử dụng các nhân viên có tay nghề của mình đồng thời ký hợp đồng với các hộ ở các làng khác để chuyên làm một công việc nào đó;
Các doanh nghiệp gia đình sản xuất các mặt hàng đồ gỗ hoàn chỉnh và nếu cần thuê sẽ thuê thêm lao động;
Các hộ sử dụng kỹ năng chuyên môn như tiện gỗ, khắc, chạm trổ và sơn mài để sản xuất các bộ phận đồ gỗ; và
Những nhà nhập khẩu gỗ cung cấp những gỗ cây cứng từ Lào, Campuchia và các tỉnh khác ở Việt Nam.
Tiếng tăm về đồ gỗ chất lượng cao của làng này đã thu hút người mua đổ về đây. Các công ty lớn hơn chi tiền cho việc tiếp thị và xuất khẩu các sản phẩm của họ sang Trung Quốc, Thái Lan và các nước khác.
Nghề này mỗi năm mang lại cho kinh tế huyện từ 10 tỷ đến 20 tỷ đồng và là nguồn cung cấp hàng nghìn việc làm. Tiền công tiêu biểu như sau:
450.000 đồng/tháng cho các công nhân làm việc cả ngày
Từ 15.000 – đến 20.000 đồng/ngày (tuỳ theo trình độ tay nghề) cho các công nhân làm việc nửa ngày.
Hỗ trợ của chính phủ trung ương chủ yếu ở việc giảm thuế nhập khẩu gỗ và không đánh thuế xuất khầu và không hạn chế hạn ngạch xuất khẩu. Năm 1999, xã đã mua một cánh đồng lớn ở trung tâm của làng để sử dụng làm kho chứa gỗ và bãi để xe.
Phù khê
Công cụ của thợ chạm gỗ Phù Khê không có gì đặc biệt. Mấy cái đục, tràng, bào, cưa..Nói vậy, chứ riêng đục đã có tới hàng chục loại. Nào đục móng, đục chỉ, đục thẩm, đục ngang, đục tiểu, đục nhỡ, đục đại…Cái tông dùng cho đục phải là gỗ trai, dùi đục nện vào tông gỗ tốt nghe giòn đến sướng tai. Cái khó của việc vỡ gỗ làm nhà, là lấy mực, rồi biết tên khối lượng gỗ, rồi chọn gỗ tránh độ vênh, mo. Cái tài tình “khẩu độ”(nghĩa là đường kính của gỗ) của ông thợ thì đến hay, đến tiện. Họ tính nhẩm “quân bát, phát tam, tồn ngũ, phân nhị”. Còn như các kiểu nhà, người thợ chỉ việc nghĩ sẵn trong đầu. Khi chủ nhà muốn có kiểu nào, là có ngay kiểu đó. Cứ nhu thợ nề, cái khó là “mực vuông, chỉ thẳng” thì thợ mộc là “bào trơn, đóng bén”.
Ở quanh vùng Bắc Ninh quen gọi thợ nề, thợ mộc là các ông phó. Thợ cả, thì gọi là phó cả. Thợ phụ là phó nhỏ. Với ông phó giỏi, cứ nhìn tay rìu như múa, nhanh mà chính xác lắm. Cái khó của đẽo gỗ là sao cho đẽo được mạt dài, ngày trước cứ mỗi hiệp thợ lại có người đứng đầu, thợ cả, đứng ra đi giao dịch, nhận việc. Các hiệp thợ cũng có khi làm chung một công trình lớn, song cái mực, cái thước đã thống nhất rồi, nên các phần việc vẫn ăn khớp với nhau. Ngay ngôi đình Đình Bản chẳng hạn, nó được dựng lên bởi nhiều cánh thợ. Mỗi thợ có cái tài riêng của mình. Bởi vậy, khi vào thăm đình, ai tinh, có thẻ nhận ra từng phần việc của mỗi cánh thợ.
Việc cắt gỗ dựng nhà đã khó, song khâu chạm trang trí trên phần gỗ của ngôi nhà đó lại đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Từ cái câu đầu, thương lượng, cho đến cái cái kẻ, cái bẩy, rồi tấm riềm cửa, bức thuận của tường buồng..thì khâu chạm trổ đến là công phu, tinh vi..Thường thường, được thống nhất cách trang trí. Đó là hoa lá, rồng phượng và các hoa văn được cách điệu. Nói thế chứ cùng cái lá, cùng đám mây đấy, mỗi ông thợ lại trổ tài cua rmình bằng cách riêng, độc đáo khác nhau. Ngay một “mô típ” hoa sen, song trăm mẫu chạm gỗ thì có hàng thăm bông hoa sen khác nhau, có thế, ta thấy thêm tài sáng tạo của ông cha mình.

Nguyễn Tiến Hùng sưu tầm 21:55 24/01/2006
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Quay về Bắc Ninh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.1 khách.

cron