Giới thiệu chung tỉnh Bắc Ninh

Giới thiệu chung tỉnh Bắc Ninh

Gửi bàigửi bởi hungcay » 22 Tháng 4 2011

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẮC NINH
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội ? Hải Phòng ? Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các Trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc ? Việt Nam:
• Đường Quốc lộ 1A
• Quốc lộ 1B mới
• Quốc lộ 18: Quốc lộ 18 sau khi cải tạo sẽ là đường giao thông rất thuận tiện đi sân bay Quốc tế Nội Bài và đi cảng biển nước sâu Cái Lân ? Quảng Ninh.
• Quốc lộ 38
• Tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc,
Bắc Ninh có đường sông thuận lợi nối với các vùng lân cận, như cảng biển Hải Phòng và các trung tâm kinh tế lớn ở miền Bắc. Bắc Ninh có tiềm năng kinh tế và văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế nơi hội tụ của kho tàng văn hoá dân gian. Có nhiều công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu dân ca quan họ trữ tình đằm thắm, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng với bạn bè trong và ngoài nước.
Thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Bắc Ninh ngày nay thuộc bộ Võ Ninh. Đời Hồng đức gọi là Kinh Bắc. Từ ngàn xưa, Kinh Bắc đã nổi tiếng là đất văn vật, quê hương của làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, của tranh dân gian Đông Hồ, nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài và cũng là điạ phương có nhiều địa danh gắn liền với chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc Việt Nam. Trong những kỳ thi đình dưới các triều đạo phong kiến, cả nước chọn được 47 trạng nguyên và 2991 tiến sẽ thì riêng Kinh Bắc đã có tới 17 trạng nguyên và 622 tiến sĩ.
Địa hình Bắc Ninh tương đồi bằng phẳng. Tuy dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, nhưng độ dốc không lớn. Vùng đồng bằng chiếm gần hết diện tích tự nhiên tòan tinh, có độ cao phổ biến 3 - 7m so với mặt biển. Do được bồi đắp bởi các sông lớn như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa màu mỡ. Vùng gò đồi trung du chỉ chiếm 0,5% diện tích tự nhiên và phần lớn là đồi núi thấp, cao nhất là núi Hàm Long 171m.
Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là điạ phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 61 tỉnh, thành phố. Theo kết quả tổng điều tra đất trong tổng diện tích đất tự nhiện của Bắc Ninh, đất nông nghiệp chiếm 64,4%; đất lâm nghiệ p có rừng chiếm 0,8%; đất chuyên dùng chiếm 17,4%; đất ở chiếm 6,5%; còn lại 10,9% là đất có mặt nước, sông suối, đồi núi chưa sử dụng.

Ước tính năm 2001, dân số Bắc Ninh là 956,815 nghìn người, chỉ chiếm 1,22% dân số cả nước và đứng thứ 39/61 tỉnh, thành phố, trong đó nam 465 nghìn người và nữ 492,7 nghìn người; khu vực thành thị 93,8 nghìn người, chiếm 9,8 dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 863,9 nghìn người, chiếm 90,2%. Tính ra, mật độ dân số Bắc Ninh năm 2001 đã lên tới 1191,3 người/km2, gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 61 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh.

Theo sự sắp đặt hành chính hiện nay, Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thị xã Bắc Ninh và 7 huyện là: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình. Tại thời điểm 15/4/2002, Bắc Ninh có 125 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 112 xã, 6 phường và 7 thị trấn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và thế giới, lực lượng lao động Bắc Ninh đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi khắt khe nhất của thời đại.
• Bẵc Ninh có 2 trường đào tạo CNKT: tốt nghiệp bậc 3/7 các nghề cơ khí điện vận hành máy, xây dựng,...
• Về an ninh, trật tự luôn ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
• Các thủ tục hành chính: Với chủ trương đổi mới, thông thoáng ưu đãi khuyến khích đầu tư, tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế quản lý "Một cửa, tại chỗ", Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh là cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp giải quyết mọi công việc đối với các nhà đầu tư, đầu tư vào Khu công nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho các nhà đầu tư. UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quy định về thủ tục hồ sơ, quy chế phối hợp thẩm định dự án, cấp Giấy phép đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Ninh và Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp. Với những quy định đó sẽ giải quyết tốt nhất các yêu cầu của nhà đầu tư.
Một vài chỉ số đáng quan tâm
• Dân số: 956.000 người (tính đến hết tháng 6/2001). Trong đó: 620.944 người có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên.
• Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
? Nhiệt độ trung bình năm: 24,3oC.
? Nhiệt độ tháng cao nhất trong năm: 30,1oC.
? Nhiệt độ tháng thấp nhất trong năm: 16,3oC.
? Số giờ nắng cả năm: 1429 giờ.
? Lượng mưa cả năm: 1558 mm.
? Tốc độ gió mạnh nhất: 34 m/s.
? Độ ẩm tương đối trung bình tháng: 79%.
• Cơ sở khám chữa bệnh: 142 cơ sở. Trong đó có 02 bệnh viện đạt tiêu chuẩn Quốc gia.
• Di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng: 203 di tích.
Thị xã/Thành phố: Thị xã Bắc Ninh
Huyện: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn
Diện tích tự nhiên: 80393 ha. Trong đó
• Đất nông nghiệp: 48980 ha
• Đất nuôi trồng thủy sản: 2589 ha
• Đất lâm nghiệp: 623 ha
• Đất chuyên dùng: 14187 ha
• Đất ở: 5240 ha
• Đất chưa sử dụng: 8774 ha
Dân số toàn tỉnh (năm 2001): 960.919 người. Trong đó:
• Nội thị: 76.660 người
• Ngoại thị: 884.259 người.
Lao động xã hội (năm 2001): 536.787 người.
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1997 là 10,2%; năm 2000 là 16,6%; năm 2001 là 14,1%.
• Cơ sở khám chữa bệnh: 147 cơ sở. Trong đó có 02 bệnh viện đạt tiêu chuẩn Quốc gia.
• Di tích lịch sử đã được Nhà nưứơc xếp hạng: 233 di tích.
Với những lợi thế và truyền thống ấy, Bắc Ninh đã và đang là địa điểm tin cậy, là vùng đất có nhiều cơ hội to lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Về vị trí địa lý và phạm vi ranh giới tỉnh:
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội
Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:
- Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.
- Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.
- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.
Trong cấu trúc địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Giới thiệu chung tỉnh Bắc Ninh

Gửi bàigửi bởi hungcay » 22 Tháng 4 2011

2. Các yếu tố khí hậu, địa chất, thuỷ văn:
2.1. Về khí hậu:
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1 ). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào.
Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm... dễ thống nhất cho tất cả các loại đô thị trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ.
2.2. Về địa hình - địa chất:
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( 0,53% ) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lung Tài, Quế Võ, Yên Phong.
Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Toàn tỉnh có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến đệ tứ song nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ. Đây là thành tạo chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ. Các thành tạo Triat phân bố trên ở hầu hết các dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam. ở các vùng núi do bị bóc mòn nên bề dày của chúng còn rất mỏng, càng xuống phía Nam bề dày có thể đạt tới 100 m, trong khi đó vùng phía Bắc ( Đáp Cầu ) bề dày chỉ đạt 30 - 50 m.
Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ khác trong việc xây dựng công trình. Và về mặt địa hình có thể hình thành hai dạng đô thị vùng đồng bằng và trung du. Bên cạnh đó có một số đồi núi nhỏ dễ tạo cảnh quan đột biến; cũng như một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du lịch.
2.3. Về đặc điểm thuỷ văn:
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
_ Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m³. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa.
_ Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m³. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp ( 0,5 - 0,8 m ).
_ Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình...
Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m³; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3 - 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.

3. Tài nguyên thiên nhiên - môi trường:
Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Ninh qui về các dạng sau:
3.1. Tài nguyên rừng:
Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ ( 317,9 ha ) và Tiên Du
( 254,95 ha ). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³.
3.2. Tài nguyên khoáng sản:
Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.
3.3. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 803,87 km², trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5% & đất chưa sử dụng còn 11,1%. Nhìn chung tiềm năng đất đai của tỉnh vẫn còn lớn. Riêng đất đô thị là 1.158,9 ha chiếm 1,44% diện tích tự nhiên thuộc địa phận thị xã Bắc Ninh và 6 thị trấn với qui mô dân số khoảng 90.500 dân.
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Giới thiệu chung tỉnh Bắc Ninh

Gửi bàigửi bởi hungcay » 22 Tháng 4 2011

LỊCH SỬ

Vài nét về lịch sử tỉnh Bắc Ninh
Dưới các triều đại phong kiến trước đây, tỉnh Bắc Ninh được gọi là Kinh Bắc mà lịch sử đã để lại những di sản văn hoá truyền thống phong phú về mặt vật thể và phi vật thể với hệ thống thành quách ở thị xã Bắc Ninh, phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) nổi tiếng thời Lý chống lại các thế lực ngoại bang phương Bắc, hệ thống các đền chùa, miếu mạo ở các vùng Từ Sơn, Bắc Ninh - Thị Cầu, Dâu Keo ... và đặc biệt là hát dân ca quan họ nổi tiếng cùng các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc như hội Lim, Đình Bảng ...
- Từ năm 1822 xứ Kinh Bắc được nhà Nguyễn đổi tên gọi thành tỉnh Bắc Ninh, sau 2 năm trấn thành Bắc Ninh, thuộc thị xã Bắc Ninh ngày nay, được xây dựng lại bằng đá ong và hiện diện vị thế của mình bằng cột cờ cao 17m.
- Dưới thời Pháp thuộc vào năm 1931 thị trấn Bắc Ninh được đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Thị xã Bắc Ninh được tổ chức thành một cứ điểm trọng yếu về quân sự của Bắc Kỳ và là một trung tâm chính trị, kinh tế vùng.
- Năm 1938 thị xã Bắc Ninh được xếp vào thành phố thứ 5 của xứ Bắc Kỳ sau các đô thị: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Nam Định và thị xã Hải Dương.
- Sau hoà bình lập lại năm 1954, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã Bắc Ninh nói riêng tiếp tục duy trì sự phát triển kinh tế suốt quá trình xây dựng chính quyền nhân dân và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- Vào năm 1963 tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.
- Đến năm 1996 tỉnh Hà Bắc lại được chia lại thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 15 - 11 - 1996). Từ đó thị xã Bắc Ninh lại trở thành thị xã của tỉnh Bắc Ninh mới.
Từ đó đến nay Bắc Ninh đã phát triển không ngừng bộ mặt đô thị hoá của tỉnh mà tiêu biểu là việc xây dựng mới:
• Khu vực hành chính và các khu dân cư mới ở thị xã Bắc Ninh.
• Cải tạo và phát triển mạnh bộ mặt trung tâm của các thị trấn huyện lỵ, nhất là thị trấn Từ Sơn.
• Đang hình thành và phát triển một số khu công nghiệp tập trung quan trọng như khu công nghiệp Từ Sơn, Quế Võ.
• Hệ thống kỹ thuật hạ tầng được cải tạo và nâng cấp đáng kể nhất là QL 1A, QL 1B, QL 18, QL 38, và 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dải trên 350 km. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước, cấp điện cũng được đầu tư đáng kể.
• Hệ thống di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Kinh Bắc xưa nhất loạt đã được khôi phục, bảo tồn và phát triển có hiệu quả thu hút khách du lịch thập phương.
Ngoài ra với hàng trăm ngành nghề khác nhau của tỉnh Bắc Ninh cũng được khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhiều thi tứ trên sông Dân, ở Đông Hồ, Đình Bảng, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê, Nội Duệ...
Nơi sinh thành dân tộc và nên tảng văn hiến Việt Nam
Bắc Ninh ? Kinh Bắc xưa là vùng đất phía bắc của kinh thành Thăng Long ? Đông Đô ? Hà Nội ngày nay, là vùng đất trung tâm của châu thố sông Hồng. Bắc Ninh còn là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ, bộ tạo cho xứ Bắc sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá với một vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và văn hoá Việt Nam.
Qua các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu khảo cổ học ở Bắc Ninh cho thấy, đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, đồng thời là bộ phận cốt lõi của quốc gia Văn Lang ? Âu Lạc.
Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương,... sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp,... bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lăng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai,... mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm,...
Cũng trên mảnh đất này, những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ?ông Đùng, bà Đùng?, ?ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ?, về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thành cổ Loa,... Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân ? Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du,...đều được lưu giữ trong lòng đất lòng người vùng quê xứ Bắc - Bắc Ninh. Đây chính là sự minh chứng hùng hồn cho sự phong phú đa dạng và tiêu biểu hơn bất cứ đị a phương nào trên mảnh đất Việt ngàn năm văn hiến.
Trung tâm chống xâm lược và chống đồng hoá, bảo tồn phát triển văn hoá dân tộc.
Khu di tích Luy Lâu rộng hàng trăm hécta với hệ thống các công trình thành luỹ, đền chùa, phố xá, chợ, bến, kho tàng, dinh thự, các khu sản xuất gạch ngói, các làng nông nghiệp, làng thợ, làng buôn, khu môn địa,... còn là khu di tích thời Bắc thuộc lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Thủ phủ Luy Lâu (tức Long Biên) là nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng chống quân xâm lược phương Bắc. Cho đến ngày nay, hệ thống các đền thờ tướng lĩnh ở đây và những lễ hội mừng chiến thắng mùa xuân vẫn được duy trì và tổ chức hàng năm ở trung tâm Luy Lâu càng khẳng định Bắc Ninh xưa là trung tâm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Không những thế, qua các tài liệu thư tịch và di khảo cổ còn cho thấy Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại mang tính quốc tế: ?Trên đất Giao Chỉ, trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X, Luy Lâu không nhường vai trò đô thị lớn nhất cho bất cứ nơi nào?. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển mạnh mẽ. Luy Lâu là một đô thị mang tính buôn bán quốc tế, các hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá ở Luy Lâu thời Bắc thuộc rất nhộn nhịp và sầm uất.
Cùng với quá trình giao lưu, hội nhập và trao đổi kinh tế là quá trình tiếp xúc, hội nhập văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo giữa Việt Nam và các nước trong khu vực mà trung tâm cũng vẫn là Luy Lâu. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta. Bắc Ninh với trung tân Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam.
Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp , bia ký, bản khắc ?Cổ Châu Pháp Vân vật bán hanh? và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước đã chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam.
Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã nhận xét: ?Xứ Bắc với đô thị cổ Long Biên ? Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa ? Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt.
Vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến và nhân cách Việt Nam.
Bước vào kỷ nguyên Đại Việt, Bắc Ninh trở thành phên dậu phía Bắc của kinh thành Đông Đô ? Thăng Long ? Hà Nội. Nơi đây tiếp tục giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước và phát triển văn hoá Việt Nam.
Miền quê ?địa linh? này là đất phatsb tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịc sử - văn hoá kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ ?Nam quốc sơn hà? - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra nơi đây cũng là vùng quê trù phú, kinh tế phát triển, là vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ. Ít nơi nào có nhiều làng nghề nổi tiếng như tỉnh Bắc Ninh: gốm sứ (Phù Lãng, Thổ Hà), gò đúc đồng (Đại Bái), rèn sắt (Đa Hội), chạm khắc (Phù Khê, Kim Thiều), sơn mài (Đình Bảng), ?mộc Choã, ngoã Viềng?, cày bừa (Đông Xuất), giấy dó (Đống Cao), tranh điệp (Đông Hồ), dệt lụa (Tam Sơn, Cẩm Giàng),...
Người Bắc Ninh không chỉ giỏi làm ruộng mà còn khéo tay, tinh xảo, hoạt bát trong giao thương, buôn bán và nhất là lại thông minh hiếu học. Ngoa truyền dân gian về đất này quả là có cơ sở: ?Một giỏ sinh đồ, một bồ tiến sỹ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn?. Đây là quê hương của vị Trạng nguyên Lê Văn Thịnh - vị trạng nguyên khai khoa mở đầu cho lịch sử khoa cử Việt Nam. Có vùng như huyện Đông Ngàn thông minh hơn người (dốt Đông Ngàn hơn người ngoan thiên hạ), có làng như Tam Sơn - địa phương duy nhất cả nước có đủ tam khôi với 22 vị đại khoa (tiến sỹ) trong đó có hai trạng nguyên.
Nơi đây còn nổi tiếng với trung tâm phật giáo và những ngôi chùa có quy mô to lớn, cổ kính, kiến trusc tạo tác rất công phu, tài nghệ như chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Bút Tháp, chùa Tiêu Sơn, Cổ Pháp,... Đây là những danh lam cổ tự nổi tiếng, ngày nay đã trở thành những di sản kiến trúc tiêu biểu của dân tộc ta.
Nơi đây còn được mệnh danh là vương quốc của lễ hội, chủ yếu là hội chùa, hội đền. Trong đó có những lễ hội lớn, nổi tiếng cả vùng và cả nước như hội Gióng (9-4), hội Dâu (8-4), hội đền Đô, hội Lim, hội Chùa Phật Tích...
Về ăn mặc dân Kinh Bắc ưa sang trọng nhưng nền nã: nam khăn xếp, áo the, ô lục soạn; nữ áo mớ ba, mớ bảy, nón quai thao. Xứ bắc có nhiều làng nghề nghệ thuật như làng tranh Đông Hồ, làng hát ca trù Thanh Tương, làng rối nước Đồng Kỵ, Bùi Xá, Đa Hội, Tam Lư, Tấn Bảo,...và đặc biệt hơn cả là hệ thống 49 làng chơi quan họ, một lối chơi, một sin hoạt văn hoá tinh tường, độc đáo, đạt tới đỉnh cao của thi ca và âm nhạc mà chỉ người Bắc Ninh mới có.
Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đấu tranh vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, những giá trị của nền văn hoá Kinh Bắc vẫn được giữ gìn và phát huy. Bắc Ninh nổi tiếng là vùng quê sớm có phong trào cách mạng, nơi sớm ra đời các tổ chức tiền thân của Đảng, mảnh đất sinh thành và nuôi dưỡng các vị tiền bối xuất sắc của Đảng như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt. Nơi đây cũng là quê hương của nhiều bậc tài danh trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, nghệ thuật. Vì từ xưa đến nay Bắc Ninh vẫn luôn xứng danh là miền đất trù phú, kinh tế phát triển, là quê hương của thi ca, mảnh đất mà văn hoá nghệ thuật phát triển đến đỉnh cao của dân tộc Việt Nam.
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Giới thiệu chung tỉnh Bắc Ninh

Gửi bàigửi bởi hungcay » 22 Tháng 4 2011

VĂN HOÁ
Bắc Ninh - Miền quê của những di sản lịch sử, văn hoá tiêu biểu

Tiến sỹ Trần Đình Luyện
Đến bất cứ đâu trên mảnh đất Bắc Ninh - miền quê ''địa linh nhân kiệt" ? nơi từ nghìn xưa cho đến hôm nay luôn là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, cũng đầy ắp những kỉ niệm lịch sử được kết tinh trong những di sản văn hoá tiêu biểu ở khắp các làng quê của vùng đất này.
Bên kia sông Đuống, trên đất Thuận Thành, uy nghiêm lăng mộ Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân ? Âu Cơ tại làng Á Lữ - di tích thờ "Nam bang thuỷ tổ" (ông tổ nước Nam). Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương (Dâu) với các di tích dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga còn lại của trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷ đầu công nguyên.
Thuận Thành còn là miền quê của nghệ thuật dân gian với làng tranh Đông Hồ, làng ca trù Thanh Tương, múa rối nước Bùi Xá, kiến trúc Phật giáo nổi tiếng cổ kính và mỹ lệ như Chùa Dâu, chùa Bút Tháp. Đây còn là quê hương của nhiều thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Gia Thiêu, Sái Thuận,...
Qua Thuận Thành, tới Gia Bình ? nơi có ngọn Thiên Thai thơ mộng, quê hương của ông trạng khai khoa Lê Văn Thịnh là một địa thắng nổi tiếng nên các vua chúa đời trước đã dựng chùa Đông Lâm, chùa Tĩnh Lự trên đỉnh núi, cung Long Phúc ở sườn non để thường xuyên về đây du ngoạn. Qua Thiên Thai tới Lệ Chi Viên và dấu tích hành cung Đại Lai nơi xẩy ra vụ oan nghiệt với Nguyễn Trãi-người anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới. Từ Đại Lai sang chùa Đại Bi ? quê hương của nhà sư, thi sỹ nổi tiếng Huyền Quang, một trong ba vị tổ của thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Xuống cửa Lục Đầu ? Bình Than vũ công lẫy lừng, vào thăm đền thờ và lăng mộ Cao Lỗ Vương ở làng Đại Than và Tiểu Than quê hương của nhà quâ n sự tài ba đã sáng chế r a nấy nỏ và kiến trúc kinh thành Cổ Loa, giúp vua An Dương Vương bảo vệ nhà nước Âu Lạc.
Vượt cầu Hồ hay từ Hà Nội ngược quốc lộ 1A qua sông Hồng, sông Đuống tới đất Từ Sơn xưa, nay là các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, thị xã Bắc Ninh và huyện Quế Võ. Hơn bất cứ đâu nơi đây đậm đặc di tích lịch sử và sống động truyền thống văn hoá Việt Nam. Làng Đình Bảng, lăng Lý Bát Đế, đền Cổ Pháp-nơi yên nghỉ và tôn thờ các vua Lý những bậc minh quân đã khai mở một triều đại vàng son, xây dựng và phát triển nền văn minh Đại Việt. Vùng đất này là địa bàn chủ yếu để thi triển các chính sách bảo vệ và xây dựng đất nước, phát triển văn hoá Việt Nam của các triều đại với nhiều thành tựu rực rỡ. Chiến tuyến Như Nguyệt, đền Xà, đền Y ên Phụ (Yên Phong) còn âm vang lời tuyên ngôn trên dòng sôn g Cầu lịch sử "Nam quố c sơn hà Nam đế cư..."(sông núi nước Nam vua Nam ở). Các chùa Phật Tích, Tiêu Sơn, Bách Môn, Bách Môn, Cổ Pháp, Lãm Sơn (Dạm), Hàm Long, các đình Đình Bảng, đình Diềm, đền Bà Chúa Kho, đình Hồi Quan, Cổ Mễ, thành cổ Bắc Ninh,...là những danh lam cổ tự và những công trình kiến trúc nghệ thuật vào bậc nhất của nước ta thời Lý-Trần-Lê. Tiêu biểu là Văn Miếu Bắc Ninh, nơi tôn thờ trên 600 tiến sỹ quê hương Kinh Bắc-Bắc Ninh, chiếm 1/3 các vị đại khoa Hán học cả nước, cho thấy Bắc Ninh là vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến Việt Nam. Nền văn hiến ấy nẫy nở, bảo tồn và phát triển trước hết ở các làng xã Bắc Ninh. Đa số làng quê ở đất này được tôn vinh là "Mỹ tục khả phong", "địa linh nhân kiệt" bởi có lịch sử lâu đời và trù phú với cá c hoạt động kinh tế, văn hoá vừa đa dạng vừa sôi đ ộng. Nơi đây có các làng tiến sỹ như Kim Đôi, Tam Sơn, Vĩnh Kiều,...các làng buôn nổi tiếng như Phù Lưu, Mai Động, Đình Bảng, Lũng Giang,... và đông đảo các làng thợ; làm giấy gió Đống Cao, chạm khắc gỗ Phù Khê, Kim Thiều, Đồng Kỵ; rèn sắt Đa Hội, sơn mài Đình Bảng, đúc đồng Đại Bái, Quảng Bố, làm gốm Phù Lãng, dệt lụa Cẩm Giang, Tam Sơn, Nội Duệ,...
Bắc Ninh là vương quốc của lễ hội, quê hương của sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc và phát triển tới đỉnh cao. Hầu như làng nào cũng có lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu cả vùng, cả nước như hội xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích, hội rước pháo Đồng Kỵ, hội đền Lý Bát Đế, đền Bà Chúa Kho, hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Hàm Long, hội đền Phả Lại, hội giổ tổ Huyền Quang,...Nổi tiếng và thu hút là hội ca hát giao duyên của các làng Quan Họ. Lễ hội và các hoạt động văn hoá của dân tộc Việt Nam trên vùng đất Bắc Ninh ? Kinh Bắc: thông minh, cần cù, tài khéo, năng động và tinh xảo trong hoạt động kinh tế, sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật và bao trùm là đạo lí sống "uống nước nhớ ng uồn" , quý trọng cái tình , cái nghĩa, sự chung thuỷ trong quan hệ ứng xử giữa người với người "bốn biển một nhà", "tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm", tôn vinh tình yêu thương con người và sự mê say các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Vì vậy về với Bắc Ninh là về với quê hương của thi ca, nhạc hoạ, về với cội nguồn dân tộc và văn hoá Việt Nam.
Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, những di sản văn hoá quý giá của quê hương Bắc Ninh ? Kinh Bắc đang được bảo tồn và phát huy, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hiến Kinh Bắc.
Rạng rỡ một Bắc Ninh
Tuỳ bút - Băng Sơn
Bắc Ninh nằm ở khoảng nào trong đất nước? Câu hỏi có vẻ kỳ cục, buồn cười và hơi ngớ ngẩn. Xin thưa: Không đâu. Ai chẳng biết Bắc Ninh thuộc Kinh Bắc ngày xưa, một trong tứ trấn quanh kinh thành Thăng Long về bốn phía: Đông, Đoài, Nam, Bắc tức tỉnh Đông là Hồng Châu, Đoài là trấn Sơn Tây, Nam là Sơn Nam và Bắc là Kinh Bắc. Có thời Kinh Bắc còn lên tít Bắc Giang, Đồng Mỏ và ăn xuống Đông Ngàn, sát kinh thành. Cao Bá Quát sinh ra vùng Keo Sủi vẫn là Kinh Bắc. Nguyễn Công Hoan, Tô Hiệu sinh ra nơi Huê, nay thuộc Hưng Yên, nhưng ai chẳng biết câu ca:
Ai về Đồng Tỉnh Huê Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai.
Huê Cầu chính là Xuân Cầu nằm ven đường quốc lộ số 5. Cụ Hạ Bá Cang tức nhà cách mạng Hoàng Quốc Việt chính là người quê Đáp Cầu (chứ không phải Xuân Cầu hay Huê Cầu), dòng họ Hạ Bá rải ra khắp nước và Đáp Cầu có nhà máy kính đang cung cấp kính cho trăm nơi, ai nhìn xuyên ánh sáng ra ngoài ngôi nhà, ngoài khu siêu thị, ngoài biệt thự lâu đài.... chắc là kính Đáp Cầu góp phần, có mặt....
Hỏi Bắc Ninh nằm ở đâu chính là muốn trả lời rằng Bắc Ninh không chỉ là một vùng đất có sông Cầu, sông Đuống, có núi Phật Tích, Bách Môn, có chùa Dạm, Tiên Sơn, có bánh Phu Thê Đình Bảng, có núi Thiên Thai, có những con người nổi danh như Lê Quang Đạo của Đình Bảng, Hoàng Cầm của Thuận Thành, Ngô Gia Tự của Tam Sơn, Nguyễn Văn Cừ của Phù Khê v.v... mà Bắc Ninh là vùng nằm sâu thẳm trong lòng người cả nước.
Từ vùng châu thổ sông Hồng qua thủ đô Hà Nội, kinh đô Thăng Long, ai muốn lên biên cương phía Bắc, làm sao không qua Bắc Ninh mà được? Phi Khanh đi đầy có qua đây? Ngô Thì Nhậm đi sứ phương Bắc có qua đây? Ông thi sĩ tài hoa bất tử Nguyễn Du mang nàng Kiều về làm dâu đất Việt, Việt hoá cho cô, cho cô tên Việt, tính Việt, vóc dáng Việt để đi vào triệu hồn người Việt, có thể nào cáng võng, ngựa xe của ông lại không qua Bắc Ninh, khi chính người sinh ra ông, vợ thứ của quan Tể tướng, thân phụ ông là cô gái vùng Quan họ, cô gái Bắc Ninh trăm phần trăm, cô gái cho ông dòng máu trữ tình thi sĩ. Và biết đâu, ông chẳng dừng chân, nâng chiếc bầu rượ u nấu bằng nếp cái hoa vàng ủ bằng men la hừ ơi ơ cho tấm lưng dài nằm cáng cưỡi ngựa nhiều ngày đỡ mỏi.
Đã có bao nhiêu triệu người sống trong lòng một vùng Bắc Ninh mấy nghìn năm nay, từ khi đây là bộ Vũ Ninh, có chú bé lên ba, chợt lớn lên thành Thánh Gióng, đánh giặc, vung roi, tre gãy vụn ra khắp cánh đồng để đời sau, tre có nẩy mầm, còn rải rác bao nhiêu khóm tre khắp cánh đồng Lang Tài, Gia Bình, Thuận Thành, Tiên Sơn, núi Và, núi Bò.... cùng với vết chân ngựa thành hồ ao, có hình tròn như con mắt của đất đai, chơm chớp nhìn con cháu ngàn đời đang sống ra sao... đến nay ta vẫn bắt gặp nhiều chiều.
Và bao nhiêu triệu người qua đây từ bấy. Bao nhiêu sản vật núi rừng phải vượt Bắc Ninh về với đồng bằng? Bao nhiêu vật phẩm của đồng bằng vượt Bắc Ninh lên miền rừng núi? Bắc Ninh chứng kiến.
Chắc chắn hàng nghìn năm con đường số một không to rộng, bằng phẳng như ngày nay. Nó cong queo, uốn lượn, nó gập ghềnh khấp khểnh gồ ghề... nhưng Bắc Ninh thì lan toả, bất chấp thời gian, mưa nắng, bão bùng....
Tại sao cả nước chỉ có một vùng này là Quan họ? Tại sao có đến 49 mà không phải là một, hay hai hoặc con số tượng trưng băm sáu? Có ai người Việt lại không từng nghe một điệu la hừ, một làn Quan họ, cả người trong nước và người xa xứ tha phương lênh đênh chìm nổi? Gốc cây đa, con bướm lượn, cánh bèo dạt, đám mây trôi.... bình dị mà cao vời.... như khúc tre thành cây đàn bầu, gióng trúc thành cây sáo, đoạn lồ ô thành khúc đàn t'rưng, hòn đá thành cây đàn đá Khánh Sơn... người gái Quan họ, liền chị Quan họ đã không là một đêm hội rồi tan, một canh rồi lặn, mà nó đã đọng lại trong triệu hồn người, phải chăng nó đã là viên cát được cấy vào lòng con trai đáy biển để rồi nó trở thàn h viên ngọc trai lấp lánh bẩy sắc cầu vồng.
Những bãi dài ngô, mía ven con sông Đuống, sông Cầu, con sông đã có nhiều cầu nhưng ai qua Kinh Bắc hình như sóng vẫn vỗ ăm ắp lòng mình, con đò lãng đãng tròng trành, mà chàng ca sĩ Trương Chi không bao giờ nguôi ngoai trong tình sử, thuyền anh còn chìm trong khúc sông Tương nơi cuối làng Đình Bảng, cạnh ngôi đình nguy nga hiếm hoi trên đất Bắc, cạnh bà Lụa ghép cả tên con là Xuân thành bà Lụa Xuân, làm món bánh phu thê lừng danh không ai sánh kịp. Đình Bảng còn đó, tình yêu còn kia, lòng ta đây vẫn vang vọng câu:
Ngày xưa có anh Trương Chi
Người thì thậm xấu hát thì thậm hay
Cô Mỵ Nương vốn ở lầu Tây
Con quan Thừa Tướng ngày rày cấm cung....
Lời ca đúng là từ Việt cổ, cách nói hoàn toàn Việt, nên ai bảo rằng anh Trương Chi là người Tầu trong chuyện của Tầu thì mặc họ, ta bảo đó là chàng trai Kinh Bắc, Bắc Ninh, cùng với câu ca của thiên tài âm nhạc Văn Cao:
Ngồi đây ta gõ mạn thuyền ta ca
Trái đất còn riêng ta...
và:
Trách ai khinh nghèo quên nhau
Đôi lứa bên giang đầu....
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương nổi tiếng một thời, lời lời châu ngọc, sống ở Hà Nội nhưng có cơ sở ở làng Diềm, cao hứng, ông lại đáp tầu lên Bắc Ninh, Phủ Lạng Thương, ghé xuống ga, vào đây để thâu đêm Quan họ, đứng tình cho thơ đẹp mộng đời....
Lò gốm Phù Lãng đang tắt. Nhưng bao đời, bao nhiêu triệu nấm mồ được cải táng, cát táng, thay áo mới, sang nhà mới.... vào dịp cuối năm, phải nhờ đến chiếc tiểu sành màu gan gà, rắn hơn đá, bền hơn thời gian để đặt vào bộ mới (có cả tiểu của Thổ Hà, tuy là Bắc Giang nhưng nằm kề ngay bên bờ sông Cầu, chỉ một lá đò ngang đã xoá nhoà biên giới hai vùng của một Kinh Bắc chung nhau...)
Ai làm tương, đặt chum tương nơi gốc cau, gốc mít, ai có chiếc hũ đựng vừng đựng lạc trong buồng, ai có chục bát sành loe miệng.... Phù Lãng là hồn nó đấy.
Đã bao nhiêu trăm phiên chợ tết làng quê phố huyện, cả chợ tết thị thành, những tờ tranh Đông Hồ được bày ngay trên nền đất chợ, lấy hòn gạch hòn đá đè lên cho gió khỏi bay: tranh Hứng dừa hớ hênh trắng nõn, tranh Đánh nghen nắc nẻ nhịp cười. Tranh đám cưới chuột mèo chuột biếu xén bịt mõm nhau, tranh Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, tranh Gà tranh Lợn, ngữ sắc hay, xoáy âm dương.... Tranh ấy đã đi về đâu? đã in vào tâm khảm hàng trăm thế hệ, cả ông nghè đến thi sĩ, cả cậu bé đẻ tóc trái đào đến cô gái nữ trinh xem mà rúc rích đỏ đôi má trẻ... Tiếc sao nay Đông Hồ hưu hắt thời gian, ván khắc nhện chăng, tro lá tre. vỏ con điệp, quả dành dành để mốc.... Một nỗi buồn như se se heo may làm tâm tư thổn thức như mất một tình yêu không bao giờ còn gặp lại.
Bắc Ninh ở đâu, về đâu?
Bắc Ninh đâu chỉ là quê hương đứa trẻ thiếu cha nhưng trở thành ông vua khai sáng một chiều đại huy hoàng. Lý Công Uẩn trở thành Thái Tổ nhà Lý? Công của Bắc Ninh phổ vào tâm hồn nhà sư Vạn Hạnh và Khánh Vân chăng? Cũng chính chàng trai này được vợ ông vua đời trước dâng áo hoàng bào. Mục đích là đánh giặc ngoại xâm đang ngấp nghé chốn biên thuỳ. Và ai khác đều không phải cũng chính ông mở con đường cho thành đại La trở lên Thăng Long sắp vào nghìn tuổi?
Gần nghìn năm sau, nơi thờ tám vị vua nếu không nói cả Vua Bà Lý Chiêu Hoàng là 9, có một nhà giáo nhân dân, lại cũng là người được phong anh hùng lao động, ông Nguyễn Đức Thìn, hàng ngày nhang khói cho cả nước cùng hướng về chiêm bái, khiến cả mây trên tròi cao cũng đi liền tám khối thành "Bát đế vân du" một điềm báo đẹp.
Bắc Ninh đồng bằng, nhưng đột khởi núi non. Ai đã qua Gia Bình, lên núi Thiên Thai, ngọn núi đã vào Quan Trèo lên đỉnh núi Thiên Thai.... mà nghe gió sông Đuống quạt lên, mà nghe mây trời đậu vào hàng thông vi vút.... mà nơi chân núi không cao không thấp ấy, còn có ngôi miếu nhỏ. Nhỏ lắm, nhưng vào hồn người thì lại rộng bao la. đó là nơi ông Trạng nguyên đầu tiên, Trạng nguyên khai khoa đời Lý, Lê Văn Thịnh, người trí thức mở đường khoa cử gần nghìn năm trước.... được phụng thờ, với hình tượng một con rồng bằng đá, không duỗi thẳng thân mình mà bay, mà trườn mà bò... ngược lại, tự oằn oại thân mình, quay lưng lại, tự cắn vào thân mình như muốn nói nỗi oan khiên này ai sáng tỏ?
Đây có phải là con rồng duy nhất trên cả nước có hình thù đặc biệt như thế không, khi mọi văn miếu, mọi cổ thành, mọi cung điện, đền đài... các con rồng dù 4 hay 5 móng, đều uốn dài những khúc lưng mà không con nào co quắp?
Có ai không biết người con gái tựa vào gốc cây hoa lan mà trở thành nguyên phi, hoàng thái hậu? Có ai không biết ngôi chùa Bút Tháp, có tháp cao bằng đá, có hình tượng phồn thực Linga, có cầu quán, từng là nơi được dựng để ghi nhớ thời kỳ thịnh hành đạo Phật Việt Nam, cùng với chùa Dâu Thuận Thành, có tháp vuông rỗng ruột Hoà Phong, 7 tầng, nhưng bão tố làm hư hại chỉ còn ba, nhưng đồ sộ, hiên ngang, thách thức với thời gian, chẳng khác nào sân chùa còn khuôn giếng thơi, nước soi trời trong vắt, hẳn là chiếc gương để sửa tóc vấn khăn của nàng trinh nữ Ỷ Lan trở thành hoàng hậu và cũng là người xây dựng bao nhiêu chùa tháp Bắc Ninh, mà người đời phải công nhận rằng: Đình Đoài, chùa Bắc, nghĩa l à vùng trấn Sơn Tây phía đoài thì đình to đẹp nổi tiếng, nhưng nói đến chùa thì không nơi đâu bằng Bắc Ninh, Kinh Bắc, xem kia, chùa Tiêu, chùa Dạm, chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Trăm Cửa, chùa Lim...
Làng Đại Bái là đâu, đó chính là làng mang tên nôm làng Bưởi, có nghề đúc nồi đồng điếu, gò nồi đồng thau mà có tên là làng Bưởi Nồi. Bao nhiêu nghệ nhân được phong bàn tay vàng hay không được phong vì thời xưa chưa có, ông Nguyễn Đức Chỉnh đang rời làng Bưởi Nồi về sống ở Hà Nội là một. Nghề đúc có từ bao giờ. Mấy làng của Bắc Ninh rời về Thăng Long lập ra làng Ngũ Xã? Pho tượng Trấn Vũ còn đây? Kinh thành Huế cũng có nghề đúc, có lần thấy những chiếc vạc đồng nằm nghiêng ngả giữa sân rêu, lòng vạc có lá vàng rụng với bèo tấm hoang vu.... mà chạnh lòng nhớ về phường thợ đúc đã tiêu tan, phường đúc Huế và phường đúc Đại Bái có đồng môn? Không biết, nhưng Bắc Ninh hiện hình q ua bao nhiêu bát nhang bằng đồng, những chân nến, những đỉnh đồng, lư đầu, những âu trầu cho các bà các mẹ bao thời ăn trầu, những lồng ấp đựng than hồng sưởi chân mệnh phụ, tiểu thư.... Bắc Ninh tung đàn con của mình vào đất nước, hào phóng khác gì tình mẹ...
Hỏi Bắc Ninh ở đâu, không còn là buồn cười, ngớ ngẩn. Bắc Ninh nằm trong cả nước, Bắc Ninh đọng giữa muôn hồn. Bắc Ninh trở thành cái nôi Quan họ, thành niềm say đắm dân gian cho thơ cho nhạc cho hoạ cho tình cho nghĩa....
Vật đổi sao rời.... Văn Miếu Bắc Ninh đang được tu chỉnh. đã có nhiều khu ruộng bỏ lúa trồng hoa đào, Tết của cả nước, Bắc Ninh cũng đang góp thêm phần tươi thắm....
Có một Bắc Ninh rộng mênh mông là thế. Tự hào lắm chứ !.
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Giới thiệu chung tỉnh Bắc Ninh

Gửi bàigửi bởi hungcay » 22 Tháng 4 2011

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
Kinh tế: Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hoá đang phát triển, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng. Đặc biệt hệ thống 61 làng nghề truyền thống như: đúc đồng (Đại Bái ? Gia Bình), sắt thép (Gia Hội - Từ Sơn), gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Kim Sơn),...đã và đang phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh. Đồng thời với hàng loạt địa danh gắn liền với di tích lịch sử - văn hoá và con người Kinh Bắc, Bắc Ninh đang ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tới tham quan du lịch.
Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực của Bắc Ninh khá dồi dào. Dân số năm 2001 960.500 người, trong đó số người có khả năng lao động là 484.900 người (chiếm 50.5%). Trung bình mỗi năm số người bước vào độ tuổi lao động tăng từ 10 nghìn đến 15 nghìn người. Số lao động đã qua đào tạo chiếm 18%. Trình độ dân trí cao, hàng năm có từ 30 ? 40% học sinh phổ thông thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp góp phần đáng kể cho nền kinh tế địa phương.
Văn hoá ? xã hội: Bắc Ninh là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu, đền đài, quê hương của lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng. Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Trong thời phong kiến, suốt hơn 800 năm khoa cử chữ Hán, Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sỹ. Trong đó có rất nhiều người đã thành các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Cao, ...Họ không chỉ là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao và còn là những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho nền văn hiến Kinh Bắc.

NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA.

Sau hơn 5 năm tái lập tỉnh, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, nền kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực, cụ thể như sau:
Thắng lợi có ý nghĩa tổng quan nhất là kinh tế phát triển với tốc độ cao và khá bền vững. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 12,1%/ năm ( 1996-2001), năm 2002 là 14%. Cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: tỷ trong nông nghiệp giảm từ 46% ( năm 1996) xuống còn 31,7% ( năm 2002), tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ tăng tương ứng từ 54% lên 68,3%. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân năm năm 2001 đạt 449 USD, tăng so với năm 1996 là 193 USD.Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao được thể hiện rõ nét trên hầu hết các ngành kinh tế (năm 2002, tốc độ tăng khu vực nông nghiệp, Công nghi ệp, dịch vụ là 5,7%- 22,8%- 12,5% so với 5,1%- 8,5%- 13,5% của năm 1996).

Sản xuất nông nghiệp đạt được tiến bộ trên cả 2 lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 7,9%/ năm ( 1996-2001), năm 2002 5,7%, đạt 1.795,7 tỷ đồng ( giá so sánh 1994). Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa nhiều giống lúa mới cho năng suất cao vào sản xuất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, nên năng xuất lúa liên tục tăng từ 36,7tạ/ha( năm 1996) lên 53,5 tạ /ha (năm 2002), đưa sản lượng lương thực có hạt tăng từ 30,96 vạn tấn lên 45,28 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người tăng từ 350 kg lên 466 kg. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng giá trị trồng trọt- chăn nuôi- dịch vụ năm 1996 là 70,5%- 26,3%-3,2% sơ với năm 2002 là 63%- 33,6%- 3,4%. Một số vùng chuyên canh, sản suất hàng hoá quy mô nhỏ đã được hình thành như giống lúa nếp ở Từ Sơn, Tiên Du, Quế Võ;lúa chất lượng cao ở Lương Tài; dưa chuột xuất khẩu ở Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình. Chăn nuôi và thuỷ sản tiếp tục phát triển, tổng đàn lợn 1996 291,6 - 443,6, đàn bò 36,8- 44, đàn gia cầm (1999) 2,6-3,8. Sản lượng thuỷ sản năm 2001 đạt 8.513 tấn, tăng gấp 2,3 lần năm1996.

Sản xuất công nghiệp phát triển với tốc độ cao, bình quân đạt 33,7%/ năm (1996-2001). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 3.345,3 tỷ đồng tăng 1996-,480,2 tỷ đồng. Sau hơn hai năm khởi công, Khu công nghiệp Tiên Sơn đã có 34 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn hơn 1.500 tỷ đồng, diện tích thuê đất chiếm 130ha, trong đó đã thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho 18 dự án, với tổng vốn đầu tư 963 tỷ đồng , chiếm 80ha đất, đến nay đã 6 dự án đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động; Khu công nghiệp Quế Võ đến hết năm 2002 đã có 23 nhà đầu tư đăng ký, với tổng số vốn là 1.000 tỷ đồng, diện tích chiếm đất 83ha, trong đó có 17 dự án được cấp giấy phép đầu tư, với tổng vốn đầu tư 718,7 tỷ đồng, chiếm 45ha đất. Cùng với việc phát triển hai khu công nghiệp trên, UBND tỉnh đang chỉ đạo triển khai lập quy hoạch phát triển 3 Khu công nghiệp gồm: KCN Nam Sơn- Hạp lĩnh(300ha); KCN Yên Phong (200ha); KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn(300ha). Ngoài ra, tỉnh còn chú trọng đến công tác quy hoạch xây dựng các Cụm công nghiệp và Khu công nghiệp làng nghề; khuyến khích khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, đến nay tỉnh đã tiến hành quy hoạch 17 cụm công nghiệp đa nghề, làng nghề ( 11 cụm đa nghề, 6 cụm làng nghề) ở 8 huyện, thị xã với diện tích 235,3ha, hiện nay đã có 7 cụm khởi công, 6 cụm thực hiện phương thức gọi đầu tư cấp dời, 4 cụm đang tiến hành xây dựng quy hoạch.Vì thế, các làng n ghề được củng cố và phát triển đã tạo ra 75% giá trị sản xuất khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh; góp phần giải quyết việc làm( thu hút gần 5 vạn lao động) và tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo, tạo ra tích luỹ nội bộ cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Kinh tế đối ngoại và thương mại - dịch vụ có bước phát triển. Các cụm thương mại - dịch vụ ở thị xã, thị trấn và thị tứ từng bước được hình thành. Mạng lưới chợ nông thôn tiếp tục phát triển, hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng, hàng hoá phong phú, giá cả ổn định đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá hàng hoá thị trường xã hội tăng từ 875,3 tỷ đồng năm 1996 lên 2.089,3 tỷ đồng năm 2002; hoạt động xuất nhập khẩu hàng năm đều tăng, năm 1996 đạt 35,42 triệu USD, nắm 2002 đạt 96,9 USD, tăng so với năm 1996. Từ năm 1997 đến nay , Bắc Ninh đã tiếp nhận và triển khai nhiều dự án sử dụng nguồn vốn ODA như : trạm bơm Tân Chi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh ...và nhiều dự án đầu tư và hợp tác liên doanh với nước ngoài đã đi vào hoạt động.

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 8,4%/ năm ( 1996-2000), năm 2001 đạt 254,7 tỷ đồng, năm 2002 đạt 309 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 1999 là 899 tỷ đồng, năm Hoạt động tín dụng có bước chuyển biến đáp ứng nhu cầu vốn phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tạo việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo, tổng nguồn vốn huy động năm 2002 tăng so với năm 1997 là 1.400/572,4, tổng dư nợ tín dụng tăng 1.800/611,5.

Cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, các lĩnh vực văn hoá- xã hội có bước phát triển khá:
Quy mô đào tạo các cấp, các ngành học được mở rộng; chất lượng giáo dục trọng điểm và đại trà được nâng lên. Tổng số học sinh phổ thông năm 1999 là 234.101, năm 2001 là 233.654, số học sinh trên phổ thông trên 1 vạn dân năm 1999 là2.479, năm 2001 là 2.432; tổng số giáo viên năm 1999 là 7.988, năm 2001 là9.028.

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân được quan tâm chỉ đạo, các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt; số giường bệnh trên 1 vạn dân năm 1999 là 16,8, năm 2001 là 17,6, số y, bác sỹ trên 1 vạn dân năm 1999 là 16,3, năm 2001 là 17,8.
Các hoạt động văn hoá quần chúng được tổ chức thường xuyên góp phần giáo dục truyền thống giữ gìn bản sắc dân tộc của vùng quê kinh bắc và từng bước nâng cao phát triển văn hoá tiên tiến.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển sâu rộng, các môn thể thao truyền thống được duy trì và phát triển; tổng số câu lạc bộ TDTT năm 1999 có 320, năm 2001 có 380, tổng số môn thể thao được luyện tập phổ cập năm 1999 là 16, năm 2001 là 21.
Các chương trình đào tạo, giải quyết việc làm được đẩy mạnh; đã giải quyết việc làm cho hơn 10 vạn lao động, góp phần tăng hiệu suất sử dung lao động ở nông thôn và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị( hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn năm 1999 là 74,6%, năm 2002 là 77,3%, tăng 2,7%; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 1999 là 6,77%, năm 2002 là 5,2%, giảm 1,57%). Chương trình xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh, đã giảm hộ nghèo từ 10,2% năm 2000, xuống còn 7,68% năm 2002 ( theo tiểu chí mới). Đời sống các tâng lớ p dân cư ổn định và từng bước được nâng cao.

Công tác quốc phòng an ninh được quan tâm đúng mức, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hôi được ổn định, không có diễn biến phức tạp xảy ra.
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011

Re: Giới thiệu chung tỉnh Bắc Ninh

Gửi bàigửi bởi hungcay » 22 Tháng 4 2011

TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi. là tỉnh tiếp giáp và cách Thủ đô Hà Nội 30km: Cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km; cách cảng biển Hải Phòng 110km. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm - tam giác tăng trưởng: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh có các tuyến trục giao thông lớn, quan trọng chạy qua; nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc: đường quốc lộ 1A-1B, quốc lộ 18 (Thành phố Hạ Long - sây bay Quốc tế Nội Bài), quốc lộ 38, đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc. Trong tỉnh có nhiều sông lớn nối Bắc Ninh với các tỉnh lân cận và c ảng Hải Phòng, cảng Cái Lân. Vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh là một trong những thuậ n lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian... đặc biệt là những làn điệu dân ca quan họ trữ tình nổi tiếng trong và ngoài nước.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 8 trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề và nhiều cơ sở giáo dục có quy mô lớn, chất lượng khá. Trong tỉnh hiện có hơn 600.000 lao động trong đó đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề phát triển khá nhanh phù hợp với nền kinh tế mở cửa. Đội ngũ lao động trong tỉnh có khả năng tham gia hợp tác lao động quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư khai thác lao động khi đến Bắc Ninh đầu tư.
Trong những năm qua kinh tế xã hội Bắc Ninh đã có bước phát triển, tổng sản phẩm GDP tăng bình quân 12,9% (năm 2001 GDP tăng 14,1%). Trong đó nông nghiệp tăng bình quân 6,4%, công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng bình quân 23,1%, thương mại dịch vụ tăng 12,0%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 24,5%, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 18,6%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Từ năm 1996 đến năm 2001 tỷ trọng nông nghiệp từ 46% giảm còn 34,2%, công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 24,1% lên 37,1%, dịch vụ từ 29,9% xuống 28,7%.
Cùng với các địa phương trong cả nước giai đoạn từ nay đến năm 2010 là giai đoạn quan trọng để nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 của tỉnh được xác định như sau: Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2010 đạt 13%, đưa GDP bình quân đầu người đạt mức trung bình của cả nước. Chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá trên cơ sở công nghệ mới, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tỷ lệ: nông nghiệp chiếm khoảng 17,5%, công nghiệp và xây dựng 42% (riêng công nghiệp 29,3%) và dịch vụ 40,5% vào năm 2010 (tỉnh theo giá 19 94).
Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2010, tỉnh Bắc Ninh tập trung thực hiện một số giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm:
- Thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá và hiện đại hoá nông thôn. Tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp, đẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá với thị trường bên ngoài, tạo khả năng xuất khẩu tối đa.
- Phát huy mọi tiềm lực khoa học kỹ thuật, công nghệ cao; đổi mới quản lý, phát triển đa dạng các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển và phân bổ các ngành sản xuất mũi nhọn; khai thác tiềm năng các làng nghề, ngành nghề truyền thống hiện có.
- Hình thành các vùng cây, con có giá trị thương mại theo hướng chuyên môn hoá như vùng rau sạch, rau xuất khẩu, cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng hoa... vùng chăn nuôi bò, cá, con đặc sản... đưa chăn nuôi trở thành một ngành chính.
- Chú trọng phát triển con người và các vấn đề xã hội. Nâng cao trình độ dân trí và mức sống của nhân dân trong tỉnh. Bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động ở trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới thực hiện công nghiệp hoá.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ THUẬN LỢI

1. Khái quát về môi trường đầu tư tỉnh Bắc Ninh:
Thực hiện Luật ĐTNN tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2002/QH10 và nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại trong thời gian tới; tỉnh Bắc Ninh đã chuẩn bị các điều kiện về đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải cách các thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại Bắc Ninh.
- Hình thành và phát triển mạnh hai khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn và Quế Võ với tổng diện tích 796ha (khu công nghiệp Tiên Sơn 600 ha; Khu công nghiệp Quế Võ 196 ha), đã có 46 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký là 174,5 triệu USD và 1.264,2 tỷ VNĐ. Một số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tỉnh đã quy hoạch 18 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, trong đó 4 cụm công nghiệp chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sẵn sàng mời đón các nhà đầu tư vào thực hiện đầu tư.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 2588924 triệu đồng, tăng hơn 23% so với năm 2000. Số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh là 47, trong đó doanh nghiệp trung ương: 16, doanh nghiệp địa phương: 31. Doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước (năm 2001) là 2594447 triệu đồng. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh 525 (bao gồm công ty TNHH: 327, công ty cổ phần: 19, doanh nghiệp tư nhân: 179). Vốn đăng ký của các doanh nghiệp: 1.235.626 triệu đồng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 12 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký theo giấy phép cấp là 154.138.000 USD.
Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các hợp tác xã thương mại và hộ kinh doanh cá thể. Về kinh doanh nội địa: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường xã hội tăng bình quân 13,5% từ năm 1997-2001, năm 2001 đạt 1.765 tỷ đồng, ước năm 2002 đạt 2,100 tỷ đồng. Về kinh doanh xuất nhập khẩu: năm 1997 kim ngạch xuất khẩu địa phương đạt 11,7 triệu USD; năm 1998 đạt 31 triệu USD; năm 1999 đạt 29,6 triệu USD; năm 2000 đạt 49,8 triệu USD; năm 2001 đạt 38,8 triệu USD; năm 2002 ước đạt 39,3 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 23% năm (1997 - 2001), năm 2002 ước đạt 55 tr iệu USD.
Tỉnh Bắc Ninh thực hiện cơ chế "Một cửa" trong quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài theo quy định của Nhà nước. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Tại các cơ quan đầu mối, các nhà đầu tư sẽ được giúp đỡ, cung cấp các thông tin, giải quyết công việc có liên quan với thủ tục đơn giản và thời gian nhanh nhất.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số 60/2001/QĐ-UB ngày 26/6/2001 ban hành Quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 104/2002/QĐ-UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh Bắc Ninh bổ sung một số điều của Quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định 60/2001/QĐ-UB. Ngoài các chế độ chính sách ưu đãi quy định tại Luật khuyến khích đầu tư đến Bắc Ninh thực hiện đầu tư còn được hưởng các chế độ ưu đãi của tỉnh quy định.
Căn cứ quy mô đầu tư, vị trí, địa điểm đầu tư, loại hình đầu tư, các nhà đầu tư được hưởng các chế độ ưu đãi về:
- Ưu đãi về giá cho thuê đất; miễn, giảm và thời hạn nộp tiền thuê đất
- Được hỗ trợ tiền đền bù thiệt hại về đất khi giải phóng mặt bằng
- Hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương
Ngoài những ưu đãi trên, UBND tỉnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để đầu tư; ưu đãi cho thành lập doanh nghiệp chế xuất trong KCN; ưu đãi cho các doanh nghiệp thành lập mới và di dời vào khu công nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về xúc tiến thương mại, khai thác thị trường...
2. Các giải pháp xúc tiến đầu tư:
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những ưu điểm, lợi thế, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vào một số vùng trọng điểm cần định hướng đầu tư.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường và cơ hội đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài nắm bắt các thông tin cần thiết và tiếp súc trao đổi về dự án đầu tư.
- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác theo dõi, quản lý dự án. Tăng cường mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong việc xúc tiến các dự án đầu tư vào tỉnh.
- Hoàn thiện về thể chế và có những hướng dẫn cụ thể liên quan đến công tác tổ chức theo dõi các dự án.
- Xây dựng và công bố danh mục dự án gọi vốn ĐTNN tỉnh Bắc Ninh là bước cụ thể hoá và là một phần của công tác quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài. Chuẩn bị đầy đủ và chu đáo các thông tin về đối tác của tỉnh và dự án kêu gọi đầu tư.
- Đã thành lập trung tâm thông tin - tư vấn xúc tiến đầu tư giúp các doanh nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị dự án như xác định dự án, nghiên cứu khả thi, thẩm định và phê duyệt. Có hướng dẫn rõ ràng và cụ thể giúp cho quá trình sàng lọc các nghiên cứu khả thi và các báo cáo thẩm định.
- Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư trên các diễn đàn trong nước và nước ngoài dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng các phương tiện tuyên truyền khác nhau như: đài, báo, sách hướng dẫn, internet... Đẩy mạnh vận động đầu tư một cách chủ động theo các chương trình, dự án.
Khai thác triệt để những tiềm năng và lợi thế sẵn có, kết hợp với việc vận dụng những chính sách và cơ chế khuyến khích đầu tư của tỉnh; Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước đang thực hiện trên địa bàn tỉnh đã khẳng định cơ chế chính sách của tỉnh ban hành là đúng đắn. Hai khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn và Quế Võ cùng các cụm công nghiệp làng nghề đã, đang được xây dựng và tiếp tục kêu gọi đầu tư sẽ làm cho quá trình thu hút đầu tư trở nên sôi động, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh
http://www.bacninh.gov.vn/Intro/7.html
Nguyễn Tiến Hùng sưu tầm 20:31:41 Sunday, April 12, 2009
..đừng chỉ đọc, hãy bình luận hoặc gửi bài mỗi lần vào diễn đàn..!!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
hungcay
Super Guide
Super Guide
 
Bài viết: 298
Ngày tham gia: 16 Tháng 4 2011


Quay về Bắc Ninh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.1 khách.

cron