Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 06 Tháng 7 2011

Tập hợp các bài viết về Đền Ngọc Sơn.
Các bạn xem ở link sau: http://hungminh.wordpress.com/tag/ngocson
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Đền Ngọc Sơn

Gửi bàigửi bởi admin » 05 Tháng 6 2012

Vị trí: Nằm trên đảo Ngọc Sơn thuộc hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Đặc điểm: Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới xong đền Ngọc Sơn lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc.
Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền được dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày ngôi đền bị sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), một hội từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, năm 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử).

Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc Sơn đã có đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân Hà thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa.

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là tháp Bút.
Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Đền chính gồm hai ngôi đền nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn song - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.

Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.

Nguồn tin: vnexplore
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Đền Ngọc Sơn

Gửi bàigửi bởi admin » 04 Tháng 8 2015

Truyền kỳ về Bát Tiên : Lã Động Tân

Truyền kỳ về Bát Tiên có lẽ bắt đầu từ triều đại nhà Đường, và câu chuyện cũng thay đổi khác nhau qua với các triều đại. Tám vị tiên, theo ấn bản sau đời nhà Minh, là gồm có Chung Ly Quyền, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Lý Thiết Quải, Tào Quốc Cữu, Lã Động Tân, Lam Thái Hoà, và Hà Tiên Cô. Rất khác nhau về bề ngoài và cá tính, tám vị này là Đại Tiên trong Đạo gia, và họ thường tụ tập, họp mặt với nhau.

Tào Quốc Cữu là hoàng tộc của một hoàng đế; Lý Thiết Quải có tật ở chân nên bước đi với một cây gậy; Hà Tiên Cô là một phụ nữ trẻ đẹp; Trương Quả Lão trông rất khỏe mạnh ở tuổi già của mình và thường cưỡi ngược trên lưng lừa. Hàn Tương Tử là cháu trai của Hàn Dũ, một văn nhân nổi tiếng ở triều đại nhà Đường, thường thích thổi sáo; Chung Ly Quyền luôn luôn được nhìn thấy với một tay phe phẩy cái quạt lá.

Trong suốt các cuộc hành trình của họ, tám vị Tiên này đã gặp đủ loại người trong các tình huống khác nhau, nhiều câu chuyện về những trường hợp trong số đó đã được lưu truyền lại. Một ví dụ có liên quan đến nỗ lực cứu độ con người mà không thành công của Lã Động Tân như sau:

Lã Động Tân đã có một lần cam kết với Chung Ly Quyền rằng ông ta sẽ cứu độ tất cả chúng sinh. Nhưng ông vẫn chưa cứu được một người nào cả, do đó ông đã làm một chuyến du hành đến vùng Nhạc Dương. Trước kia ông đã tới đó hai lần để cố gắng giúp đỡ người thường. Nhạc Dương bây giờ là một khu vực hành chính thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc, ở trên bờ hồ Động Đình.

Lã Động Tân đã tự cải trang thành một ông già bán dầu ăn. Ông xem việc bán dầu như là một dịp để gặp và lựa chọn những người có triển vọng được cứu độ. Nếu một khách hàng có vẻ không tham lam, không đòi dầu ăn nhiều hơn những gì họ đã trả tiền cho, thì ông có thể cứu độ người đó được. Vì vậy, ông đã tiếp tục đi bán dầu trong một số năm, trong thời gian mà ông đã gặp các khách hàng, ngoại trừ một bà già ra, tất cả đều tham lam đòi hỏi quá đáng. Tuy nhiên bà già này, chỉ lấy những gì bà đã trả, và không lấy thêm ngay cả một giọt.

The Eight Daoist Deities.The Eight Daoist Deities. (Zhang Cuiying/The Epoch Times)
Bát tiên trong Đạo giáo. (Zhang Cuiying/The Epoch Times)
Rất ngạc nhiên, Lã Động Tân nghĩ rằng cuối cùng ông đã tìm thấy một người có thể cứu độ được. Ông hỏi bà ta: “Những người đến mua dầu đều muốn xin thêm, ngoại trừ bà ra. Tại sao bà không làm vậy?” Bà ta trả lời?: “Tôi hài lòng với chỉ một hũ dầu –hơn nữa, cuộc sống của ông cũng không dễ dàng gì với nghề bán dầu ăn. Làm sao tôi có thể lấy nhiều hơn được?” Sau đó, bà ta còn mời Lã Động Tân uống ít rượu để bày tỏ lòng cảm kích của mình.

Lã Động Tân cảm thấy bà ta là một người có triển vọng tốt và dự định sẽ cứu độ bà. Khi ông biết được rằng có một cái giếng trong vườn của bà, ông đã thả nhiều hạt gạo xuống đó. Ông bảo bà già: “Bà có thể kiếm nhiều tiền bạc bằng cách bán nước trong giếng”. Sau đó, ông bỏ đi. Bà già quay trở lại, nhìn vào giếng thì thấy rằng nước trong giếng đã được biến hóa thành rượu. Theo lời khuyên của Lã Động Tân, bà già đem bán rượu trong giếng và trở nên giàu có trong vòng một năm.

Một hôm, Lã Động Tân ghé qua chỗ ở của bà. Bà không có ở nhà, chỉ có người con trai của bà ở đó. Lã Động Tân hỏi anh ta: “Công việc bán rượu thế nào rồi?”

“Công việc bán rượu vẫn tốt, nhưng không có bã rượu, cám gạo để nuôi heo”, người con trai trả lời. Nghe xong những lời này, Lã Động Tân thở dài, thầm nghĩ: “Lòng tham vô đáy của con người đã tới mức độ thương tâm này sao!”. Vì vậy, ông đã lấy lại những hạt gạo trong giếng, rồi bỏ đi.

Chẳng bao lâu, bà già trở về. Người con trai kể lại cho bà những gì đã xảy ra. Bà ta đi ra xem giếng rượu. Rượu trong giếng đã biến thành nước. Bà già vội vàng chạy ra cửa, nhưng Lã Động Tân đã bỏ đi từ lâu rồi.

Lã Động Tân rời Nhạc Dương đi đến hồ Động Đình, và để lại một bài thơ than tiếc cho nhân loại: “Ba lần đến Nhạc Dương không người nhận ra, Qua hồ Động Đình ta ngâm một câu thơ”.
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Đền Ngọc Sơn

Gửi bàigửi bởi admin » 04 Tháng 8 2015

Hình ảnh


Hình bát tiên tại Huế. Từ trái sang:
1. Hán Chung Li ngồi ngoài cùng mé trái, phanh ngực với chiếc quạt sau lưng
2. Lã Động Tân mặc áo đạo bào màu nâu, tay cầm phất trần
3. Tào Quốc Cữu là người mặc áo trắng, tay cầm thẻ bài
4. Trương Quả Lão áo vàng đang ngồi, râu bạc và tay cầm ngư cổ
5. Lam Thái Hòa ở đây là cô gái mặc xiêm y đỏ, mang theo lẵng hoa
6. Thiết Quải Lý mặc áo xanh đang ngồi, tay trái cầm thiết trượng
7. Hàn Tương Tử là người ngồi thổi sáo mé bên phải
8. Hà Tiên Cô là người đứng ngoài cùng mé bên phải

八仙のメンバーは時代によって異なっていたが、後述する小説『八仙東遊記』成立後は、以下の八人で固定された。

李鉄拐(りてっかい)または鉄拐李
漢鍾離(かんしょうり)または鍾離権(しょうりけん)
呂洞賓(りょどうひん)
藍采和(らんさいか)
韓湘子(かんしょうし)
何仙姑(かせんこ)
張果老(ちょうかろう)
曹国舅(そうこっきゅう)
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội


Quay về Đền, chùa Hà Nội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.1 khách.

cron