Ngày 6-8-1945, quả bom nguyên tử đầu tiên rơi xuống Hirosima cướp đi sinh mạng của 140.000 người dân vô tội. Ngọn lửa vì hòa bình và kêu gọi hủy bỏ vũ khí hạt nhân lấy trong đám cháy trận bom nguyên tử 8-1945, được người dân thành phố này trân trọng gìn giữ trong suốt 64 năm qua, sẽ được thắp sáng tới nhiều thế hệ mai sau …
Khởi đầu một thảm họa
Hirosima trong quá khứ được coi là thành phố tập trung nhiều cơ sở quân sự và trường học nổi tiếng của Nhật Bản.Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho đến chiến tranh Thái Bình Dương, thành phố này luôn là địa điểm tập kết các lực lượng lục quân, thủy quân Nhật Bản.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu vào tháng 9-1939.Cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật , những công trình nghiên cứu hạt nhân cũng đạt bước tiến bộ rõ rệt. Thời đó, Nhà vật lý người do thái lưu vong sang Mỹ Leo-Szilard do lo ngại rằng người Đức cùng với phát minh về hạt nhân sẽ chế tạo ra bom nguyên tử, đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ hồi bấy giờ là Franklin Delano Roosevelt đề nghị Mỹ nhanh chóng xúc tiến kế hoạch chế tạo bom nguyên tử. Tháng 10-1939, Mỹ bắt đầu lên kế hoạch chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên mang tên Mahattan.

Toàn cảnh Hirosima trước khi bị ném bom nguyên tử.

Thành phố Hirosima sau khi ném bom.
Kế hoạch Mahattan được thực hiện trong 3 năm từ tháng 8-1942 với tổng kinh phí là 2 tỷ USD. Ngày 16-7-1944, quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới đã được thử nghiệm thành công tại bang New Mexico miền tây nước Mỹ. Tại sao Mỹ lại quyết định chọn Nhật Bản là mục tiêu ném bom nguyên tử? Theo một tư liệu tại bảo tàng, vào tháng 5-1943 Mỹ đưa ra ý tưởng chọn Nhật Bản là điểm ném quả bom nguyên tử đầu tiên và ý tưởng này đã được thống nhất tại cuộc hội đàm cấp cao Anh -Mỹ vào tháng 9-1944 với 3 lý do.
Hối thúc phát xít Nhật sớm đầu hàng nhằm giảm tối đa thương vong cho quân đội Mỹ.Tại cuộc hội đàm cấp cao quân đồng minh gồm Mỹ, Anh và Liên Xô cũ, các nhà lãnh đạo Xô Viết bày tỏ lập trường sẽ tấn công Nhật Bản trong vòng 3 tháng sau khi phát xít Đức đầu hàng. Và lý do cuối cùng là Mỹ muốn chứng tỏ uy lực của mình đối với cả thế giới bằng một loại vũ khí tối tân mới vừa được chế tạo.

Ngôi nhà mái vòm di tích sau trận bom nguyên tử.
Từ mùa xuân năm 1945, Mỹ bắt đầu tính đến nên chọn thành phố nào của Nhật Bản để thả bom nguyên tử. Theo tính toán của các chuyên gia quân sự của Mỹ thời bấy giờ mục tiêu ném bom là từ trung tâm thành phố trong vòng bán kinh khoảng 4,8km. Ngày 17-5-1945, 17 thành phố của Nhật Bản đã được liệt vào danh sách mục tiêu ném bom. Trong 3 tháng tiếp theo, Mỹ đã cân nhắc rút xuống 4 thành phố.
Cuối cùng, ngày 25-7-1945 Chính phủ Mỹ chính thức phát đi mệnh lệnh ném bom nguyên tử xuống các thành phố Hirosima, Nigata, Nagasaki và Ogưra. Hirosima được chọn là mục tiêu đầu tiên với lý do về mặt địa lý có sông và núi bao quanh rất phù hợp sức với sức phá hủy của bom nguyên tử đồng thời vừa là căn cứ quân sự, vừa là thành phố duy nhất tại Nhật Bản không có tù binh của quân đồng minh.

Ngôi nhà mái vòm trước trận bom.

Hirosima bị san phẳng sau trận bom.
Quyết định vận mệnh của Hirosima
Ngày 6-8-1945, cả Hirosima đang ngủ yên. Đúng 8 giờ 15phút, một tiếng nổ khủng khiếp phá tan bầu không khí tĩnh lặng. Trong chớp mắt sau khi quả bom nguyên tử rơi xuống, cả thành phố Hirosima gần như bị thiêu trụi. Trong vòng bán kính 2km tính từ tâm điểm ném bom không một người dân nào sống sót. Nhà cửa, trường học, nhà máy và các cơ sở quân sự bị san phẳng hoàn toàn.
Số ngưởi thiệt mạng trong ngày hôm đó lên tới 140.000 người, chiếm một nửa dân số thành phố Hirosima vào thời điểm đó. Hirosima vào ngày đó giống như thảo nguyên chết với những xác người chất đống bị cháy trụi. Thêm nữa, do chưa hiểu hết độ hủy diệt của vũ khí hạt nhân, một số lượng lớn người đến tận Hirosima làm công tác cứu tế đã bị nhiễm phóng xạ nặng. Mùa thu năm 1945, tại Hirosima một loạt bi kịch liên tiếp xảy ra. Ngay sau đó, thành phố này lại hứng chịu một cơn bão lớn mang tên Makurazaki….
Hirosima ngày nay
64 năm trôi qua, trên gương mặt người dân Hirosima vẫn gợn nét đăm chiêu về nỗi đau trong quá khứ nhưng tràn đầy tự hào vì những thành tựu mà họ đạt được sau chiến tranh. Hirosima ngày nay là một trong những trung tâm kinh tế lớn và địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản. Tại công viên Hòa bình ở thành phố này đã thành thông lệ hàng năm đúng 8 giờ 15 phút ngày 6-8, hàng chục nghìn người tập trung trước đài tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử để cầu nguyện linh hồn những người đã khuất.

Đài tưởng niệm trong công viên Hòa Bình TP Hirosima.
Người dân Hirosima ngày nay, ai ai cũng in đậm trong tim nội dung bức thông điệp hòa bình từ quê hương họ gửi đến toàn thể nhân dân thế giới. Ngọn lửa vì hòa bình và kêu gọi hủy bỏ vũ khí hạt nhân lấy trong đám cháy trận bom nguyên tử 8-1945, được người dân thành phố này trân trọng gìn giữ trong suốt 64 năm qua sẽ được thắp sáng tới nhiều thế hệ mai sau …
(Theo NGUYỄN THU HÀ // Báo Nhân dân điện tử)
Khởi đầu một thảm họa
Hirosima trong quá khứ được coi là thành phố tập trung nhiều cơ sở quân sự và trường học nổi tiếng của Nhật Bản.Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho đến chiến tranh Thái Bình Dương, thành phố này luôn là địa điểm tập kết các lực lượng lục quân, thủy quân Nhật Bản.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu vào tháng 9-1939.Cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật , những công trình nghiên cứu hạt nhân cũng đạt bước tiến bộ rõ rệt. Thời đó, Nhà vật lý người do thái lưu vong sang Mỹ Leo-Szilard do lo ngại rằng người Đức cùng với phát minh về hạt nhân sẽ chế tạo ra bom nguyên tử, đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ hồi bấy giờ là Franklin Delano Roosevelt đề nghị Mỹ nhanh chóng xúc tiến kế hoạch chế tạo bom nguyên tử. Tháng 10-1939, Mỹ bắt đầu lên kế hoạch chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên mang tên Mahattan.

Toàn cảnh Hirosima trước khi bị ném bom nguyên tử.

Thành phố Hirosima sau khi ném bom.
Kế hoạch Mahattan được thực hiện trong 3 năm từ tháng 8-1942 với tổng kinh phí là 2 tỷ USD. Ngày 16-7-1944, quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới đã được thử nghiệm thành công tại bang New Mexico miền tây nước Mỹ. Tại sao Mỹ lại quyết định chọn Nhật Bản là mục tiêu ném bom nguyên tử? Theo một tư liệu tại bảo tàng, vào tháng 5-1943 Mỹ đưa ra ý tưởng chọn Nhật Bản là điểm ném quả bom nguyên tử đầu tiên và ý tưởng này đã được thống nhất tại cuộc hội đàm cấp cao Anh -Mỹ vào tháng 9-1944 với 3 lý do.
Hối thúc phát xít Nhật sớm đầu hàng nhằm giảm tối đa thương vong cho quân đội Mỹ.Tại cuộc hội đàm cấp cao quân đồng minh gồm Mỹ, Anh và Liên Xô cũ, các nhà lãnh đạo Xô Viết bày tỏ lập trường sẽ tấn công Nhật Bản trong vòng 3 tháng sau khi phát xít Đức đầu hàng. Và lý do cuối cùng là Mỹ muốn chứng tỏ uy lực của mình đối với cả thế giới bằng một loại vũ khí tối tân mới vừa được chế tạo.

Ngôi nhà mái vòm di tích sau trận bom nguyên tử.
Từ mùa xuân năm 1945, Mỹ bắt đầu tính đến nên chọn thành phố nào của Nhật Bản để thả bom nguyên tử. Theo tính toán của các chuyên gia quân sự của Mỹ thời bấy giờ mục tiêu ném bom là từ trung tâm thành phố trong vòng bán kinh khoảng 4,8km. Ngày 17-5-1945, 17 thành phố của Nhật Bản đã được liệt vào danh sách mục tiêu ném bom. Trong 3 tháng tiếp theo, Mỹ đã cân nhắc rút xuống 4 thành phố.
Cuối cùng, ngày 25-7-1945 Chính phủ Mỹ chính thức phát đi mệnh lệnh ném bom nguyên tử xuống các thành phố Hirosima, Nigata, Nagasaki và Ogưra. Hirosima được chọn là mục tiêu đầu tiên với lý do về mặt địa lý có sông và núi bao quanh rất phù hợp sức với sức phá hủy của bom nguyên tử đồng thời vừa là căn cứ quân sự, vừa là thành phố duy nhất tại Nhật Bản không có tù binh của quân đồng minh.

Ngôi nhà mái vòm trước trận bom.

Hirosima bị san phẳng sau trận bom.
Quyết định vận mệnh của Hirosima
Ngày 6-8-1945, cả Hirosima đang ngủ yên. Đúng 8 giờ 15phút, một tiếng nổ khủng khiếp phá tan bầu không khí tĩnh lặng. Trong chớp mắt sau khi quả bom nguyên tử rơi xuống, cả thành phố Hirosima gần như bị thiêu trụi. Trong vòng bán kính 2km tính từ tâm điểm ném bom không một người dân nào sống sót. Nhà cửa, trường học, nhà máy và các cơ sở quân sự bị san phẳng hoàn toàn.
Số ngưởi thiệt mạng trong ngày hôm đó lên tới 140.000 người, chiếm một nửa dân số thành phố Hirosima vào thời điểm đó. Hirosima vào ngày đó giống như thảo nguyên chết với những xác người chất đống bị cháy trụi. Thêm nữa, do chưa hiểu hết độ hủy diệt của vũ khí hạt nhân, một số lượng lớn người đến tận Hirosima làm công tác cứu tế đã bị nhiễm phóng xạ nặng. Mùa thu năm 1945, tại Hirosima một loạt bi kịch liên tiếp xảy ra. Ngay sau đó, thành phố này lại hứng chịu một cơn bão lớn mang tên Makurazaki….
Hirosima ngày nay
64 năm trôi qua, trên gương mặt người dân Hirosima vẫn gợn nét đăm chiêu về nỗi đau trong quá khứ nhưng tràn đầy tự hào vì những thành tựu mà họ đạt được sau chiến tranh. Hirosima ngày nay là một trong những trung tâm kinh tế lớn và địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản. Tại công viên Hòa bình ở thành phố này đã thành thông lệ hàng năm đúng 8 giờ 15 phút ngày 6-8, hàng chục nghìn người tập trung trước đài tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử để cầu nguyện linh hồn những người đã khuất.

Đài tưởng niệm trong công viên Hòa Bình TP Hirosima.
Người dân Hirosima ngày nay, ai ai cũng in đậm trong tim nội dung bức thông điệp hòa bình từ quê hương họ gửi đến toàn thể nhân dân thế giới. Ngọn lửa vì hòa bình và kêu gọi hủy bỏ vũ khí hạt nhân lấy trong đám cháy trận bom nguyên tử 8-1945, được người dân thành phố này trân trọng gìn giữ trong suốt 64 năm qua sẽ được thắp sáng tới nhiều thế hệ mai sau …
(Theo NGUYỄN THU HÀ // Báo Nhân dân điện tử)