Ba nữ Thiên Hoàng đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản

Ba nữ Thiên Hoàng đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Nguyen Tien Hung » 04 Tháng 8 2011

Lấy chính... anh trai của mình

Suiko là nữ Thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử của Nhật Bản, bà xuất thân là một công chúa trong hoàng gia. Với diện mạo vô cùng xinh đẹp, năm 18 tuổi, bà đã được gả cho... anh ruột - cùng cha khác mẹ của mình, cũng là Thiên hoàng đời thứ 30- Bidatsu. 5 năm sau ngày cưới, khi Bidatsu chính thức lên kế vị ngôi Thiên hoàng, công chúa Suiko cũng trở thành mẫu nghi thiên hạ khi được phong làm hoàng hậu.
Thiên hoàng Bidatsu đột ngột qua đời khi cưới Suiko được 20 năm, vào năm 592 sau công nguyên, hoàng cung trở nên hỗn loạn vì tranh cướp ngôi báu. Khi đó, con trai cả của Thiên hoàng Bidatsu và cháu trai - người gọi Thiên hoàng là chú đã chia bè kết phái để tranh ngôi vị. Vì thực lực về quân sự và kinh tế của cả hai bên đều ngang nhau, sau rất nhiều cuộc giao tranh mà phần thắng không nghiêng về phía ai. Trong khi đó, dân tình lại trở nên nhốn nháo vì không có người trị vì, lúc đó quần thần trong hoàng cung quyết định đưa Hoàng hậu Suiko lên giữ chức Thiên hoàng để ổn định tình hình.
Sau khi Thiên hoàng Suiko lên ngôi, bà đã không lạm dụng sức mạnh sẵn có của một người đứng đầu để xét tội con trai và cháu trai của Thiên hoàng Bidatsu. Với bản tính khéo léo của một người phụ nữ, Suiko đã dùng sự nhẹ nhàng và tinh tế của mình để hàn gắn lại mối quan hệ hoàng tộc đã bị rạn nứt do xung đột tranh ngôi báu. Trong 36 năm trị vì, Thiên hoàng Suiko đã không để bất kỳ một cuộc thanh trừng hay lục đục vì ngôi báu nào trong hoàng tộc xảy ra nữa. Cũng vì sự khoan dung hiếm có của một nữ Thiên hoàng, mà con trai và cháu trai của chồng bà cũng bắt tay nhau giảng hòa, họ nhau góp sức cùng với Thiên hoàng Suiko cai quản đất nước.

Hình ảnh
Hình ảnh minh họa cho nữ Thiên hoàng Suiko

Không chỉ dừng lại ở đó, Thiên hoàng Suiko còn nổi danh vì những quyết sách khá mạnh dạn và đổi mới đối với thời kỳ đó. Bà đã cho tiến hành một loạt các biện pháp cải cách nhằm hạn chế quyền hạn của các lãnh chúa tại các vùng, nhằm tập trung quyền lực về tay triều đình. Chính nhờ quyết sách đổi mới này mà nền kinh tế cũng như văn hoá của Nhật đã phát triển nhanh chưa từng có.

Hình ảnh
Điện thờ Thiên hoàng Suiko hiện nay

Trong những năm trị vì của mình, Thiên hoàng Suiko đã đem lại cho người dân Nhật một cuộc sống bình yên và no đủ. Sau khi nữ Thiên hoàng này qua đời ở tuổi 74, người dân tại đất nước mặt trời mọc này mới thấy rõ một chân lý: "Không phải chỉ có đàn ông mới có khả năng trị vì đất nước".

Hai lần lên ngôi

Thiên hoàng thứ hai là nữ trong lịch sử Nhật Bản là Huangji. Bà lên ngôi Thiên Hoàng sau Suiko đúng 14 năm. Cũng giống như hoàn cảnh của Thiên Hoàng Suiko, Huangji đã bước lên ngôi vị cao nhất trong triều đình cũng vì những xung đột gay gắt trong hoàng tộc, dẫn đến tình trạng hỗn loạn và bất an trong dân chúng.
Trong những năm trị vì của mình, thành tựu lớn nhất mà nữ Thiên hoàng Huangji làm được là giành lại toàn bộ quyền lực về tay triều đình từ tay của dòng tộc Soga. Đây là một dòng họ vô cùng nổi tiếng tại Nhật Bản trong thời điểm đó. Dòng họ này đã kết hôn với rất nhiều người trong hoàng tộc, và vào năm 587, Soga no Umako, tộc trưởng dòng họ Soga, có quyền lực đến mức ông đã có thể đặt cháu mình lên ngôi hoàng đế, sau đó vì một lợi ích nào đó, ông đã giết ngay cháu mình và ủng hộ hoàng hậu Suiko lên ngôi. Vì thế khi nhắc tới tên của dòng họ này, ngay cả những người trong hoàng tộc cũng phải rùng mình.
Sau khi Thiên Hoàng Huangji lên ngôi, thế lực của dòng họ này lại càng trở nên bành trướng vì nghĩ rằng: "Một người phụ nữ làm Thiên hoàng thì chỉ giống như một con bù nhìn". Hầu hết những người trong hoàng tộc khi đó đều rất bất mãn với dòng tộc này. Chính vì thế dưới sự chỉ đạo của Thiên hoàng Huangji, em trai của bà cùng với những người khác trong hoàng tộc đã bày mưu để lừa tộc trưởng của dòng họ Soga là Soga no Umako vào triều rồi lập tức sai giết và phái quân lính đi thiêu trụi cung điện cùng với con cháu của dòng tộc này. Tuy nhiên sau cuộc thanh trừng dòng tộc Soga, Thiên hoàng Huangji đã vấp phải sự kháng cự và phản đối của những người ủng hộ dòng tộc nổi tiếng này. Vì mệt mỏi, sức cùng lực kiệt nên sau 3 năm trị vì, bà đã thoái vị và nhường ngôi lại cho con mình, sau này là Thiên hoàng Hiếu Đức.
Nhưng đến năm 654 sau công nguyên, Thiên hoàng Hiếu Đức vì mắc trọng bệnh mà qua đời. Lúc này Huangji khi đó đã lên núi xuất gia lại quay về để nắm việc triều chính và lần thứ hai lên ngôi Thiên hoàng khi đã ở tuổi 61. Sau khi tái đăng quang, Huangji cho xây dựng một loạt những lầu son gác tía cho triều đình, huy động một lực lượng nhân công rất lớn. Chính điều này đã nảy sinh những sự bất mãn từ dân chúng. Không những thế, để chứng minh sức mạnh của triều đình nói chung và của một nữ Thiên hoàng nói riêng, Huangji đã có dã tâm thôn tính Triều Tiên và hy vọng biến đất nước này thành của riêng mình. Năm 661, Thiên hoàng Huangji đích thân tiến tới vùng biển phía bắc của Triều Tiên. Tuy nhiên, do hành trình đi quá vất vả, hơn nữa cũng vì tuổi cao sức yếu, nên Thiên hoàng Huangji đã chết vì lao lực ngay trên đất Cửu Châu (tên thời đó của Trung Hoa).

Si mê hoà thượng

Năm 749, Yoshihito lên ngôi Thiên hoàng và trở thành nữ Thiên hoàng thứ 6 trong lịch sử Nhật Bản. Đây cũng là vị nữ Thiên hoàng tai tiếng nhất vì những chuyện tình vụng trộm không giống ai của mình.
Sau khi lên ngôi vị Thiên hoàng, không cam chịu cuộc sống cô đơn khi còn trẻ tuổi, Yoshihito đã cùng với người anh họ của mình đã lén lút quan hệ. Sau đó một thời gian, mượn cớ để người anh họ - vốn là một vị tướng vào cung để bảo vệ mình, nữ Thiên hoàng này đã công khai chuyện tình cảm khi hai người suốt ngày đóng cửa để "bảo vệ" lẫn nhau.
Năm 754, một hoà thượng của nhà Đường (Trung Quốc) đã đến Nhật để truyền đạo và được triệu vào cung gặp Thiên hoàng. Ai ngờ chuyến đi vào cung này đã khiến vị hoà thượng buộc phải phá giới vì có mối quan hệ vượt quá việc giảng đạo đối với Thiên hoàng. Sau khi việc này bị bại lộ, một phần vì xấu hổ, Thiên hoàng Yoshihito đột nhiên trở thành người trầm lặng, chỉ ăn chay và niệm Phật. Sau những buổi thiết triều, bà thường giấu mình trong cung để niệm Phật. Sau "niệm phật", người ta lại phát hiện ra một sự thật đáng kinh ngạc: Trong thời gian là "người nhà Phật", nữ Thiên hoàng Yoshihito đã kịp tìm thấy người tình mới cho mình, và đó cũng là một vị... hoà thượng.
Một điều đáng nói nữa là người tình mới của nữ Thiên hoàng Yoshihito không phải là một vị hoà thượng tầm thường. Sau thời gian mặn nồng, vị hoà thượng này đã không can tâm chỉ làm một người tình giấu mặt của Thiên hoàng, ông ta muốn leo lên vị trí cao hơn, thậm chí là muốn trở thành... Thiên hoàng để cai trị đất nước. Cùng với những lời nói ngon ngọt như mật rót vào tai Thiên hoàng, quyền lực nằm trong tay của vị hoà thượng này ngày càng lớn. Sau khi thời cơ đến, vị hoà thượng đã có ý định lật đổ ngôi vị của Thiên hoàng Yoshihito, nhưng âm mưu này đã bị bại lộ. Tuy nhiên, vì... tình yêu nên Thiên hoàng Yoshihito cũng không buộc tội người tình đặc biệt của mình mà thả tự do cho ông ta. Năm 770, nữ Thiên hoàng Yoshihito đã từ giã cõi đời vì mắc phải bệnh đậu mùa.

Theo Đời sống & Pháp luật
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Tien Hung
Guide "gạo cội"
Guide "gạo cội"
 
Bài viết: 343
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Từ Sơn

Re: Ba nữ Thiên Hoàng đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi pipi0303 » 06 Tháng 10 2011

Tks anh, bài viết rất hay. :;44
Em trở về khung trời ấy ngày xưa
Rón rén bước chân sợ dẫm vào mảnh vỡ
Của những gì... anh làm còn dang dở
Kỷ niệm nát vụn rồi và anh đã xa xôi...
pipi0303
Guide mới vào nghề
Guide mới vào nghề
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: 01 Tháng 10 2011
Đến từ: Hải Phòng

Re: Ba nữ Thiên Hoàng đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Long B » 06 Tháng 10 2011

Good job - Làm tốt lắm.
Ta đã trở nại, nợi hại gấp trăm nần.
Long B
Guide Half Pờ..rồ
Guide Half Pờ..rồ
 
Bài viết: 89
Ngày tham gia: 20 Tháng 9 2011

Re: Ba nữ Thiên Hoàng đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi admin » 06 Tháng 10 2011

Long B đã viết:Good job - Làm tốt lắm.
Câu này nghe "Tây" quá, giống tụi Tây hay khen hả? nhưng không phải là Good Job mà là Do well !!
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội

Re: Ba nữ Thiên Hoàng đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi Long B » 06 Tháng 10 2011

Nếu vậy phải nói là well done. Mà tự nhiên bàn cãi tiếng Anh làm gì nhỉ, tó chỉ biết " Ing lic ken bi phun " English can be fun.
Ta đã trở nại, nợi hại gấp trăm nần.
Long B
Guide Half Pờ..rồ
Guide Half Pờ..rồ
 
Bài viết: 89
Ngày tham gia: 20 Tháng 9 2011

Re: Ba nữ Thiên Hoàng đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản

Gửi bàigửi bởi admin » 06 Tháng 10 2011

Long B đã viết:Nếu vậy phải nói là well done. Mà tự nhiên bàn cãi tiếng Anh làm gì nhỉ, tó chỉ biết " Ing lic ken bi phun " English can be fun.
Nghe a Long nói mà e tưởng món thịt bò chín nhừ ấy...khikhi..thỉnh thoảng e nghe bọn Tây nói thế, trong phim chẳng hạn
Hình ảnh
...những bài viết, những dòng bình luận của bạn sẽ làm diễn đàn ngày một phát triển.
Hình đại diện của thành viên
admin
Quản trị diễn đàn
Quản trị diễn đàn
 
Bài viết: 2278
Ngày tham gia: 17 Tháng 2 2011
Đến từ: Hà Nội


Quay về Lịch sử Nhật Bản

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.1 khách.

cron